Review máy ép hoa quả chậm Panasonic MJ-L500SRA có tốt không?
Bạn đang băn khoăn không biết biết nên mua loại máy ép hoa quả chậm nào tốt. Hãy xem ngay bài đánh giá, review chi tiết về chiếc máy ép trái cây Panasonic MJ-L500SRA này để có thể ra quyết định dễ dàng và đúng đắn nhất nha.:)
Máy ép hoa quả chậm Panasonic MJ-L500SRA có tốt không?
Sữa hạt rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhất là với các bé trên 1 tuổi dùng thay sữa tươi, sữa bột còn tuyệt vời hơn nữa. Làm sữa hạt tại nhà rất dễ vừa không hề tốn thời gian và tiết kiệm được kha khá chi phí.
Thứ duy nhất hơi nặng ví phải đầu tư ban đầu là 1 chiếc máy ép chậm loại tốt( nhưng dùng đc cả 5-10 năm). Nghĩ đến máy ép chắc mọi người sẽ dùng để ép nước hoa quả là nhiều, với nhà tớ, thì 70% tần suất sử dụng máy là làm sữa hạt, 30% là nước rau củ hoa quả( người lớn thì ăn trực tiếp được vẫn là tốt nhất vì còn bổ sung chất sơ)
Một chiếc MÁY ÉP CHẬM chính là “anh hùng thầm lặng” đằng sau những chai sữa hạt hay nước ép hoa quả của nhà tớ (“thầm lặng” đúng nghĩa đen luôn, haha vì chạy cực chậm và cực êm). Tớ dùng máy ép chậm mới đc vài tháng nay, sau cả vài tháng trước đó đi ngó nghiêng tìm hiểu, cân lên đặt xuống, tham khảo khắp bạn bè. Và sau khi dùng lần đầu tiên, thấy siêu hối hận vì không đầu tư sớm hơn. Và tớ xin đúc kết lại những gì tớ tìm hiểu được, và lí do vì sao tớ lại siêu siêu cuồng cái máy ép chậm nhà tớ đến thế.
Thông thường khi nghĩ đến máy ép trái cây, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những chiếc máy ép to cồng kềnh, cho hoa quả vào là xoẹt xoẹt, rồ rồ cực to, không khác âm thanh của những chiếc máy khoan là mấy. Máy kiểu này khi ép sinh nhiệt nên nước hoa quả bị tách nước rất nhanh (đặc biệt là dưa hấu, táo..), chất dinh dưỡng cũng bị giảm đi nhiều. Chính nhà mình cũng đã dùng loại máy ép này cả chục năm rồi, giờ vẫn còn 1 chiếc đang nằm im lìm trong tủ kho.
Máy ép chậm, lại hoạt động theo nguyên lý hoàn toàn khác. Nó đúng nghĩa là “ép” và “nghiền” thực phẩm để lấy nước. Và ép tốc độ chậm thật chậm (nên là máy nào ép càng chậm lại càng đắt tiền nhé).
Ưu điểm nổi trội của máy ép chậm so với máy xay ép trái cây thông thường
- Tiếng ồn cực thấp, máy ép rất rất êm.
- Ép được đa dạng các loại thực phẩm: trái cây (từ những loại siêu mềm đến những loại super cứng chư cóc, ổi, sả…) hay các loại rau lá (như cần tây – giảm cân cực tốt, hay cải bó xôi – rất nhiều chất dinh dưỡng để nấu ăn dặm cho con).
- Giữ lại được nguyên ven chất dinh dưỡng trong rau củ quả sau khi ép
- Hạn chế sự phân tách lớp nước/lớp bã (rất dễ nhận ra khi ép cà rốt, dưa hấu, cà chua…)
- Ép rất kiệt, phần bã đi ra cực kỳ khô luôn.
- LÀM ĐƯỢC CÁC LOẠI SỮA HẠT, cực kỳ nhàn, không mất công lọc và ép. Tính năng này của máy ép chậm chiếm chính là nguyên nhân lớn nhất để tớ quyết định đầu tư.
Nhược điểm của máy ép trái cây tốc độ chậm
Điểm trừ duy nhất của những chiếc máy ép chậm là nó đắt xiền hơn các loại máy ép với lưỡi dao băm và xoay li tâm kiểu cũ. Như chiếc Panasonic MJ-L500SRA nhà tớ đang dùng, là đã phải đi tìm hiểu cân nhắc đặt lên đặt xuống chán chê rồi, giá hơn 5 triệu mua tại Nguyễn Kim( -link sản phẩm cho bạn nào quan tâm), đắt hơn các dòng máy ép kiểu cũ, hoặc các dòng máy ép chậm làm nhái của TQ (chỉ 1-2tr) nhưng vẫn rất hợp lý so với các dòng máy ép chậm có thương hiệu khác (toàn trên 7tr, có loại trên 10tr).
Ai nên đầu tư mua máy ép chậm
Nếu gia đình nào 1 tháng dúng máy ép khoảng 4-5 lần thì ko cần thiết, nhưng nếu 1 tuần dùng 3-4 ngày (hay như nhà mình, gần như là dùng hàng ngày) thì rất rất nên đầu tư 1 chiếc máy ép chậm, vì nó cực kỳ xứng đáng luôn. Từ khi có máy ép chậm, nhà mình còn tiết kiệm đc gần 1triệu/tháng tiền mua sữa hạt làm sẵn nữa.
Đấy là còn chưa kể máy ép chậm nhà tớ cò đi kèm 1 bộ lọc làm frozen dessert hoặc các loại kem hoa quả. Chỉ cần cấp đông lạnh hoa quả, thay cái lưới lọc làm kem vào, rồi bỏ nguyên liệu vào máy, chưa đầy 2ph là có ly sorbet ăn ngon mê li.
Hướng dẫn cách làm sữa hạt từ máy ép chậm Panasonic MJ-L500SRA
CHUẨN BỊ:
Ngâm hạt 8 tiếng (mình hay ngâm qua đêm cho tiết kiệm thời gian). Cho lượng nước gấp 3-4 lần lượng hạt để hạt nở đều. Mùa hè nhớ bỏ bát hạt ngâm vào tủ lạnh không dễ bị hỏng nhé. Mùa đông lạnh thì để ngoài cũng ok
Hạt sau khi ngâm thì bỏ nước ngâm, bóc vỏ. Vì làm cho bạn Daisy đang bị đau bụng nên mình đun hạt 3-5ph trước khi bóc (vừa ko bị cảm giác uống hạt sống, vừa dễ bóc vỏ hơn)
LÀM SỮA:
Tỷ lệ chung tớ vẫn làm là 100-200gr hạt và 1 lít nước lọc. Càng nhiều hạt thì thành phẩm ra càng béo ngậy và sánh hơn.
Công đoạn làm thì có 2 kiểu: dùng máy xay hoặc dùng máy ép chậm. Kiểu nào mình cũng từng làm qua, chất lượng tương đương nhau nhưng dùng máy xay sẽ mất nhiều tgian rây, lọc, hạt khi xay sẽ chịu nhiều ma sát nên thường bị tăng nhiệt và giảm chút ít chất dinh dưỡng. Còn dùng máy ép chậm sẽ đơn giản hơn, không phải lọc (vì có sẵn cái lưới lọc trong máy), và vì là ép lạnh nên cũng không bị mất chất.
Nếu dùng máy xay: cho hạt và nước vào máy, xay 3-5ph (nghỉ giữa chừng kẻo hỏng máy). Rồi đổ ra rây hoặc túi lọc để lọc bỏ bã.
Nếu dùng máy ép chậm: đậy kín đầu vòi ra của nước ép, cho hạt và nước vào máy chia theo từng mẻ để phù hợp với dung tích chứa của máy ép. Chờ 1-2ph để phần lồng xoay của máy quyện đều phần nước và nước ép từ hạt, rồi mở nắp đầu vòi để sữa chảy ra. Nếu mình uống thì thường mình ko lọc thêm, nhưng làm cho các bạn bé thì mình hay lọc qua 1 lớp khăn xô (cheese cloth) nữa cho mịn sánh.
Với các bạn bé chưa uống quen sữa hạt hoặc sữa không đường, các bạn cthe cho thêm ít mật ong hoặc đường thốt nốt, nếu ko có thì dùng đường bình thường cũng được (nhưng càng ít càng tốt nhé).
Bã hạnh nhân làm xong chớ bỏ đi phí, tớ hay trộn với sữa chua ăn ngon cực, hoặc thay thế 1 phần bột mì trong công thức làm cookie rồi bỏ lò đem nướng nhé.
Các bạn còn thắc mắc điểm nào thì cứ comment phía dưới, mình sẽ giải thích chi tiết hơn nhé.
Bình luận