Cẩm nang mang thai: Thai nhi 11 tuần tuổi
Ở giai đoạn thai nhi 11 tuần tuổi, bé đã có thể bận rộn với các hoạt động như học nuốt hay đá chân,... Và lúc này thì các bộ phận của cơ thể như gan, thận, ruột, não, phổi,... đều đã phát triển đầy đủ rồi. Tuy nhiên trong tuần này mẹ có thể có một số cảm giác khó chịu, do đó cần chuẩn bị tốt tinh thần để bé không bị ảnh hưởng nhé.
Thai nhi 11 tuần tuổi sẽ có kích cỡ giống một quả trứng gà nhỏ xinh. Bố mẹ có thể nhìn thấy một số bộ phận của con khi đi siêu âm. Mẹ cũng có thể vẫn còn triệu chứng ốm nghén như buồn nôn nhưng sẽ nhẹ hơn và ít xảy ra hơn. Tuy nhiên các triệu chứng như táo bón, ợ nóng,... vẫn còn do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Nếu có điều kiện thì các mẹ hãy nhờ sự tư vấn của bác sỹ để có phương án thích hợp nhất điều trị các triệu chứng mang thai mà không ảnh hưởng tới con.
Những thay đổi của bé 11 tuần tuổi
Vào tuần thứ 11 em bé của bạn đã dài từ 4,4cm và nặng khoảng 8g. Lúc này nếu bạn đi siêu âm bạn sẽ thấy em bé của bạn giống như một quả trứng gà. Đầu của bé có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình. Trán của em bé phình to và nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần bớt nhô ra, nhỏ lại giống như mọi đứa trẻ khi chào đời.
Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy tay của bé có thể nắm lại thành nắm đấm, ngón chân co lại, cơ mắt nhắm chặt, miệng của bé sẽ làm những động tác như đang mút, chồi răng nhỏ xíu cũng đã bắt đầu xuất hiện dưới nướu răng. Nếu bạn chèn ép bụng mình, bé sẽ vặn mình để phản ứng lại dù bạn không cảm nhận được. Ruột của bé phát triển rất nhanh, lồi ra ở phần rốn, bây giờ sẽ bắt đầu được sắp xếp vào trong khoang bụng của bé. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.
Sau mỗi tuần bé đều có những thay đổi ở tuần này bộ xương đang bắt đầu cứng lại. Kế thừa sự phát triển trong các tuần trước, bộ phận sinh dục của thai nhi đã bắt đầu có thể nhìn rõ hơn. Xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống đã có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm.
Trong não của bé, các khớp thần kinh được hình thành. Khuôn mặt của bé bắt đầu giống như khi ra đời: mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí.
XEM THÊM: Cẩm nang mang thai: Thai nhi 10 tuần tuổi
Những thay đổi của mẹ khi thai nhi 11 tuần tuổi
Trong tuần này tử cung của bạn có kích thước bằng một quả dưa hấu nhỏ, chúng tương đương với kích thước vùng xương chậu của bạn. Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên sắp kết thúc, bạn đã có thể dễ dàng cảm thấy tử cung của mình nhô ra ở phía trên xương mu. Lượng nước bọt cũng tiết nhiều hơn so với trước kia.
Chứng ốm nghén ở tuần này vẫn chưa kết thúc, bạn vẫn thường xuyên chịu những con nghén vào những bữa ăn làm bạn có cảm giác không muốn ăn hoặc ăn vào lại bị ối ra ngoài.
Ở tuần này có thể bạn sẽ thèm ăn vặt. Hãy luôn đảm bảo bổ sung nhiều chất dinh dưỡng qua các loại đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp bạn dần cảm thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó mà các triệu chứng buồn nôn cũng sẽ bắt đầu giảm dần trong các tuần tiếp theo.
Những triệu chứng mang thai 11 tuần mẹ thường gặp là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau, tức ngực
- Buồn nôn, nôn ói
- Tiết nhiều nước bọt
- Thèm ăn
- Đầy hơi
- Chóng mặt, ngất xỉu
Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong tuần 11 mang thai
Các mẹ nên lập kế hoạch cho chế độ ăn khoa học đầy dinh dưỡng cho mẹ và em, ngoài ra uống 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp bạn bớt các cảm giác khó chịu gây ra bởi ốm nghén, tất nhiên là hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm.
Nên giảm dần lượng cafein tiêu thụ của bạn, hãy thay thế chúng bằng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mẹ và bé như trà thảo dược dành cho bà bầu, hay nước hoa quả.
Trong những tháng đầu mang thai các mẹ nên tránh xa một số hải sản như: cua, rong biển, ba ba…vì nó có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi ở thời kỳ đầu. Với những món ăn có tính nóng như: thịt chó, thịt dê, vải, hạnh nhân, nhãn…những món này có thể làm cho nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng lên không tốt cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai nhi. Các mẹ cũng không ăn quá nhiều các đồ ăn cay như: ớt, mù tạt, cà ri… vì có thể gây ra hiện tượng sảy thai, đẻ non. Với những món lạnh các mẹ cũng không nên dùng ở những tháng đầu vì có thể kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài.
Các mẹ có thể tham khảo các loại thức ăn giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé trong tuần 11 này như:
- Khoai tây nấu thịt bò
- Đậu bắp xào tôm tươi
- Salat ngô và đậu…
Về cơ bản bà bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong thời kỳ này để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé.
Lưu ý nên tránh
Đồ uống chứa cafein được khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ. Vì thế, mẹ nên thay thế thức uống này bằng các loại đồ dùng tốt cho sức khỏe như trà thảo dược dành cho bà bầu hay nước hoa quả.
Mẹ cũng không nên ăn một số hải sản như: cua, rong biển, ba ba…vì nó có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi ở thời kỳ đầu. Không ăn thức ăn có tính nóng như: thịt dê, thịt chó, vải, nhãn, hạnh nhân…vì có thể làm cho nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng lên, trở ngại cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai nhi. Không ăn quá nhiều các đồ ăn cay như: ớt, mù tạt, cà ri… vì có thể gây ra hiện tượng sảy thai, đẻ non. Không ăn nhiều các loại thức ăn lạnh, vì thức làm kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài.
Thời điểm này, mẹ đã có thể bổ sung thực phẩm chứa omega-3 như hạt óc chó và cá nước lạnh… Nó không chỉ tốt cho sự phát triển của bé mà nó cũng có tác dụng điều chỉnh huyết áp cao trong suốt thai kỳ.
XEM THÊM: Sách thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ có tốt không?
Các bệnh thường gặp khi mang thai tuần 11
Ở tuần 11 những biểu hiện ốm nghén vẫn làm phiền bạn nhiều trong tuần này. Bạn có thể phải chịu đựng cảm giác buồn nôn hoặc không muốn ăn thường xuyên. Các mẹ chịu khó chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và nuôi bé khỏe mạnh.
Các mẹ chú ý không được kiêng ăn ở những tháng đầu mang thai nhé. Thông thường phụ nữ mang thai ba tháng đầu cần tăng ít nhất 2 – 5kg mới là tín hiệu tốt cho sức khỏe bé sau này. Vì vậy ở giai đoạn này hãy bổ sung lượng calo, vitamin cần thiết, đủ cho cả mẹ và bé
Nếu các mẹ gặp phải những triệu chứng như táo bón, chậm tiêu hay ợ nóng trong giai đoạn cũng không nê lo lắng bởi bởi nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, và tất cả các cảm giác khó chịu đó là dấu hiệu tốt về em bé.
Bạn cũng bắt đầu gặp các vấn đề về răng miệng, thủ phạm chính là các hooc-mon thai kỳ tác động tới sức khỏe của nướu lợi. Các thức ăn cũng trở nên dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu hơn và kết quả là gây ra viêm nhiễm, dẫn tới sâu răng.
Tuy nhiên cũng không nên lo lắng, chỉ cần khắc phục bằng cách sử dụng các loại kem đánh răng, bàn chải thích hợp, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Nếu có thể bạn nên tới thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Lời khuyên cho mẹ
Uống 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ bớt các cảm giác khó chịu gây ra bởi ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm nhé.
Triệu chứng táo bón cũng ngày một khó chịu hơn với mẹ. Vì thế, mẹ hãy bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu… Chúng có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón cho mẹ bầu.
Mẹ có thể tham khảo thêm các loại thức ăn bổ dưỡng thích hợp với mẹ và bé trong khoảng thời gian này như: khoai tây nấu thịt bò, đậu bắp xào tôm tươi, salat ngô và đậu…
Về cơ bản, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong thời kỳ này để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé.
Bắt đầu từ thời điểm này, cơ thể mẹ sẽ tăng cân nhiều hơn dẫn đến xuất hiện những vết rạn da. Vì thế, mẹ hãy bổ sung thêm chất đạm và vitamin C để tăng độ đàn hồi của da nhé.
Những thói quen xấu mẹ cần tránh để đảm bảo an toàn cho bé
Ăn không “khoa học”
Hãy lên kế hoạch cho mình với một chế độ ăn uống thật khoa học. Trong giai đoạn này, mẹ bầu không nên ăn một số hải sản (cua, rong biển, ba ba…), không ăn thức ăn có tính nóng (thịt dê, thịt chó, vải, nhãn, hạnh nhân…) cũng như các đồ ăn cay (ớt, mù tạt, cà ri…), những thực phẩm này đều không tốt cho thai nhi tuần thứ 11. Chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ bầu, trở ngại cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai nhi, hoặc gây ra hiện tượng sảy thai, sinh non.
Mẹ bầu ăn nhiều thức ăn lạnh cũng làm kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài, không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này, về cơ bản bà bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong thời kỳ này để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé. Hãy ăn thật nhiều vào buổi sáng nếu thường bị ốm nghén vào buổi tuổi để bù đắp lại nhé. Qua giai đoạn thai nhi 11 tuần tuổi, hiện tượng bị nghén sẽ giảm dần, các mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Uống nhiều cafein
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều cafein như trà, cà phê gây hại cho sức khỏe thai nhi 11 tuần tuổi. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại trà thảo dược phù hợp, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mẹ bầu hay nước hoa quả.
Bên cạnh chế độ ăn khoa học, mẹ bầu cần đảm bảo uống 8 cốc nước mỗi ngày, điều này cũng sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu gây ra bởi ốm nghén. Mẹ bầu lưu ý hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm nhé.
Chăm sóc sắc đẹp quá mức
Mẹ bầu cần lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp cho bản thân như: dưỡng da, làm móng tay, làm tóc…Vì giai đoạn thai nhi 11 tuần tuổi còn non nớt nên mẹ bầu không nên nhuộm tóc vào thời gian nào, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai cũng dễ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi, nên cũng cần tránh xa các dịnh vụ xông hơi hay tắm bồn nhé.
Nhiều mẹ bầu làm đẹp bằng cách sơn móng tay, mặc dù hóa chất trong sơn móng tay có thể khó thấm qua da nhưng mùi của chúng thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cả bạn và thai nhi.
Không vệ sinh răng miệng
Do các hormone thai kỳ tác động tới sức khỏe nướu lợi của mẹ bầu nên giai đoạn này có thể bạn sẽ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Các thức ăn trở nên dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu hơn và kết quả là gây ra viêm nhiễm, dẫn tới sâu răng. Vì vậy, mẹ bầu nên luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lo lắng, chỉ cần khắc phục bằng cách thường xuyên vệ sinh răng miệng cùng bàn chải thích hợp và các loại kem đánh răng tạo cảm giác dễ chịu như bạc hà. Nếu có thể bạn nên tới thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Nằm sấp khi ngủ
Mẹ bầu mang thai tuần thứ 11 cũng nên chú ý đến tư thế trong khi ngủ, tư thế nằm sấp khi ngủ sẽ làm tăng lưu lượng máu cho em bé nên đặc biệt mẹ bầu cần lưu ý hạn chế tư thế này. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc gối có thể giúp cho bạn nằm ngủ một bên cảm thấy thoải mái hơn.
Bố mẹ làm gì cho bé ở tuần 11
Ở tuần này mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn đên việc mặc các loại quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu mát trong những tuần này. Hãy chú ý nhiều tới chế độ ăn uống ngủ nghỉ của mẹ bé.
Bố em bé nên thường xuyên đưa mẹ em bé đến gắp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho mình các phương pháp giữ cho thai luôn luôn khỏe mạnh. Đặc biệt nên chia sẻ với bạn bè người thân hoặc những người có kinh nghiệm sinh đẻ trước đó để có thêm những kiến thức cần thiết.
Thai nhi 11 tuần tuổi rất cần sự chăm sóc và lưu tâm của bố mẹ để bé phát triển toàn diện. Do đó bố mẹ nên quan tâm tới bé nhiều hơn, nên đưa mẹ em bé hóng mát thế dục nhẹ nhàng, đặc biệt mẹ em bé nên tranh xa những áp lực. Bố mẹ nên cùng nhau tận hưởng niệm vui chuẩn bị làm ba me qua từng ngày.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận