Công thức và cách làm sữa chua cho bé từ sữa mẹ, sữa công thức

10.08.2022 - 11:54

Hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua cho bé từ sữa mẹ và sữa công thức. Đảm bảo thành công 100% ngay cả những mẹ vụng như mình cũng làm được. Sữa chua tự làm vừa đảm bảo an toàn cho bé, không chứa chất bảo quản nên mẹ chịu khó làm cho bé nha.

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-1511427307

Công thức làm sữa chua bằng sữa mẹ, sữa công thức cho bé

Chuẩn bị:

3 chiếc cốc nhỏ, thủy tinh thì sẽ tốt hơn nha, mình thì mua lố 12 cốc làm sữa chua có nắp luôn tiền lắm( dung tích khoảng 100ml)

sữa chua không đường 15-20ml để làm men cái( 1 hộp sữa chua là 100ml mình ước chừng đong 2 lấy 2 thìa. Nhưng k phải 2 thìa ăn sữa chua đâu nha, thìa con dùng ăn cơm ấy)

250ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

=> Đây là định lượng mình là 3 cốc 1 còn mẹ nào muốn nhiều lên thì cứ nhân theo tỷ lệ là ok nha

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-1

Hướng dẫn cách làm sữa chua tại nhà cho bé

Bước 1:

Trước khoảng 1 – 2h các bạn để sữa chua làm men cái ra ngoài cho hết lạnh. ( Sữa chua phải loãng hoàn toàn). Tưởng đơn giản nhưng men cái quan trọng lắm nha đây là bí quyết làm sữa chau úp ngược 100 lần như 1 của mình đấy :)

Bước 2:

Khử trùng các nguyên liệu dùng làm sữa chua như: hũ đựng sữa, dụng cụ cân đo (thìa đong, cốc đong, nhiệt kế), muôi, thìa để múc, khuấy, âu đựng… Mình thường đun nước sôi rồi cho các dụng cụ này vào “luộc” trong khoảng 30 giây rồi lấy ra và để khô hoàn toàn. 
 

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-2

Bước 3:

Sữa mẹ thì không cần pha lấy ra đun luôn, còn sữa công thức thì pha xong cho vào nồi, đun đến khi sữa đạt khoảng 80 – 85 độ C (không đun sôi sùng sục). Bắc nồi ra khỏi bếp để sữa nguội về khoảng 40 – 43 độ C.

Bước 4:

Tiếp đến đổ phần men cái đã hết lạnh và loãng ra hoàn toàn vào hỗn hợp sữa ấm vừa đun ở trên. Quấy đều cho men và sữa hòa quyền vào với nhau. Tuy nhiên nên làm nhẹ nhàng, không quấy đảo mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men. 

Bước 5:

Chia đều sữa vào các cốc đựng. Nếu có bọt trên miệng cốc, có thể dùng thìa sạch để hớt hết bọt. Đậy nắp kín.

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-3

Bước 6:

Ủ sữa chua: Đây là bước quan trọng nhất nè nên nếu với các mẹ vụng nư mình thì thôi đầu tư cái máy làm sữa chua hơn 100k xếp cốc vô và bấm nút là xong. Nhàn tênh mà còn không phải mua cố nữa :)

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-4

Còn mẹ nào chăm hơn thì mình cũng có 2 cách để các mẹ ủ sữa chua thành công

Cách 1: Ủ sữa chua khô: Cho tất cả các hũ sữa chua đã đóng nắp đặt nào nồi cơm điện sau đó đóng nắp lại. Để giữ nguyên ở 1 vị trí không di chuyển rung lắc hay mở ra nhiều. Ủ mùa hè thì tầm 10h còn mùa đông lạnh hơn thì 12h-14h. Mình cứ làm chiều tối đi làm về và ủ đến sáng hôm sau là vừa đẹp :)

Cách 2: Ủ sữa chua nước: Vẫn là nồi cơm điện nhưng mình rót nước ấm nhiệt độ khoảng 70 độ vào ngập khoảng 2/3 hũ rồi đậy nắp ủ trong vòng 6-8h. Mùa đồng thì cần ủ thời gian lâu hơn. Cứ tầm 6h mẹ mở ra kiểm tra nếu sữa chưa đủ độ đông thì ủ tiếp nhá.

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-5

Một số lưu ý quan trọng để có thể làm sữa chua thành công

Khi đun sữa mẹ hoặc sữa tươi để tránh bị cháy ở dưới nồi thì các bạn nên quấy liên tục

Căn nhiệt độ sữa để tắt bếp như nào: Đơn giản thì mua nhiệt kế đo là zin luôn(- Mình mua có 40k 1 cái thôi nè -Link). Còn không thì áng chừng như này nha. Đầu tiên bật lửa to, đến khi bắt đầu thấy hơi khói bốc lên từ nồi (sữa chưa sôi, lúc này nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ C) thì hạ xuống lửa vừa và quấy liên tục. Đun ở lửa vừa trong khoảng 3 – 4 phút, đến khi sữa rất nóng (sờ vào phải rụt tay lại ngay) thì bắc ra, để nguội. Sữa ở 40 – 43 độ C thì chỉ hơi âm ấm một tẹo thôi, có lẽ là khá giống nước tắm cho em bé.

Men chỉ hoạt động được ở tầm 40 độ nên sữa mà để nóng quá đã cho men vào sẽ dẫn đến mà men chết, không đông được.

Trong quá trình ủ, cố gắng tránh cho hũ sữa chua bị lay động mạnh, sẽ làm sữa chua dễ bị vữa. 

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-6

Những bạn nào làm chưa thành công thì nên xem lại những vấn đề này nha 

  • Nguyên liệu: men có tươi mới không
  • Dụng cụ có được khử trùng sạch sẽ và khô ráo không
  • Men có được để hết lạnh trước khi dùng không
  • Nhiệt độ của sữa khi trộn men và nhiệt độ ủ sữa có quá cao không (sẽ dễ làm chết men)
  • Khi trộn men có quấy đảo quá mạnh tay không
  • Nhiệt độ ủ có duy trì được ở khoảng 40 – 44 độ C không
     

Kết lại: Có 3 thứ quan trọng nhất để quyết định thành công:

1 / Men cái phải mới. 

2/ Dụng cụ đủ sạch. 

3/ Nhiệt độ ủ từ 40-44 độ. 

=> Nếu bạn đáp ứng 3 yếu tố trên thì mình khẳng định sữa chua làm thành công 100% không bao giờ bị hỏng

Vì sao sữa chua tốt cho trẻ nhỏ?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa số người Việt Nam bẩm sinh thiếu men đường ruột beta-galactosidase, không tiêu hóa được lactose trong sữa nên khi uống sữa dễ bị đau bụng tiêu chảy.

Trong sữa chua có các lợi khuẩn Probiotics có tác dụng chuyển hóa lactose, làm giảm gần như hoàn toàn những triệu chứng cơ thể không chấp nhận được lactose. Vì thế nhờ các lợi khuẩn Probiotics này nên sữa chua rất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn để hấp thu tốt hơn

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-7

Trẻ em mấy tháng thì ăn được sữa chua

Đa phần các bác sĩ nhi khoa cho biết, trẻ em bắt đầu bổ sung sữa chua khi được 7 tháng tuổi trở lên. Bắt đầu tháng thứ 6 cho trẻ ăn dặm, tập uống sữa ngoài để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho trẻ, lúc này trẻ đang tập dần nhiều thứ, nên sang thứ 7 trẻ đã thích nghi được nguồn dinh dưỡng bên ngoài thì chúng ta bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua.

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ em, tuy nhiên các bà mẹ cho con ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ. Các bà mẹ nên cho trẻ em ăn theo chế độ dưới đây:

  • 6 – 10 tháng: 50g/ngày.
  • 1 – 2 tuổi: 80g/ngày.
  • Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

cach-lam-sua-chua-bang-sua-me-8

Cho bé ăn sữa chua vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Cho trẻ em ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 đến 2 tiếng, thời gian này dạ dày của trẻ được co bóp mạnh, độ pH cũng tăng cao, đây là thời gian tuyệt vời giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bắt đầu hoạt động tốt. Và trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ cho trẻ ăn sữa chua sẽ có tác dụng giúp trẻ ngủ sâu, ngon giấc hơn.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn lúc đói: bởi vì lúc này bụng trẻ trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị axit dạ dày tiêu diệt như thế dinh dưỡng vào cơ thể trẻ sẽ không còn nữa.

Không được kết hợp sữa chua với một số thực phẩm: thịt đông lạnh, xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng… những thực phẩm này khi ăn cùng sữa chua sẽ gây nên táo bón, đau dạ dày, làm rối loạn đường tiêu hóa.

Cần vệ sinh miệng sau khi ăn sữa chua: vì trong sữa chua có các vi khuẩn cực kì mạnh, nếu không xúc miệng sẽ làm hỏng men răng quá trẻ.Không hâm nóng sữa chua: Vì khi hâm nóng sữa chua sẽ làm các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt, nguồn dinh dưỡng cũng bị mất đi, không còn chất lượng.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Thanh Hoa

cho mình hỏi với sữa ct thì tỷ lệ pha sữa bột và nước ntnao ạ? Và tại sao ko pha sữa ở nhiệt độ 40 độ luôn ban đầu mà lại đun nóng đến 80 độ rồi lại để nguội 40 độ? Cảm ơn ad

  • 0 Thích

  • Trả lời

  • 09:43 13/06/2020
img-avatar