Cẩm nang mang thai: Thai nhi 38 tuần tuổi

Chanh Tươi Review 13 tháng 12, 2022 - 11:20 (GMT +07)   Cẩm nang mang thai: Thai nhi 38 tuần tuổi

Chúc mừng các mẹ đã đi được đến thời gian thai kỳ tuần thứ 38. Các mẹ có thấy thật kỳ diệu không? Trong thời gian thai nhi 38 tuần tuổi thì các mẹ nhớ chuẩn bị một số điều mà mình đề cầp bên dưới để con chào đời trong trạng thái tốt nhất. Sau khi đọc những cuốn sách mình gợi ý ở tuần thứ 37 thì các mẹ có tích lũy được thêm những điều bổ ích không? Nhớ ghi chú những điều quan trọng để ghi nhớ dễ dàng hơn nhé.

Nhiều mẹ khi thai nhi 38 tuần tuổi đã có dấu hiệu "vượt cạn", xin chúc mừng các mẹ vì em bé của bạn đã muốn gặp bạn rồi đấy. Hãy làm theo những lời khuyên của bác sỹ để quá trình "vượt cạn" ít đau nhất, nhanh chóng nhất. Hoặc các mẹ có thể xem bài viết kinh nghiệm đi đẻ mình đã chia sẻ trước đó nhé.

Sự thay đổi cơ thể thai nhi 38 tuần tuổi

Nếu đến giờ mà mẹ vẫn chưa biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái thì một cách có thể gợi ý cho mẹ đó là dựa vào kích cỡ của thai nhi 38 tuần tuổi – thường thì các bé trai sẽ nặng cân hơn so với các bé gái một chút đấy mẹ ạ.

Các em bé lúc này có cân nặng khoảng từ 3 – 3,2kg và đang tiếp tục tích lũy mỡ nhằm giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi bé chào đời.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-1

Thai nhi 38 tuần tuổi.

Tại thời điểm này của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, các hệ thống cơ quan trong cơ thể bé con đã hình thành đầy đủ và sẵn sàng hoạt động, nhưng các lá phổi sẽ là bộ phận hoàn thiện sau cùng. Thậm chí sau khi bé con đã được sinh ra, sẽ mất một vài giờ để bé thiết lập được nhịp độ hô hấp bình thường.

Sau khi bé con chào đời, bé sẽ trải qua một loạt các kiểm tra đánh giá sức khỏe của bé dựa theo các chỉ số Apgar.

Mẹ có biết không? Màu mắt chính xác của em bé không phải là màu lúc bé mới lọt lòng đâu nhé. Đa số các em bé da trắng gốc Âu được sinh ra với mắt màu xanh biển đậm nhưng liệu mắt bé là nâu, xanh lục, xám hay xanh dương, thì sẽ chỉ lộ ra vào thời điểm vài tuần hay thậm chí là tận vài tháng sau khi sinh.

Màu mắt của bé con khi vừa chào đời sẽ thay đổi do việc tiếp xúc với ánh sáng làm biến đổi màu mắt lúc đầu của bé. Hầu hết các em bé gốc Á hoặc Phi có mắt màu nâu hoặc xám đậm khi mới sinh, nhưng mẹ sẽ không biết màu mắt của bé đích thực là màu gì cho đến hết 6 tháng hay năm đầu đâu.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 38

Ngày thứ 260: Hôm nay bé chính thức có nhiều xương hơn bạn, trẻ con có 300 xương trong khi người lớn chỉ có 206 xương mà thôi.

  • Mẹ làm cho bé: Bác sĩ sẽ hỏi bạn có muốn nhìn thấy đầu của em bé chui ra khỏi khe sinh hay không (thông qua gương), hầu hết các mẹ sẽ nhận lời ngay vì ai cũng mong được nhìn tận mắt giờ phút đáng ghi nhớ ấy.

Ngày thứ 261: Các cơ quan trong cơ thể bé tiếp tục trên đà hoàn thiện.

  • Mẹ làm cho bé: Ngay sau khi được sinh ra, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim, màu da, hệ hô hấp và sẽ tính thang điểm là 1-10, nếu bé nằm trong hạn độ từ 5-7 thì được xem là bình thường.

Ngày thứ 262: Bấy giờ nhau thai đã gần hết hiệu quả cung cấp dinh dưỡng cốt yếu cho bé rồi.

  • Mẹ làm cho bé: Thay vào đó, sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho trẻ, nó cung cấp enzyme và các hormone giúp trẻ tăng trưởng.

Ngày thứ 263: Tim và động mạch của bé có năng lực chuyển giao, trao đổi lẫn nhau, nó giúp bé thở dễ hơn.

  • Mẹ làm cho bé: Bấy lâu nay bạn nghĩ nhiều cái tên cho bé thì đây chính là thời điểm xem xét lại lần nữa để chọn ra một cái tên thật dễ thương cho bé nhé.

Ngày thứ 264: Thân nhiệt riêng của bé đã hoàn thiện và mỡ trải đều hết trên bề mặt da.

  • Mẹ làm cho bé: Em bé sinh ra từ những và bạn bị: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, thiểu ối, đa ối…chắc chắn sẽ có thể trạng yếu hơn các bé khác nên cần được theo dõi nhiều hơn.

Ngày thứ 265: Tế bào da của bé đã được hoàn thiện.

  • Bạn làm cho bé: Chỉ cần đếm ngược vài ngày nữa để chào đón con yêu, bạn hồi hộp nhiều, vậy sao không tranh thủ dùng thử những món đồ dành cho bé sau này, xem chúng vận hành tốt hay không, có an toàn với bé không?

Ngày thứ 266: Dù là bé trai hay bé gái thì cân nặng cũng tương đương nhau trong khoảng thời gian 7 ngày này.

  • Mẹ làm cho bé: Một số bé sơ sinh từ 0 -3 tháng tuổi sẽ phát triển hơn so với các bé khác, bé sẽ bự con hơn và mặc áo quần size lớn hơn.

Thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 38 tuần tuổi

Thời điểm này việc “làm ổ”, đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng coi cái mốc thai nhi 38 tuần tuổi là lúc bắt đầu có thể yên tâm ngơi nghỉ. Một số người sẽ thấy điên đầu về việc dọn dẹp và nhìn thấy bụi bẩn ở mọi góc nhà. Không có phòng nào sạch khuẩn cả và để chuẩn bị một căn nhà sạch tinh tươm chào đón em bé là ưu tiên số một của họ. Các ông chồng có thể cảm thấy điều này có chút gì đó buồn cười. Nhưng hiện tượng “làm ổ” này rất phổ biến và cũng hoàn toàn dễ hiểu khi các bà mẹ muốn có một môi trường sạch và an toàn cho em bé.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần 38

Bạn sẽ phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks, vốn giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và bé. Đôi khi những cơn co bóp này rất mạnh nhưng bạn cũng không cần phải bận tậm trừ khi bạn cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế, sẽ dễ chịu hơn nhiều.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-2-1507691414

Bà bầu bị co thắt.

Nếu bé đã chúi xuống khung chậu của bạn thì hình dạng cơ thể bạn sẽ thay đổi và mọi người thường trêu là bạn “đã tụt”. Mặc dù điều này làm cho bạn dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang của bạn sẽ lớn hơn. Nhà vệ sinh sẽ là nơi mà bạn viếng thăm nhiều nhất. Hãy tin tưởng rằng mọi thứ đang tiến triển tốt.

Nếu nước ối của bạn rỉ ra từ âm đạo, những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hoặc là những cơn đau lưng dồn liên tiếp, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ. Tất cả đều có thể là triệu chứng của một cơn đau đẻ thật sự.

Bạn sẽ cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu. Nếu bạn đã từng có em bé trước đây, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bạn không thể giữ được em bé nữa đặc biệt là khi bạn đứng. Các cơ xương chậu đang phải làm việc hết sức mình để giữ được trọng lượng tập trung của tử cung và giống như cái dây bị căng quá đà, nó vẫn chùng xuống ở những điểm quan trọng. Cố gắng ngồi khi có thể. Hãy tìm một chiếc ghế thoải mái, uống nước, đọc sách và nhớ để điện thoại bên cạnh. Bạn không cần phải giải thích với bất kì ai khi bạn đã ở tuần thứ 38, đây là một trò chơi chờ đợi.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-3

Bà bầu bị tắc nghẽn xương chậu.

Vùng da bụng bị kéo dãn và căng như một cái trống. Rốn của bạn trông như thể nó bị bục ra ngoài và vết rạn da của bạn sẽ có màu tím hoặc màu đỏ đậm. Bạn có cảm giác da bụng của bạn không thể căng hơn được nữa nhưng không phải thế. Nếu bạn vòng tay xung quanh xuống dưới bụng bầu, các ngón tay của bạn thậm chí còn không chạm được vào nhau.

Thay đổi tâm lý

Bạn sẽ cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Bạn đã mong chờ đến thời điểm này từ rất lâu rồi và nếu vẫn chưa có gì xảy ra, bạn có thể cảm thấy hơi thất vọng. Gia đình và bạn bè thân thiết sẽ thường xuyên hỏi thăm xem bạn đã đẻ chưa. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời cùng một câu hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết là bạn nhắn họ đừng sốt ruột, khi nào có tin mới bạn sẽ báo.

Bạn sẽ có một cảm xúc lẫn lộn mong chờ và háo hức, lo lắng và sốt ruột. Đây là một tuần của cảm xúc và nó có thể trở nên tồi tệ nếu bạn cảm thấy bạn không điều khiển được những gì đang xảy ra. Nếu bạn lo lắng bạn sẽ đối phó thế nào với cơn đau khi sinh con, hãy đọc tất cả những gì có thể về các cách giảm đau. Hãy nói với bác sĩ hoặc hộ sinh bạn muốn mọi việc diễn ra thế nào và lên kế hoạch đầy đủ cho việc sinh nở của mình.

Chế độ dinh dưỡng

Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ đang ở những tuần cuối cùng rồi khi mẹ mang thai tuần 38. Mẹ nên tận dụng thời gian này để chuẩn bị một số thức ăn và cho vào tủ đông làm nguồn thực phẩm dự trữ. Việc này giúp giảm bớt một điều khiến mẹ phải bận tâm sau khi sinh em bé.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-4

Trong tuần thứ 38 bà bầu nên ăn uống khoa học hơn.

Lúc đó mẹ sẽ chỉ cần rã đông và hâm nóng lại thức ăn bằng lò vi sóng, mà không cần phải lo nấu nướng vất vả. Và vì đã chuẩn bị trước những thức ăn có lợi cho sức khỏe theo ý mình, mẹ sẽ chẳng màng đến việc mua thức ăn nhiều dầu mỡ ngoài hàng quán.

Còn lúc này, mẹ vẫn cần bổ sung thêm đầy đủ nước và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin C và vitamin B1 (thiamin) là 2 trong những chất quan trọng cần bổ sung thêm ở tam cá nguyệt thứ 3.

Các loại trái cây và rau củ quả có chứa nhiều vitamin C cùng với các vitamin và khoáng chất khác, vì vậy mẹ có thể dùng chúng như một món ăn vặt tiện lợi. Mẹ có thể thử ăn salad với cà chua, hoặc xay dâu tây, cam quýt, kiwi để uống.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-7

Các loại quả chứa nhiều vitamin C.

Vitamin C có thể bị phá vỡ nếu nấu quá lâu, vì vậy, mẹ nên ăn ít rau tươi, hoặc hấp, nướng nhanh với lò vi sóng để giữ lại được các chất dinh dưỡng có trong rau củ.

Để tăng cường lượng vitamin nhóm B cần cho thai kỳ, mẹ có thể ăn ngũ cốc ăn sáng loại ít đường, giàu chất xơ. Các vitamin nhóm B gồm: vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B6, vitamin B12, niacin và folate.

Mẹ cần bổ sung vitamin B1 trong thời gian 3 tháng cuối, vitamin B1 giúp giải phóng năng lượng từ thức ăn. Thịt heo, các loại đậu, gạo lứt và các loại rau lá xanh đậm cũng là những nguồn cung cấp thiamin dồi dào.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-8

Thực phẩm nhiều vitamin B1.

Những bệnh thường gặp

Do cơ thể mẹ đang phải mang một chiếc bụng to vĩ đại nên cảm giác nặng nề, mệt nhọc luôn xuất hiện. Hơn nữa do sự chèn ép của thai nhi, bạn còn thường xuyên cảm thấy bị tê nhức cổ chân, cổ tay. Đây là do các mao mạch ở những vị trí này bị chèn ép khiến máu lưu thông không tốt.

Ngoài những bệnh như ợ nóng, táo bón, bạn còn cảm thấy mệt mỏi hơn khi bị làm phiền bởi các bệnh về răng miệng. Bạn có thể thường xuyên bị chảy máu chân răng, biểu hiện của chứng viêm lợi. Mặc dù các triệu chứng của bệnh này sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé vài tuần nhưng hãy chú ý hơn tới việc chăm sóc răng miệng để giảm bớt được những khó chịu do viêm lợi gây ra.

thai-nhi-38-tuan-tuoi-5

Chảy máu chân răng ở bà bầu 9 tháng.

Bố mẹ nên làm

Nếu có thể, bạn vẫn nên tiếp tục đến tham dự các lớp học tiền sản, thường xuyên trao đổi với những người có kinh nghiệm để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho những ngày sinh đẻ sắp tới.

Đến bệnh viện để tiến hành một số xét nghiệm, kiểm tra về tình trạng hiện tại của thai nhi là sự lựa chọn của nhiều ông bố bà mẹ tương lai. Các xét nghiệm này có thể xác định được thai có ngược không, lượng nước ối có ít hoặc nhiều không, mẹ có mắc chứng tiểu đường hay không,...

thai-nhi-38-tuan-tuoi-6

Tiến hành xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe thai nhi.

Hãy sắm sửa đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho ngày chuyển dạ để tránh khỏi bị bỡ ngỡ hay vội vàng trong ngày sinh như: quần áo, đồ dùng cần thiết cho mẹ, cho bé, sổ khám bệnh…

Mỗi tuần thai - một chủ đề: Những biến đổi của cơ thể sau sinh

Cơ thể bạn thay đổi thế nào sau khi sinh

Kể cả khi quá trình chuyển dạ và sinh nở của bạn có diễn ra nhanh chóng và dễ dàng thì cũng phải mất tương đối thời gian để bạn lại cảm thấy mình như cũ. Có thể khó, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải mất 9 tháng để như thế này nên sẽ không phục hồi lại như cũ – cả về tình cảm và thể chất – chỉ sau một đêm được.

Mong đợi gì từ cơ thể bạn:

Bạn sẽ bắt đầu giảm cân ngay. Dù có thể sẽ phải mất thời gian để quay lại được với cân nặng trước khi có thai nhưng hầu hết phụ nữ đều nhẹ đi khoảng 5.5kg sau khi sinh một em bé khoảng 3.2 – 4kg và giảm thêm 400-900g nhau thai và khoảng 900g nữa gồm máu và dịch ối. Dù sẽ phải mất thêm thời gian nữa để cơ thể bạn về lại với vóc dáng trước khi sinh – cái bụng bầu còn ở lại lâu hơn bạn muốn – thì đến cuối tuần đầu tiên, bạn có thể sẽ giảm được khoảng 1.8kg nước.

Bạn sẽ xả sản dịch. Sau khi con bạn được sinh ra, những tế bào hình thành nên niêm mạc tử cung của bạn sẽ bắt đầu tróc ra. Và kết quả là đợt xả sản dịch kéo dài trong nhiều tuần. Đầu tiên, dịch này có lẫn với máu nên có màu đỏ giống như kinh nguyệt, sau đó nó dần nhạt màu đi và cuối cùng có màu trắng hoặc vàng trước khi hết.

Những cảm xúc của bạn sẽ thay đổi liên tục. Trong 1-2 tuần đầu tiên sau sinh, nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy xuống tinh thần khủng khiếp. Bạn có thể thấy mình buồn rầu, dễ khóc, kiệu sức, không ngủ được, cảm thấy bị mắc kẹt hay lo lắng. Sự thèm ăn của bạn cũng có thể thay đổi – bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn. Tin tốt là biến động tình cảm này thường sẽ hết sau 2-3 tuần.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Bạn có những dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như thấm hết một cái băng vệ sinh hoặc hơn trong vòng một giờ, các cục máu đông lớn hơn quả bóng golf hoặc máu màu đỏ tươi xuất hiện khoảng 4 ngày sau khi sinh. Bạn có thể bị tình trạng gọi là xuất huyết sau sinh trì hoãn. (Lưu ý: hãy gọi cấp cứu nếu bạn bị chảy máu đầm đìa hoặc có bất cứ dấu hiệu nào của bị sốc, bao gồm chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, yếu, thở gấp hoặc nông, da lạnh, bồn chồn…)
  • Bạn có những dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm bị sốt, đau bụng dưới hoặc có mùi hôi (những dấu hiệu của viêm nội mạc tử cung), khó đi tiểu, đi tiểu đau, nước tiểu đục hoặc có máu (dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu); đỏ, đau, chảy nước hoặc sưng tấy quanh vết thương (chẳng hạn vết sinh mổ, vết cắt tầng sinh môn hay vết rách); có vùng bị đau, cứng, đỏ, thường chỉ trên một bên vú, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ bắp hoặc mệt mỏi, có thể cả đau đầu (những triệu chứng của bệnh viêm vú, nhiễm trùng vú).
  • Bạn có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, chẳng hạn như không ngủ được kể cả khi con đã ngủ, có những suy nghĩ làm hại đến con, khóc suốt nhiều ngày liên tục hoặc có những cơn hoảng loạn.

Làm sao để phục hồi nhanh chóng:

  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cố gắng ngủ khi con ngủ. Lời khuyên này có thể khó cho bạn theo được, đặc biệt vào ban ngày, nhưng nó thật sự có hiệu quả.
  • Hạn chế khách đến thăm và thời gian phải dành để đón tiếp họ. Bạn hãy nghĩ đến chuyện tắt điện thoại và dán bảng “chúng tôi đang ngủ” trên cửa để không bị ai ghé vào quấy rầy.
  • Có chế độ ăn cân bằng.
  • Uống nhiều nước; Tránh cà phê, rượu và nước soda nhiều đường.
  • Chấp nhận tất cả những đề nghị giúp đỡ nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc bé, giúp các việc vặt… Nếu không ai đề nghị giúp bạn thì hãy nhờ họ. Điều này khó, nhưng hãy tin chúng tôi, bạn bè và gia đình luôn muốn giúp bạn và sẽ cảm thấy rất vinh dự nếu bạn hỏi nhờ họ. Nếu bạn không thể nhận được sự giúp đỡ miễn phí, hãy nghĩ đến việc thuê người giúp chăm em, lau dọn hoặc ai đó có thể giúp bạn nghỉ ngơi.
  • Đừng cô lập bản thân. Nói chuyện với bạn bè, họ hàng và những người mới làm mẹ khác về kinh nghiệm sinh nở cũng như cuộc sống cùng em bé mới sinh sẽ có thể giúp bạn vượt qua.

Lời khuyên cho bạn

  • Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi mang thai rồi và muốn được kích đẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Lựa chọn này phụ thuộc vào từng người, tuy nhiên rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc trước khi quyết định. Hãy lưu ý rằng đối với những trường hợp kích đẻ thì khả năng phải sử dụng đến dụng cụ sẽ cao hơn là chờ đến cơn đau đẻ tự nhiên.
  • Nếu bạn đã được chỉ định mổ đẻ thì bạn có thể sẽ được gặp bé vào cuối tuần 38 này.

Gợi ý cho tuần này

Mua áo ngực cho con bú. Nếu dự định cho con bú sữa mẹ mà chưa mua áo ngực cho bé bú, mẹ hãy mua ngay và mang theo chúng đến bệnh viện. Khi cho con bú, bộ ngực có thể tăng 1-2 cỡ so với trước khi có thai. Hãy nhớ mua kèm miếng lót thấm sữa đặt trong áo ngực để thấm sữa rỉ ra cùng với thuốc mỡ cừu đạt chuẩn y khoa để xoa dịu núm vú khi bị nứt nẻ. (Tránh dùng nếu mẹ dị ứng với len). Mẹ có thể xem sản phẩm áo ngực cho con bú SoYoung đang được chị em ưa chuộng nhé.

Hi vọng bài viết về thai nhi 38 tuần tuổi trên đây cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. Cám ơn các bạn đã quan tâm đọc bài, hãy comment ý kiến của bạn bên dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận nhé.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 39 tuần tuổi

Bình luận

Popup image default
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo