23 dấu hiệu có bầu vô cùng đơn giản mà không cần dùng đến que thử thai

Quỳnh Trang 06 tháng 01, 2023 - 11:59 (GMT +07)   23 dấu hiệu có bầu vô cùng đơn giản mà không cần dùng đến que thử thai

Một thời gian ngắn sau khi xảy ra quan hệ tình dục, biểu hiện có bầu thường xuất hiện trên cơ thể người phụ nữ. Nếu có những dấu hiệu có bầu sau thì các chị em được chuẩn đoán là có khả năng mang thai rất cao mà chưa cần dùng đến que thử thai để xác minh.

Mỗi bà bầu lại có những dấu hiệu cho thấy mang thai khác nhau. Những dấu hiệu mang thai sau 2 tuần trở ra thường biểu hiện rõ rệt hơn trên cơ thể. Tuy nhiên, dù thời gian có bầu là bao lâu thì phần lớn chị em đều không tránh khỏi những biểu hiện dưới đây:

1. Buồn nôn hay còn gọi ốm nghén

Là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Không phải tất cả phụ nữ đều bị buồn nôn khi bắt đầu dính bầu, nhưng phần lớn nhiều người phải vật lộn với chứng ốm nghén trong suốt quá trình mang thai. Buồn nôn có thể bắt đầu sớm nhất là 5 tuần, tuy nhiên thông thường triệu chứng này xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ.

2. Thèm ăn

Khi dính bầu được hơn 1 tuần, một số phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu thèm ăn. Khi có dấu hiệu có bầu là thèm ăn thì điều quan trọng là phải biết lựa chọn thực phẩm lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả em bé trong bụng, đặc biệt cần bổ sung các chất dinh dưỡng như protein và acid folic.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai

Người mang thai luôn có cảm giác thèm ăn.

3. Đầy hơi, táo bón, ợ nóng

Đây cũng là những triệu chứng sớm của việc mang thai và thường tiếp tục cho đến khi thai được 1, 2 tháng.

4. Thay đổi kích thước vòng một

Vòng một thường thay đổi kích thước ngay trong thai kỳ đầu tiên, đó là do các mô vú tăng lên để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Tĩnh mạch ở ngực trở nên rõ ràng hơn và núm vú có thể sẫm lại. Biểu hiện có bầu này thường xảy ra ở nhiều chị em.

5. Đau xung quanh nhũ hoa

Nhiều chị em cho biết chỉ khoảng 1 vài tuần sau khi thụ thai đã cảm nhận vòng một của mình trở nên nhạy cảm hơn. Chiếc áo ngực bạn vốn yêu thích bỗng trở nên cọ sát vào da thịt gây khó chịu. Ở xung quanh núm vú có cảm giác ngứa nhẹ hoặc như bị châm chích. Nguyên nhân của hiện tượng này xảy ra do hormone thai kỳ tăng lưu lượng máu đến bộ ngực của người mẹ, các tuyến sữa cũng bắt đầu kích hoạt nên vòng 1 của nhiều chị em tăng size đầy đặn hơn.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-1

Đau vùng nhũ hoa khi mang bầu.

6. Đi tiểu thường xuyên

Triệu chứng này cũng là một dấu hiệu có bầu dễ nhận biết. Khi cấn bầu, tử cung và nội tiết tố thay đổi làm tăng lượng máu lưu thông, từ đó dẫn đến việc tiểu thường xuyên. Thai càng lớn, bà bầu càng đi tiểu nhiều do áp lực trọng lượng của em bé đè lên bàng quang. Nếu mỗi khi đi tiểu có cảm giác đau đớn, bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu và cần đến bác sĩ kiểm tra.

7. Đau bụng

Nếu cảm thấy bụng đau như lúc hành kinh có thể là dấu hiệu có bầu mà cơ thể bạn cho biết. Đau nhẹ ở tử cung và không chảy máu là điều bình thường bởi đó là kết quả của việc tử cung mở rộng để sau này phục vụ cho việc sinh em bé. Nếu cơn đau quặn thắt và xảy ra liên tục nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-6

Đau bụng cũng là một yếu tố giúp nhận biết mang thai.

8. Ngạt mũi

Là một triệu chứng của các bà bầu đôi khi bị bỏ qua. Khi việc cung cấp máu được tăng lên trong cơ thể, mũi bị sưng nhẹ có thể dẫn đến nghẹt mũi.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-2

Người mang bầu đôi khi có thể cảm thấy ngạt mũi.

9. Mất kinh

Đây là dấu hiệu đầu tiên nhận biết có thai, dù ở một số phụ nữ vẫn có một lượng máu nhỏ chảy ra và điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc chảy máu chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ít hơn một ngày và đến sớm hơn so với ngày dự kiến hành kinh.

Xem thêm: Trễ kinh bao lâu thì có thai? Cách nhận biết chính xác nhất

10. Nhức đầu

Đây cũng là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu mới mang thai do những thay đổi của hóc môn.

11. Bầu ngực nổi các tĩnh mạch

Nhiều chị em không thấy bầu ngực lớn hơn trước mà thấy vùng da quanh ngực nổi các tĩnh mạch và có cảm nhận núm vú không còn vẻ tươi hồng mà hơi sẫm màu hơn so với trước.

12. Vùng kín luôn ẩm ướt

Khi mang bầu, dịch âm đạo của chị em sẽ tiết ra thường xuyên với lượng nhiều hơn. Chị em sẽ có cảm giác khó chịu vì vùng kín thường xuyên ẩm ướt. Điều này là dấu hiệu bình thường, bạn nên thường xuyên thay quần lót hoặc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, không nên thụt rửa âm đạo khiến mất cân mất hệ vi khuẩn tự nhiên.

13. Thử máu hoặc nước tiểu có kết quả dương tính với HCG

Sau khi chậm kinh 1-2 tuần hoặc có dấu hiệu có thai, chị em có thể xác định chính xác mình có thai hay không bằng cách xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Việc xét nghiệm nước tiểu có thể thực hiện bằng que thử thai tại nhà. Xét nghiệm máu cần phải đến cơ sở y tế. Cả 2 hình thức xét nghiệm này đều nhằm để phát hiện sự có mặt của hormone HCG chỉ có ở phụ nữ mang thai.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-3

Người mang thai có kết quả dương tính với HCG.

14. Thân nhiệt tăng

Bắt đầu từ thời điểm rụng trứng đến khoảng 2 tuần sau thân nhiệt của người phụ nữ vẫn tăng nhẹ so với bình thường. Nếu qua 2 tuần, thân nhiệt vẫn chưa về mức bình thường thì có thể đây là dấu hiệu có bầu của bạn. Khi thân nhiệt tăng, bạn dễ mọc mụn trứng cá ở mặt, lưng hoặc lên các nốt rôm li ti tại các vùng da trên cơ thể.

15. Ra máu báo

Đây có thể được coi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhưng bị nhiều chị em bỏ qua. Bạn có thể nhận thấy đáy quần lót xuất hiện chút dịch màu hồng nhạt hoặc màu nâu. Nhiều người lại cho rằng mình sắp đến kỳ hành kinh nên không để ý trong khi đó trứng đã thụ tinh và làm tổ ổn định trong buồng tử cung.

16. Đau lưng

Đây cũng là một dấu hiệu mang thai sớm cho thấy dây chằng đang được nới lỏng. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột ở vùng lưng dưới rồi lan khắp cả lưng.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-7

Chị em phụ nữ thường thấy đau lưng hơn khi mang thai.

17. Âm hộ, âm đạo đổi màu

Bước sang tuần thứ 4 mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết rằng mình đã làm mẹ. Và một ngày khi vệ sinh vùng kín mới chợt thấy “cô bé” hồng hào của mình đã chuyển sang màu tím đỏ sẫm. Việc gia tăng lượng máu chuyển đến các mô ở khu vực này là nguyên nhân chính của sự thay đổi.

18. Chuột rút

Vì sao bạn dễ bị chuột rút khi có thai? Các chuyên gia giải thích rằng, đây là sự chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp. Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hiện tượng này sẽ “theo chân” mình trong suốt thai kỳ, vì bụng bạn sẽ ngày một lớn hơn và gây áp lực lớn hơn lên nửa người dưới.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-4

Chuột rút khi mang thai xảy ra là do sự phát triển của thai nhi.

19. Rôm sảy

Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn tăng cao hơn bình thường làm da không thoát mồ hôi kịp. Hệ quả là rất dễ xuất hiện rôm xảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc vùng da thường xuyên ma sát với quần áo. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng chịu đựng tình trạng này.

20. Khó thở và hụt hơi

Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở. Hoặc bạn cũng có cảm giác một hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone. Khi thai lớn hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng, việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ khiến cơ thể tự điều chỉnh để làm cho bạn hít nhiều oxy hơn trong mỗi lần thở cũng sẽ gây ra tình trạng khó thở và hụt hơi này.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-8

Người mang thai thường thấy khó thở.

21. Nhạy cảm với mùi hương

Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi thuốc lá bạn cực ghét, mùi nước hoa yêu thích của bạn hay đơn giản là mùi cơm chín… cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn. Đó chính là dấu hiệu có bầu của cơ thể bạn đấy.

22. Táo bón

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

23-dau-hieu-co-bau-ma-khong-can-dung-den-que-thu-thai-5

Táo bón khi có bầu là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải.

23. Dịch âm đạo tiết ra nhiều và đặc hơn

Nguyên nhân của hiện tượng này đó là cơ thể người phụ nữ tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường trong thời gian đầu mang thai. Nội tiết tố hormone sinh dục cũng tăng lên dẫn đến tình trạng khí hư ra nhiều hơn bình thường. Ngoài ra còn một lý do khác đó là khả năng tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus khi cơ thể có bầu qua đường âm hộ âm đạo.

Từ những dấu hiệu có bầu vô cùng đơn giản và dễ nhận biết mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng các chị em đúc rút cho mình được kinh nghiệm để có thể chăm sóc cơ thể thai phụ và em bé một cách tốt nhất. Chưa cần dùng que thử thai mà các chị em nếu thấy cơ thể mình có những dấu hiệu như trên thì nên đến cơ sở y tế để khám và tư vấn sức khỏe. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc chào mừng thành viên mới của gia đình.

Bình luận 498 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
Sắp xếp theo
Q
quang-nguyen-1733203487
12:25 03/12/2024

Chanh ơi em có qh với bạn vào ngày 16 ckkn của em thường vào ngày 20 có cho vào và xuất trong xong cái em uống ttkc vậy thì em có thai kh ạ 7 ngày sau em ra máu 5 ngày những không biết là kinh nguyệt hay máu báo thai vậy có thai được không chanh

Trả lời
Gửi bình luận
Q
quang-ngo-1727380127
02:46 27/09/2024

chị ơi tụi em qhe ngày 20 mà ngày kinh của em là 27-28 thì nay vẫn chưa đến kì ạ mà có dấu hiệu ngực căng và đau thì có thai không ạ

Trả lời
Gửi bình luận
H
Hien
14:47 28/08/2024

Em có kinh ngày 3 đến ngày 6. Tụi em qhe ngày 12 chu kì của e là 31 ngày, tụi em qh có bảo vệ nhưng vô tình bị rách lỗ như kim châm thì khả năng có thai cao ko ạ chị Chanh

Trả lời
Gửi bình luận
V
Viewer
12:58 20/04/2023

c ơi, vào ngày ck14 (ngày k an toàn vì ckkn em 25-28ngày) bạn có đưa vào mà k sd bcs ạ, tuy nhiên chỉ đưa vào tầm 1-2p rồi rút ra chứ k có xuất tinh ạ, tầm ngày hôm sau em có dùng tttkc thì có an toàn k ạ

Trả lời
T
Thu Thảo
11:58 03/05/2023
@PN: em dùng thuốc rồi thì an toàn đến 95% em nhé.
Trả lời
Gửi bình luận
T
Thuthu
07:39 11/04/2023

Chanh ơi tháng này em có uống ttkc 3 lần có lần cuối qh đc 30h thì em mới uống , bình thường tới mùng 6 em sẽ tới tháng mà bọn e qh ko an toàn ngày 29 có xuất trong giờ em bị trễ 6 ngày có phải có thai k ạ

Trả lời
T
Thu Thảo
14:05 18/04/2023
@Thuthu: e đang lạm dụng thuốc TTKC quá nhiều rồi, e nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc này kẻo sau này nguy cơ không thể có con sẽ rất lớn. Thay vào đó hãy dùng các biện pháp tránh thai an toàn hơn như bao cao su em nhé. Còn hiện tại của em thì không phải dấu hiệu có thai mà là dấu hiệu của tác dụng phụ của thuốc em nhé
Trả lời
Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo