Cẩm nang mang thai: Thai nhi 15 tuần tuổi

Quỳnh Trang 13 tháng 12, 2022 - 10:36 (GMT +07)   Cẩm nang mang thai: Thai nhi 15 tuần tuổi

Bước vào tuần thứ 15 thai kỳ thì bé đã có kích thước như một trái bơ, tiếp tục mọc tóc và phát triển chân tay. Thai nhi 15 tuần tuổi vẫn có thể khiến mẹ có các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi, đau đầu, giãn tĩnh mạch,... Cơ thể mẹ ít buồn nôn hơn và làn da hồng hào hơn những giai đoạn trước.

Trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 15 thì mẹ nên chú đến bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp như bổ sung đạm, sắt và canxi. Đây là 3 dưỡng chất cần thiết nhất cho cơ thể mẹ lúc này. Các mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo và những thực phẩm chế biến sẵn,....

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 15

Thai nhi 15 tuần tính từ đỉnh đầu đến mông có chiều dài khoảng 10,5cm và nặng khoảng 70g. Trong khi phần đầu gần như không thay đổi nhiều so với tuần 14 thì phần thân của em bé đã lớn rất nhanh và phát triển dài hơn phần đầu.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-1

Trong tuần này, tóc của thai nhi tiếp tục mọc, mẹ có thể dễ dàng nhận ra điều này khi thấy mình có những cơn ho khan không rõ nguyên nhân. Đây là quan niệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh tính xác thực nhưng vẫn được nhiều mẹ rỉ tai nhau. Em bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ ở từng bộ phận nhất định mà toàn bộ cơ thể đang vận động không ngừng nghỉ.

Quanh người thai nhi lúc này đang được bao phủ một lớp lông tơ mịn màng, tuy nhiên, ngay sau khi sinh lớp lông tơ này sẽ dần dần rụng đi. Thai nhi 15 tuần tuổi đã có thể nắm tay, liếc mắt, biết biểu cảm bằng nét mặt và mút ngón tay. Những phát triển đáng kể này cho thấy bộ não của thai nhi đã dần hoàn thiện và điều khiển được các hoạt động của cơ thể.

Trong tuần này, nếu đi siêu âm, bạn sẽ thấy những hành động đáng yêu của em bé như mút tay, cử động cơ thể, nắm tay… Làn da của bé mỏng manh đến mức bạn có thể nhìn rõ các mạch máu đang chuyển động dưới lớp da. Tai bé phát triển ra phía hai bên giống như cơ thể lúc ra đời, mắt cũng đã về đúng vị trí. Xương không còn ở dạng sụn nữa mà cứng dần lên và chắc chắn hơn, duy trì lượng canxi cần thiết.

Thai nhi 15 tuần, bạn chưa thể thấy rõ những di chuyển của em bé khi ở trong bụng mẹ, nhưng chỉ vài tuần nữa thôi là bạn có thể cảm nhận rõ ràng.

Tổng kết sự thay đổi của bé 15 tuần tuổi

  • Thai nhi đang phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong hai tuần vừa rồi, trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi, và chiều dài tính từ đầu đến mông giờ đã được khoảng 10,1 cm.
  • Em bé vẫn còn rất gầy, da kéo căng trên cơ thể bé nhỏ. Làn da vẫn còn mờ mờ trong, có thể nhìn thấy các mạch máu phía bên trong. Bạn có thể tự tính nhịp tim của em bé lúc này, bằng cách đo nhịp tim của mình (bấm mạch ở cổ tay), rồi nhân lên gấp đôi.
  • Đôi chân của bé có vẻ như không cân xứng lắm với phần còn lại của cơ thể. Chân dài hơn tay, có thể gập lại ở đầu gối và mắt cá. Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển, vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mình.
  • Đến tuần này thì đã có thể xác định rõ giới tính của em bé qua màn hình siêu âm. Nếu đó là một bé gái, buồng trứng sẽ chứa tất cả số lượng trứng mà bé sẽ có trong suốt cuộc đời mình, khoảng 3 triệu trứng. Nếu đó là một bé trai, thì hai tinh hoàn vẫn còn nằm ở vị trí cao phía trên bụng. Trên ngực của thai nhi lúc này cũng bắt đầu thấy xuất hiện các núm vú bé xíu.
  • Răng sữa của bé lúc này cũng bắt đầu xây dựng nền tảng ở bên trong nướu, và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển răng miệng của bé sau này. Những lượng nhỏ fluoride có trong nước mà bạn đang uống mỗi ngày sẽ giúp hình thành lớp men trên những răng này, cũng như trên răng vĩnh viễn sau này của bé.
  • Em bé đã có thể ngáp, và có những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Thai nhi vẫn còn ngủ rất nhiều nhưng cũng có những khoảng thời gian di chuyển và thực hiện các cử động tập cơ.
  • Các vân tay của bé cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Không một ai có dấu vân tay trùng với nhau, và đó thật sự là những dấu hiệu độc đáo để phân biệt em bé của bạn với bất kỳ người nào khác.

Sự thay đổi cơ thể mẹ khi thai 15 tuần tuổi

Với một số bà bầu thì tình trạng đau dây thần kinh là rất đáng lo ngại. Dây thần kinh này chạy từ cột sống xuống mông và hết chiều dài chân. Khi trọng lượng của tử cung và thai nhi đè lên dây thần kinh này, bạn có thể cảm thấy như bị kim châm hoặc đau nhói ở phía dưới vùng mông hoặc chân. Nếu bị trường hợp này, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế và dùng nhiều gối khi ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Với tư thế nằm nghiêng, chân trên gác qua gối và dồn trọng tâm vào đầu gối, thì áp lực lên dây thần kinh hông có thể được thuyên giảm. Tránh tư thế kê gối vào giữa hai đầu gối, hoặc nằm quá lâu ở cùng một tư thế, vì như vậy sẽ có thể dẫn đến ứ đọng máu và làm tăng nguy cơ máu cục. Một gợi ý khác nữa là, khi ngồi, bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên một chút bằng cách gác lên dụng cụ để chân.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-6

Từ khoảng tuần thứ 17 thì một số bà bầu đã cảm thấy rằng họ cần phải mặc thêm đai để hỗ trợ bụng. Đừng cười! Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều với một số loại đồ lót hỗ trợ như vậy. Có lẽ bạn và ông xã bạn cũng nên tìm hiểu để biết thêm về thông tin này.

Nếu bạn đã có một bé lớn hơn một chút, còn trong độ tuổi thường xuyên phải bế, bạn cần phải hướng dẫn bé bước gọn vào lòng bạn khi bạn ngồi, và sau đó ôm cổ đứng lên. Khi đi ra ngoài thì nên sử dụng xe đẩy, hoặc để bé vào xe đẩy của siêu thị, hoặc sắp xếp thời gian mua sắm khi ông xã rảnh rỗi và có thể giúp trông con. Tập luyện thể dục thẩm mỹ, yoga, thể dục dưới nước và vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường cơ bắp, duy trì sự liên kết khỏe mạnh của cột sống.

XEM THÊM: Bí mật ít người biết về thai 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần 15

Lúc này, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên rất nhiều nên có thể làm cho bạn cảm thấy nóng và da ửng đỏ, cho dù thời tiết có đang mát lạnh. Thực sự không thể dựa vào bạn để ước lượng nhiệt độ trong phòng vào lúc này. Hãy nhìn xem, lòng bàn tay của bạn đang ửng đỏ. Nếu lúc này bạn đi coi bói, thầy bói xem tay bạn và phán rằng bạn đang có thai, thì cũng đừng ngạc nhiên. Thậm chí nếu khi đó bụng bạn chưa to ra, thì các đường chỉ tay màu đỏ cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang có thai, chứ hoàn toàn không phải là do thầy bói giỏi và đoán đúng.

Bạn cũng có thể nhận thấy các tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn, và chân sẽ bị đau nếu đứng lâu. Nếu bạn đã có con trước đó, và bạn đang bị thừa cân hoặc có tiền sử gia đình, bạn sẽ có thể dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Một số bà bầu cần phải mang vớ hỗ trợ để giúp máu quay trở ngược lên chân phía trên. Mỗi khi nằm, bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên cao hơn một chút, và hạn chế đứng khi có thể.

Vào giai đoạn này, tóc của bạn thường dày và đẹp. Thông thường, tóc luôn có chu kỳ phát triển và rụng, tuy nhiên, khi bạn mang thai thì tóc sẽ không rụng nhiều.

Móng tay của bạn lúc này có thể trông hơi lạ. Nhiều bà bầu thấy móng tay mình trở nên giòn hơn, yếu và dễ bong ra. Sơn trên chất làm cứng móng tay sẽ không có hại gì cho bạn hay em bé, chỉ cần bạn làm việc đó ở một nơi thoáng khí, vì như vậy bạn sẽ không phải hít vào mùi sơn với nồng độ đậm đặc.

Triệu chứng mang thai 15 tuần

  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Đầy hơi
  • Đau đầu
  • Giãn tĩnh mạch
  • Đau nhức vùng bụng dưới

Những thay đổi về cảm xúc

Có một sự chuyển đổi lạ diễn ra trong thời gian này. Nhìn hình thức bề ngoài thì bạn vẫn chưa có vẻ gì là có thai, nhưng cả tủ quần áo thì hình như không còn cái nào có thể mặc vừa nữa. Cái mặc vừa vòng bụng thì sẽ bị chật vòng ngực. Do vậy, việc ăn mặc có vẻ khó khăn hơn. Chọn được cái nào để mặc cho vừa vặn là đã khó, cho đẹp thì còn khó hơn. Thôi thì đi mua sắm vậy! “Liệu pháp” này có vẻ sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể cảm thấy một chút sợ hãi, một chút nghi ngờ về quyết định có con của mình. Bạn cũng nghi ngờ khả năng của chính mình, tự hỏi không biết chồng mình có thật sự xứng đáng là cha của đứa bé hay không. Bạn nghĩ về thời thơ ấu của mình, rồi tự hỏi không biết mình sẽ nuôi nấng đứa bé như thế nào. Những điều này là hoàn toàn bình thường, có thể choáng ngợp trong tâm trí bạn, nhất là vào thời điểm tinh mơ đầu giấc sáng khi mà cái tôi lý trí của mình không được mạnh mẽ. Hãy tâm sự với chồng của bạn. Những lo lắng này thật sự rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ có thai.

Nếu trước đây bạn vẫn luôn là một người phụ nữ độc lập, thì lúc này có thể sẽ là thời gian thử thách cho bạn. Bạn có thể phải cần đến sự giúp đỡ của ông xã. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn đã trở nên phụ thuộc, hoặc ít có khả năng hơn. Việc mang thai, ở nhiều góc độ, là một quá trình cần có sự sẻ chia, và anh ấy sẽ thích thú với những cơ hội giúp anh cảm thấy có thể đóng góp bằng một cách nào đó.

Chế độ dinh dưỡng

Những bữa ăn với nhiều thực phẩm giàu chất xơ và phô mai là một bữa ăn thích hợp với mẹ và bé trong giai đoạn này vì nó giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-2

Hãy nhớ rằng mẹ cần khoảng 300 calo mỗi ngày để nuôi cả mẹ và bé khỏe mạnh. Do đó cần bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết, đầy đủ cho mẹ nhé. Tuy nhiên cũng không nên chỉ tập trung vào ăn các chất có nhiều calo không thôi, hãy tăng cường lượng rau củ trong khẩu phần ăn mình. Nếu có thể nên bổ sung cho mẹ lượng vitamin C thích hợp có trong các loại nước hoa quả ép. Bạn có thể bổ sung lượng vitamin C bằng việc sử dụng các loại thuốc tân dược. Làn da của bạn thường khô và nhăn là do thiếu lượng vitamin C này đấy.

Đạm, sắt và canxi là những cái tên không thể thiếu trong thực đơn của mẹ.

Đạm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, phô mau, sữa, đậu hũ, các loại hạt…

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-3

Sắt có nhiều trong ngũ cốc, các loại sò, gan, hạt bí, một số loại đậu, rau bó xôi…

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-4

Canxi có nhiều trong cua biển, cải xoăn, hàu, chuối, kiwi, bông cải xanh, rau bina, tảo biển, khoai lang, cá mòi…

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-5

Hãy ăn vài món tráng miệng, hay chia nhỏ các bữa ăn để giúp cơ thể bạn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều đồ ăn có chứa nhiều chất béo. Không nên ăn trước lúc đi ngủ sẽ khiến mẹ bầu tránh được ợ nóng, và có một giấc ngủ ngon hơn.

Các bệnh thường gặp

Tử cung ngày một lớn dẫn đến chèn ép lên hệ thống ruột và bàng quang của mẹ. Do đó, việc đi tiểu hay nguy cơ mắc phải chứng táo bón cao. Bạn nên cố gắng tăng cường uống nước cam và ăn rau củ chứa chất xơ hoặc uống các loại thuốc lá của dân gian như lá rau má, rau bồ đề, bột sắn dây…

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-7

Mẹ bầu cũng có thể trải qua một số bất thường ở trực tràng như có ra máu một chút khi đi đại tiện, đây là triệu chứng của bệnh trĩ. Nguyên nhân là do trực tràng bị giãn tĩnh mạch, phình lên và chảy máu do chiếc bụng ngày một to chèn ép lên ruột và bàng quang của mẹ. Bệnh trĩ là một lý do khiến bà bầu khó ngủ kèm những cơn đau lưng mỗi đêm. Tuy nhiên cũng không nên lo lắng quá vì các biểu hiện này chỉ xuất hiện nhất thời, không phải kéo dài mãi.

Bạn không cần phải lo lắng với các loại bệnh thông thường như xổ mũi, hắt hơi. Nhưng với các virus gây bệnh Thủy đậu, viêm gan B, Rubella… thì bạn lại cần hết sức cảnh giác khi có những biểu hiện của các bệnh này. Và đến bác sĩ ngay khi có nghi ngờ bạn mắc bệnh.

Bố mẹ cần làm

Hãy thường xuyên đến khám bác sĩ để theo dõi sự phát triển bình thường của bé cũng như theo dõi sự phát triển cân đối của mẹ. Bạn cũng có thể thay đổi khám ở nhiều cơ sở y tế để có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng hiện tại của mẹ và bé. Tuy nhiên lưu ý rằng nếu không được cùng một người đo, kết quả biểu đồ về chiều cao tử cung, thước đo phát triển của bé sẽ không chính xác.

Hãy nghĩ về những dự định cho tương lai như bạn sẽ chăm sóc trẻ sau khi bé chào đời như thế nào? Ngày sinh bé, bạn nên chuẩn bị những gì?, …Bạn cũng nên nói chuyện với bé thường xuyên hơn, mặc dù bé chưa thể nghe thấy âm thanh bên ngoài. Tuy nhiên đây là một cách tuyệt vời để kết nối tình cảm giữa bạn và con.

Có thể áp dụng cho bé nghe các thể loại nhạc du dương êm dịu, đặc biệt là nhạc không lời có thể giúp kích thích não bé phát triển tốt. Hãy đầu tư thời gian để nghiên cứu các loại sách chăm sóc sức khỏe thai sản và cho trẻ sơ sinh để bạn không bị bỡ ngỡ khi gặp các trường hợp khó khăn.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-15-tuan-tuoi-8

Mẹo nhỏ cho mẹ

Với tình trạng viêm nướu, chảy máu răng, rướu mẹ nên xúc miệng bằng nước muối hàng ngày và nên thăm khám nha sĩ theo lịch định kỳ.

Từ tuần thai này, mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng cân của cả mẹ và con. Từ tuần 15 thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 0,3-0,5kg mỗi tuần để đảm bảo cơ thể đang đủ chất để phục vụ cho sự lớn lên của thai nhi. Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ protein, sắt và canxi nhé.

Khi mang thai đến tuần 15, bụng bầu đã khá lớn, chị em cần mua những bộ đồ dành riêng cho bà bầu để được thoải mái nhất.

Trên đây là những thông tin về thai nhi tuần thứ 15 mà các bố mẹ nên lưu ý. Để quá trình thai kỳ khỏe mạnh thì luôn cần sự nỗi lực của bố và mẹ, đặc biệt là người mẹ. Do đó các mẹ hãy tập trung vào con, không việc gì quan trọng bằng thiên thần sắp chào đời hết đúng không :).

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 16 tuần tuổi

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo