Cách không bị đau núm ti khi cho con bú mẹ trực tiếp

29.12.2023 - 09:00

Nhiều mẹ bỉm gặp phải “cơn ác mộng” mang tên đau núm ti khi cho con bú. Có người thậm chí phải tạm ngừng nuôi con bằng sữa mẹ vì tình trạng này trở nên nghiêm trọng thành chảy máu và viêm. Vậy làm cách nào để giảm đau rát đầu ti khi cho bé bú?

Nguyên nhân gây đau đầu ti khi cho con bú

Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu dẫn đến tình trạng đau rát đầu ti chính là cho con bú không đúng cách. Việc mẹ bế sai tư thế hoặc bé bị dính phanh lưỡi dẫn đến con không thể ngậm bắt vú đúng cách, khó di chuyển lưỡi một cách nhịp nhàng và hút sữa một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi trẻ mọc răng, các con có thể thay đổi cách ngậm, thậm chí cắn núm vú, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau núm vú. Núm vú trong trường hợp này có thể bị nứt, kích ứng gây cơn đau kèm tiết dịch hoặc chảy máu.

Không những vậy, nếu sử dụng máy hút sữa không đúng cách hoặc có kích cỡ không phù hợp cũng có thể làm mẹ bị đau đầu ti. Các bệnh ngoài da như viêm da, vảy nến hay các bệnh nhiễm trùng vú và núm vú cũng khiến mẹ bị tổn thương vùng da nhạy cảm này.

núm vú mẹ rất dễ bị tổn thương cần được chăm sóc cẩn thận
Núm vú mẹ rất dễ bị tổn thương cần được chăm sóc cẩn thận

Chăm sóc đầu ti trước khi cho con bú

Khi bắt đầu hành trình cho con bú, mẹ nên nhờ các y tá hoặc bác sĩ kiểm tra bầu ngực và đầu ti để xem liệu mình có các dấu hiệu ảnh hưởng đến việc cho bé bú như núm vú chìm hay không. Sau đó, mẹ nên thực hiện các động tác massage đơn giản, mô phỏng lúc em bé ti mẹ như sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ kéo nhẹ đầu ti và lăn đều để tạo cảm giác quen thuộc.

Mẹ nên sử dụng thêm vải lót trong áo ngực và thường xuyên thay mới khi bị ướt trong trường hợp bị rò rỉ sữa non trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, cần chọn những chiếc áo ngực vừa vặn với kích thước bộ ngực của mình để tránh ma sát quá mức.

Cách tránh bị đau nhức đầu ti khi cho con bú

Điều quan trọng đầu tiên mà mẹ cần lưu ý là chọn tư thế đúng khi cho con bú. Nếu bé chỉ mút phần đầu ti, hãy nhẹ nhàng đặt một ngón tay sạch vào góc miệng của bé hoặc ấn vào cằm và cho bé ngậm vú lại. Bên cạnh đó, mẹ cũng nhớ tìm cách thay đổi tư thế khi cho con bú để dàn trải áp lực lên những phần khác nhau của bầu vú.

Nếu bé nhà bạn đang trong giai đoạn mọc răng và thường xuyên cắn đầu ti mẹ, bạn hãy đặt ngón tay sạch chen vào giữa núm vú và miệng của bé để ngắt quãng cữ bú. Bạn cũng có thể kết hợp với việc nghiêm giọng nói con không được cắn mẹ, đồng thời đặt bé nằm xuống giường, không cho tiếp tục bú. Việc này khiến bé hiểu và không cắn mẹ khi bú nữa.

Có nhiều cách để giảm đau nhức đầu ti khi cho con bú sữa
Có nhiều cách để giảm đau nhức đầu ti khi cho con bú sữa

Giảm đau đầu ti sau khi cho con bú

Sau khi bú xong mà bé không tự nhả đầu ti, mẹ cũng đừng nên kéo con ra quá đột ngột vì như vậy núm ti sẽ bị kéo mạnh, để lại vết nứt nơi chân vú. Mẹ chỉ cần tách con ra nhẹ nhàng bằng cách chèn ngón tay vào khóe miệng, sau đó cho ngón tay vào bên trong miệng và lấy núm vú ra ngoài.

Một cách hiệu quả khác mẹ cũng có thể thử là vắt vài giọt sữa và nhẹ nhàng xoa lên núm vú để vừa làm dịu, vừa giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu núm vú bị nứt hay trầy da chảy máu, mẹ có thể bôi thuốc đặc trị dành riêng cho việc trị nứt đầu ti chứa lanolin (mỡ lông cừu). Kem trị nứt đầu ti từ Lanolinh với chiết xuất từ 100% thành phần tự nhiên có công dụng hỗ trợ điều trị nứt đầu ti, làm lành, giảm đau hiệu quả. Sản phẩm được đóng gói dạng tuýp nhỏ, sử dụng dễ dàng và có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Các mẹ chỉ cần bôi một lượng bằng hạt đậu lên toàn bộ vùng núm vú và mát xa nhẹ nhàng là có thể cảm nhận cơn đau được dịu đi đáng kể. Mẹ có thể an tâm sử dụng sản phẩm này ngay cả khi trước cho bé bú bởi sự an toàn, lành tính của nó.  

Kem hỗ trợ cải thiện nứt đầu ti Lansinoh

Mẹ có thể tham khảo và lựa chọn mua sản phẩm chính hãng trên các kênh bán hàng trực tuyến chính thức của Lanolin Lansinoh tại:

🛒Shopee: https://bit.ly/Lansinoh-chinh-hang-tai-Shopee 
🛒Lazada: https://bit.ly/Lansinoh-chinh-hang-tai-Lazada 
🛒Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/lansinoh-official-store 
🛒Cửa hàng Lansinoh Việt Nam tại TTTM Takashimaya - Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé uy tín trên toàn quốc.
--------------
Lansinoh – Hơn 35 năm chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Huỳnh Đức Thành

Việc cho con bú mẹ trực tiếp có thể gặp phải vấn đề đau núm ti, nhưng có một số cách giúp giảm thiểu tình trạng này. Đầu tiên, đảm bảo đứng hoặc ngồi thoải mái, có thể sử dụng gối hỗ trợ. Kiểm tra tư thế bú mẹ để đảm bảo bé đang nắm chặt niêm mạc của bạn. Ngoài ra, sử dụng kem chống nứt hoặc dầu chống nứt có thể giúp bảo vệ da núm ti. Đặc biệt, thực hiện việc massage nhẹ cho núm ti để tăng cường độ co giãn.

  • 0 Thích

  • Trả lời

  • 15:16 01/01/2024
img-avatar
Huỳnh Đức Thành

Việc cho con bú mẹ trực tiếp là một trải nghiệm quan trọng và đầy ý nghĩa. Để tránh cảm giác đau khi cho con bú, việc đảm bảo tư thế đúng và kỹ thuật bú sữa chính xác rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo rằng bé đã chụp đúng cả núm ti và areola, và răng của bé không va vào núm ti. Ngoài ra, việc chăm sóc và bảo vệ núm ti sau khi cho con bú cũng rất quan trọng. Sử dụng kem dưỡng và massage nhẹ để giữ cho núm ti mềm mại và không bị đau. Điều chỉnh tư thế và kỹ thuật bú sữa có thể giúp giảm thiểu cảm giác đau và tạo ra trải nghiệm thú vị hơn cho cả mẹ và bé.

  • 0 Thích

  • Trả lời

  • 15:02 01/01/2024
img-avatar