Gợi ý những lý do xin nghỉ việc thuyết phục chắc chắn sếp đồng ý
lý do xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp việc kết thúc công việc của bạn diễn ra thuận lợi. Điều này còn giúp bạn không bị phật lòng với cấp trên và dễ dàng xin việc mới hơn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những cách giải thích khi thôi việc với sếp thuyết phục nhất. Bạn có thể tham khảo đưa ra quyết định tốt nhất nhé!
Các lý do xin nghỉ khéo léo, thuyết phục nhất
1. Vấn đề kết hôn, chăm sóc con
Thông thường các cấp trên dù khó tính đến đâu cũng không từ chối lý do này. Sếp sẽ hiểu là hôn nhân, gia đình là điều quan trọng cả đời người. Họ cũng sẽ hiểu nếu bạn có vướng bận việc riêng thì sẽ không hoàn thành tốt công việc. Vì vậy họ sẽ chấp thuận yêu cầu của bạn thôi.
2. Muốn học để nâng cao trình độ
Cách này vô cùng phổ biến vì không đụng chạm đến cấp trên. Dù sếp có hối tiếc vì để mất đi nhân viên cũng sẽ không có ấn tượng xấu với bạn. Vì bạn nghỉ việc là vì đam mê với công việc nên mới muốn học tiếp. Đây là cách tốt khi kết thúc quan hệ với công ty cũ nhưng vẫn giữ được tình cảm đẹp.
3. Vấn đề bệnh tật
Vấn đề sức khỏe luôn là lý do xin nghỉ mà cấp trên không thể từ chối. Vì sức khỏe là quan trọng nhất với mỗi con người. Nếu bạn đề đơn nghỉ vì sức khỏe mà cấp trên từ chối thì họ cũng sẽ gặp rắc rối. Nên chắc chắn với lý do này họ sẽ chấp thuận cho bạn rời đi.
4. Chuyển nhà
Chuyển nhà là một lý do xin nghỉ việc bạn rất khéo léo. Cách này vừa thuyết phục vừa không thể hợp lý hơn. Đồng thời nó còn có khả năng thành công rất cao.
Nếu công ty của bạn ở Sài Gòn mà bạn muốn chuyển ra Hà Nội để sống thì không thể tiếp tục công việc được. Dù sếp có tiếc nhân viên thì cũng không thể không cho bạn chuyển nhà được. Vì vậy nên khi bạn nói với cấp trên về việc này họ sẽ đồng ý ngay thôi.
5. Muốn chuyển nghề
Có rất nhiều người làm việc một khoảng thời gian mới nhận ra bản thân mình không đủ đam mê. Họ nhận ra họ thích một công việc khác và tìm thấy hứng thú ở đó.
Ví dụ như bạn đang làm kế toán nhưng gần đây lại có đam mê với thiết kế đồ họa. Bạn có thể giải trình với cấp trên là mình đã thay đổi mục tiêu nghề nghiệp. Khi bạn không còn đam mê với công việc đang làm nữa thì hiệu quả công việc sẽ không cao. Nếu không muốn ảnh hưởng tới công ty thì cấp trên sẽ không giữ lại bạn.
6. Muốn định cư ở nước ngoài
Trong những năm gần đây việc đi định cư ở nước ngoài đã trở nên phổ biến. Vì khi được mức sống tăng lên thì nhu cầu của con người cũng cao lên. Bạn có thể dùng lý do nghỉ việc này để giải trình với cấp trên.
Bạn nên nhớ là trước khi khi nộp đơn thôi việc với cấp trên thì nên hiểu rõ về công ty. Bạn hãy tìm hiểu xem công ty của bạn có chi nhánh tại đất nước mà bạn muốn đến không. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu bạn muốn định cư ở Mỹ nhưng công ty có chi nhánh ở đó.
Khi ấy cấp trên của bạn sẽ không chấp nhận việc bạn thôi việc. Ngược lại họ có thể sẽ đề nghị bạn làm việc tại chi nhánh của công ty nước ngoài. Việc chuẩn bị chu đáo trước khi nộp đơn sẽ không bao giờ là thiệt thòi cho bạn.
7. Muốn tự kinh doanh
Sau một thời gian làm việc, những nhân viên có trình độ cao sẽ luôn muốn tự lập. Khi họ tích lũy được kinh nghiệm và vốn thì họ sẽ muốn tự mở doanh nghiệp riêng. Đây là lý do xin nghỉ việc hợp lý mà bạn có thể giải trình với cấp trên.
Mỗi năm nước ta đều xuất hiện rất nhiều nhiều các công ty startup do các nhân viên giỏi lập nên. Vì vậy bạn không phải là duy nhất khi xin nghỉ việc vì lý do này. Đây là điều thường xảy ra việc này sẽ được cấp trên chấp thuận nhanh chóng.
Trình tự xin nghỉ việc
1. Thời điểm thông báo
Hiện nay việc tìm kiếm nhân viên không phải là dễ dàng. Nhất là ở những ngành khó kiếm được nhân viên giỏi như công nghệ thông tin, phiên dịch,... Vì vậy nếu muốn xin nghỉ việc thì bạn phải nói trước với cấp trên.
Bạn nên tránh trường hợp thông báo rồi nghỉ việc ngay. Khi ấy công ty sẽ không thể nhanh chóng tìm được nhân viên thay thế bạn. Điều đó dẫn tới công việc chung của cả doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Bạn nên nộp đơn xin nghỉ việc trước 30 ngày để công ty thích nghi và điều chỉnh nhân sự phù hợp. Điều này sẽ thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn. Đồng thời không làm mất đi mối quan hệ hệ của bạn với nơi làm cũ.
2. Cách thức thông báo
Người Việt Nam thường có thói quen nói miệng các vấn đề liên quan đến công việc. Bạn không thể nói miệng với cấp trên khi xin nghỉ việc được. Điều đó sẽ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và nghiêm túc. Họ có thể từ chối vì cảm thấy tác phong làm việc của bạn thiếu sự tôn trọng.
Bạn hãy viết một lá đơn trình bày lý do xin nghỉ việc thật rõ ràng. Sau đó nộp cho trưởng bộ phận nhân sự. Hãy nộp trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng với họ chứ đừng nhờ ai đó nộp giúp. Sau khoảng ba ngày thì đơn sẽ được chuyển đến cấp trên của bạn. Bạn chỉ cần đợi sếp duyệt và ký vào đơn cam kết xin nghỉ thôi.
3. Ghi rõ thời gian nghỉ việc
Bạn hãy ghi rõ thời gian bắt đầu nghỉ việc của mình trong đơn nộp cho cấp trên. Việc chính xác về thông tin trong đơn là thể hiện sự tác phòng làm việc công nghiệp. Và còn nhằm tránh việc xảy ra những tranh cãi về trách nhiệm của bạn với phần công việc còn lại trước khi bạn nghỉ.
4. Lời cảm ơn
Đừng quên nói lời cảm ơn sau khi giải trình lý do xin nghỉ với sếp. Nhiều người nghĩ rằng lời cảm ơn là điều không cần thiết. Vì đã rời bỏ công ty rồi thì không cần quan tâm tới nữa. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Dù bạn không làm việc ở đó nữa thì cũng khó tránh việc liên quan tới công ty cũ. Làm cùng một ngành cho dù khác nơi làm thì cũng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với nhau. Nếu bạn làm mất lòng cấp trên thì bạn sẽ rất khó xin được việc ở công ty tương tự.
Hãy thể hiện một lời cảm ơn chân thành trong suốt thời gian đã làm việc cùng nhau với cơ quan. Dù cho công ty cũ làm bạn thiệt thòi nhưng đã cho bạn rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Hãy để lại ấn tượng tốt đẹp về nhau để mai sau còn gặp lại.
5. Bàn giao công việc
Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi giữ chức vụ cao trong công ty thì mới cần bàn giao khi nghỉ việc. Thật ra cho dù bạn ở chức vụ nào thì cũng rất cần điều đó. Việc này thể hiện bạn là người có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc chuyên nghiệp.
Hãy bàn giao lại thật cẩn thận, chi tiết công việc của mình với các đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn. Điều này sẽ giúp khi bạn ra đi thì công việc ở công ty không bị ảnh hưởng. Đây là cách hợp lý để giữ lãnh tượng tốt đẹp với công ty dù không còn làm việc ở đó.
Những lý do xin nghỉ việc nên tránh
1. Lương thấp
Có những lý do bạn không nên ghi vào đơn thôi việc của mình. Đại kị lớn nhất chính là lương công ty không đủ cao, chế độ đãi ngộ không tốt. Điều này sẽ khiến bạn bị đánh giá là một người trọng vật chất.
Khi bạn ghi lý do như vậy vào đơn thôi việc, sếp của bạn vẫn sẽ duyệt thôi. Tuy nhiên cách nhìn của họ về bạn đã khác. Thậm chí còn có thể chê bai bạn với các bạn bè cũng làm sếp của các công ty khác như họ.
2. Bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, cấp trên
Bạn cũng không nên ghi là bất đồng quan điểm với cấp trên, đồng nghiệp. Vì điều này chỉ chứng tỏ bạn là người khó mà hòa nhập được với đám đông. Sếp của bạn có thể bị phật lòng khi nghe lý do xin nghỉ việc này của bạn. Họ có thể không chấp thuận đơn xin nghỉ của bạn.
3. Bị đối xử không công bằng
Ở một số doanh nghiệp hiện nay giữ còn xảy ra tình trạng nhân viên bị đối xử bất công. Chẳng hạn như nhân viên làm việc tốt không được thưởng. Còn những người không làm tốt lại được thăng chức. Dù vậy nhưng đây vẫn không phải là lý do xin nghỉ thích hợp để ghi vào đơn.
Dù sếp có bất công thì họ vẫn có mối quan hệ rộng trong giới kinh doanh. Cấp trên có thể miễn cưỡng chấp nhận cho bạn nghỉ. Nhưng có thể họ sẽ nói với người khác rằng bạn trách thiếu nhiệm trong công việc. Điều này sẽ gây ra trở ngại cho công việc mới của bạn.
Ngoài ra còn 1 số lý do bạn nên tránh dưới đây:
- Bạn ghét công việc hiện tại đang làm tại công ty.
- Bạn chia tay người yêu nên đang chán nản và không muốn làm việc
- Bạn cảm thấy không hoà đồng với đồng nghiệp tại công ty
- Không thích lịch làm việc của công ty
- Gia đình bạn bắt nghỉ việc.
Một số lời khuyên cho bạn trước khi chính thức nghỉ việc
Viết đơn nghỉ việc thật ngắn gọn, chuyên nghiệp
Viết đơn nghỉ việc không phải là viết văn, thơ nên bạn không nên viết dài dòng. Bạn hãy viết thật ngắn gọn nhất có thể, nhưng hãy đảm bảo đầy đủ, chính xác lý do xin nghỉ. Cấp trên là người luôn bận rộn với những công việc quan trọng. Họ không có nhiều thời gian để đọc một lá đơn dài đâu.
Cố gắng hoàn thành tốt công việc còn lại
Trước khi hoàn toàn rời khỏi công ty thì bạn hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc. Điều này thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn. Dù sao này bạn không còn làm việc ở đó nữa thì mọi người vẫn có ấn tượng thật tốt về bạn.
Khi ấy bạn có thể rời khỏi công ty trong sự quý mến của mọi người. Là người trong nghề thì sớm muộn gì cũng gặp nhau trong công việc. Vì vậy đây là con đường lui bạn cần chuẩn bị trước khi nghỉ việc.
Bàn giao rõ ràng các tài sản của công ty
Một số công ty sẽ cung cấp laptop, bút,... cho nhân viên sử dụng. Khi rời khỏi công ty bạn nên bàn giao lại các tài sản này cho phòng nhân sự. Mọi chuyện luôn cần được rõ ràng để sau này không xảy ra những tranh cãi không cần thiết.
Giúp sếp tìm người thay thế
Thông thường khi nghỉ việc thì không cần phải tìm người thay thế cho mình. Tuy nhiên nếu bạn có lý do xin nghỉ đột xuất và không thể chờ thêm được thì bạn nên làm vậy. Vì nếu công ty đang trong giai đoạn chạy dự án mà mất nhân viên sẽ ảnh hưởng xấu tới công việc.
Đây là cách tốt để những mối quan hệ tốt đẹp về sau với cấp trên cũ. Dù không có duyên cùng nhau làm việc nhưng sau này vẫn có thể là bạn bè. Thêm một người bạn cùng nghề vẫn tốt hơn là bị cấp trên ghét bỏ phải không nào? Nên ngoài lý do xin nghỉ việc thì điều này rất hữu ích nếu bạn làm được nhé
Trên đây là tổng hợp những lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất mà bạn nên biết. Đây đều là những lý do có xác suất thành công cao khi bạn nộp đơn cho cấp trên. Chúc bạn may mắn trong việc kết thúc công việc của mình nhé.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.