Cẩm nang mang thai: Thai nhi 7 tuần tuổi

13.12.2022 - 11:01

Cơ thể bạn như thế nào khi mang thai được 7 tuần? Thai nhi 7 tuần tuổi có những biến đổi như thế nào? Nếu chưa biết rõ thì các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết này của mình nhé.

Thai nhi 7 tuần tuổi đã hình thành tim thai, lúc này bạn có thể đi siêu âm để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, siêu âm còn giúp các mẹ tính được tuổi thai nhi một cách chính xác nhất. Mang thai tháng thứ 7 cũng là lúc cơ thể mẹ có những dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, đi tiểu nhiều, chóng mặt,... 

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-1

Thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu “lộ” rõ trong bụng mẹ và lúc này bạn đã có thể cảm nhận được thai nhi trong bụng. Mặc dù đối với hầu hết các thai phụ, những tuần đầu tiên quả không dễ dàng; nhưng một số bà mẹ lại không hề hấn gì. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng cảm thấy như mình đã bị tước mất một điều gì đó thiêng liêng và đặc biệt. Vẫn còn hơn 30 tuần nữa, bạn hãy chờ và trải nghiệm những cảm giác khi mang thai.

Thoạt nhìn thì sẽ khó thấy được bạn đang mang thai, nhưng tự bạn sẽ cảm nhận vùng bụng mình dày lên đáng kể. Những chiếc quần hay váy ôm bó sẽ không còn vừa vặn nữa, và bạn không còn được thoải mái chọn đồ như trước đây. Vẫn còn hơi sớm để diện đồ bầu lúc này nên hãy lục thật kỹ tủ áo quần của bạn và cố gắng tìm những chiếc áo quần có phần eo rộng rãi hoặc lưng thun co giãn.

Khi mang thai được 7 tuần, có lẽ bạn muốn báo tin vui cho gia đình và bạn bè thân thiết. Không có thời điểm nào là thời điểm hoàn hảo để thông báo cho cả thế giới này biết là bạn sắp có em bé đâu. Hãy chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với những người thân yêu lúc này.

XEM THÊM: Thai nhi 6 tuần tuổi có gì đặc biệt?

Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai nhi được 7 tuần

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-2

Vẫn còn quá sớm để có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được qua thành bụng rằng tử cung của bạn đang nong rộng ra. Lúc này bụng bầu của bạn vẫn còn được che giấu bởi xương chậu và sẽ không nhô lên cho đến khi được 12 tuần.

Có thể bạn sẽ nhìn thấy những mạch máu của mình nổi rõ lên, đặc biệt là ở vùng ngực và chân. Khi bạn đứng lâu thì chân có thể sẽ sưng đau, và bạn muốn ngồi nhiều hơn trước. Cố gắng nâng chân lên bất cứ khi nào có thể và thường xuyên gác chân lên ghế ngồi hoặc ghế gác chân để giúp máu lưu thông nhé.

Âm đạo của bạn có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên bạn đừng lo lắng, trừ phi nó có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc khiến âm đạo bạn tấy rát. Nhiều thai phụ dùng băng vệ sinh hàng ngày, điều này rất hữu ích.

Thi thoảng bạn sẽ bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới. Điều này cũng bình thường và cảm giác đau này tương tự như cảm giác nặng nề, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau liên tục, hoặc âm đạo của bạn bị chảy máu, hay đơn giản là bạn thấy lo lắng, hãy trao đổi với người đỡ đẻ hoặc bác sĩ của bạn.

Hai đầu vú của bạn có thể sẽ lớn ra và thâm lại. Có thể sẽ có cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú, chúng được gọi là những nốt Montgomery - giúp cho hai đầu vú của bạn sẵn sàng tiết sữa. Đừng nắn bóp hay cố gắng nặn bỏ những nốt này. Chúng thực sự có ích chứ không giống như mụn nhọt xấu xí đâu.

Thêm một điều bất ngờ, bạn có thể sẽ được trở lại thời dậy thì ở tuần thứ 7 này với rất nhiều mụn trên mặt. Các hóoc-môn thời kỳ thai nghén chính là thủ phạm gây nên đám mụn kia. Bạn hãy cẩn thận với các loại mỹ phẩm dành cho da mặt lúc này vì có một số loại kem thật sự các thai phụ không nên dùng.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-4

Tổng hợp triệu chứng khi mang thai 7 tuần:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Đau tức ngực
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Tiết nhiều nước bọt
  • Thèm ăn
  • Ợ nóng và khó tiêu
  • Táo bón

Về tinh thần

Có thể bạn sẽ bị xuống tinh thần một chút ở tuần này. Cảm giác mệt mỏi và buồn nôn thường trực vẫn còn nguyên đó, mà bạn cũng không có cách gì để cảm thấy khá hơn. Cứ bình tĩnh. Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khỏe hơn vào cuối thời kỳ 3 tháng đầu tiên. Từ lúc này, bạn sẽ bắt đầu đếm ngược tới ngày em bé ra đời.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-3

Ở giai đoạn này, nhiều ông bố chưa thực sự cảm nhận được sự thay đổi lớn lao nào như người mẹ. Trải nghiệm làm bố mới chỉ đơn giản là nghe bạn tả lại những triệu chứng, những thay đổi trên cơ thể người mẹ, chứ chưa thực sự được nhìn thấy hay cảm thấy khác biệt nào đáng kể. Không nên suy diễn rằng các ông bố thiếu quan tâm hay kém hào hứng với việc có em bé. Cũng cần vài tuần nữa các ông bố mới thực sự cảm nhận được rằng bạn đang mang thai và em bé sắp ra đời.

Một số bà mẹ sẽ có chút cảm giác tội lỗi vì không mấy hết lòng với tình yêu dành cho em bé trong giai đoạn này. Họ lo lắng rằng em bé sẽ “biết” được những suy nghĩ tiêu cực của mẹ và thấy mình không được nhiệt tình chào đón. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng lo lắng và buồn phiền. Bởi đơn giản, em bé không có khả năng biết được bạn đang cảm giác thế nào đâu.

Những biến đổi của thai nhi tuần thứ 7

Thi nhi lúc này có kích thước bẳng khoảng quả nho (lớn hơn khoảng 10.000 lần lúc bắt đầu thụ thai). Hầu hết sự tăng trưởng này tập trung ở phần đầu khi các tế bào não mới phát sinh với tốc độ 100 tế bào mỗi phút. Nếu được quan sát lúc này, mẹ sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi hai mắt và lỗ mũi đang hình thành. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. 

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-5

Thai nhi của bạn lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu xanh, và không phải là quả ô-liu rất to như bạn đang nghĩ đâu, chỉ là một quả ô-liu cỡ trung bình mà thôi.

Thai nhi tuần này đã có tim thai. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn). Nếu bạn đi khám thai vào tuần này, bà đỡ hoặc bác sĩ của bạn đã có thể nghe được tim thai bằng máy siêu âm. Ngay lúc này bạn đã có thể trở về nhà với cảm giác sung sướng của một người biết chắc chắn rằng mình sắp được làm mẹ.

Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền từ bạn và bố của bé.

Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.

Tại sao nên siêu âm khi thai nhi được 7 tuần

Siêu âm thai vào tuần thứ 7 là cần thiết vì:

  • Xác định được một thai, song thai hay đa thai.
  • Xác định được tuổi thai. Giai đoạn này thường được siêu âm chính xác vì sai số khoảng vài ngày) .
  • Nếu phụ nữ mang thai có tiền sử xuất huyết, siêu âm có thể xác định nguyên nhân và chỗ bị xuất huyết.
  • Nghe được nhịp tim thai.
  • Kiểm tra kích thước của phôi thai và đảm bảo thai nhi phát triển có kích thước phù hợp với tuổi thai.
  • Kiểm tra tổng quát tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Để đảm bảo phôi thai có bám chặt vào thành tử cung và không có thai ngoài tử cung.
  • Siêu âm hỗ trợ khi phụ nữ mang thai không nhớ chính xác thời điểm có kinh nguyệt cuối cùng của mình. Vì việc ước tính tuổi phát triển của phôi thai có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Thời điểm cần thiết để đi siêu âm thai tổng quát

Việc siêu âm sẽ đưa ra được ngày dự sinh dựa trên sự phát triển của phôi thai.

Phụ nữ mang thai nên đi siêu âm thai tổng quát khi:

  • Không nhớ rõ ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của họ.
  • Có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.
  • Đã từng bị sẩy thai và đã sớm có thai lại.
  • Đã ngừng sử dụng biện pháp tránh thai như uống thuốc hoặc các hình thức tránh thai bằng hoóc môn thay thế.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú và mặc dù không có kinh nguyệt nhưng vẫn có thể mang thai.
  • Trong bất kỳ tình huống khác, hoặc vì phải xác định tuổi thai.

Khi nào thì nên đi siêu âm lần đầu?

Vào khoảng tuần thứ 7 – 10 của thai kỳ, đây là thời điểm siêu âm thai vô cùng quan trọng mà các phụ nữ có thai không được bỏ qua. Vì đây là lúc thai nhi đã hình thành nên siêu âm sẽ tính được tuổi thai nhi chính xác nhất. Phôi rất quan trọng vì nó là yếu tố sẽ xác định đặc điểm của sự phát triển thai nhi tại giai đoạn này.

Khi phôi lớn thành bào thai, sự phát triển là do gen di truyền và các nhân tố phát triển. Do đó, việc siêu âm sớm để dự đoán ngày sinh ở giai đoạn này được xem là chính xác hơn khi siêu âm lúc cuối kỳ tháng thứ 3, khi mà kích thước của thai nhi ít có tương quan đến tuổi thai hơn giai đoạn trước.

Thực hiện siêu âm vào tuần thứ 7

Có hai cách siêu âm thai nhi ở giai đoạn này: soi qua bụng hoặc thông qua âm đạo. Người ta cho rằng siêu âm thai 7 tuần tuổi qua âm đạo cung cấp trực quan tốt nhất và chính xác nhất do máy không phải xử lý qua nhiều lớp cơ và mô để đưa ra hình ảnh.

Khi siêu âm ngả âm đạo, đầu dò được đặt trong âm đạo của người phụ nữ mang thai và các sóng âm thanh được truyền qua cổ tử cung và trực tiếp vào tử cung. Và các bà mẹ không cần thiết phải làm căng bàng quang. Nhưng khi phải siêu âm qua bụng thì cần phải để bàng quang căng lên, nâng tử cung cao hơn để có thể nhìn thấy phôi rõ hơn trong khung xương chậu. Khi thai nhi lớn hơn thì không cần làm căng bàng quang vì tử cung mở rộng không còn được chứa trong vành chậu.

Một số vấn đề khác khi siêu âm thai nhi tuần thứ 7

Không thể thấy rõ thai nhi

Trong giai đoạn này, phôi thai và túi thai còn quá nhỏ để nhìn thấy. Tuy nhiên, phôi lớn theo từng ngày và trong một tuần, phôi phát triển khác biệt rất nhiều.

Con tôi là trai hay gái?

Thai 7 tuần tuổi vẫn còn quá sớm để xác định giới tính vì phôi thai chưa phát triển. Bạn có thể nhìn thấy đầu và thân thể của bé .

Siêu âm tuần thứ 7 ở vài khía cạnh có thể được kết quả khá chính xác vì phôi thai đang phát triển rất nhanh. Phôi thai lúc này không chuyển động nên có thể dễ dàng đo chiều dài chính xác và chụp được hình rõ hơn là khi trờ thành thai nhi có thể lộn vòng và dịch chuyển nhiều.

Liệu tôi có thể nghe nhịp tim của con mình khi siêu âm ở tuần thứ 7?

Có thể nghe được nhịp tim thai khi siêu âm qua đường âm đạo. Trung bình nhịp đập là 90 – 100 lần/phút khi được 6-7 tuần tuổi. Khi thai nhi càng phát triển, nhịp trung bình sẽ tăng lên khoảng 150-160 lần/phút. Do tim của thai nhi cần phải hoạt động liên tục và hiệu quả hơn để bơm máu oxy vào cơ thể và não.

Làm cách nào để có một kết quả siêu âm rõ ràng hơn?

Chất lượng của các thiết bị và các kỹ năng của người phụ trách là rất quan trọng khi thực hiện siêu âm thai.

Hãy hỏi bác sĩ, bạn bè có kinh nghiệm về địa điểm siêu âm có kết quả tốt nhất cho buổi siêu âm lần đầu trong tuần thư 7.

Vì sao kết quả siêu âm không lúc nào cũng chính xác 100%

Ngay cả với các siêu âm công nghệ tốt nhất và thành thạo nhất, siêu âm không thể cung cấp chính xác tuyệt đối ngày dự sinh, giới tính, kích thước hoặc tình trạng thai nhi. Điều này áp dụng ở bất cứ giai đoạn của thai kỳ.

Nguyên nhân:

  • Thai nhi có nhiều tư thế khác nhau: nằm thẳng, cuộn tròn, nằm ​​nghiêng hoặc ở một vị trí mà khi siêu âm khó đo được kích thước.
  • Mỗi thai nhi là một cá thể và có yếu tố di truyền tác động.
  • Sức khỏe của người mẹ và của nhau thai cũng đóng vai trò quan trọng đối với kích thước của thai nhi.

Xác định giới tính thai nhi

Một nghiên cứu ở Mỹ khẳng định: để xác định giới tính thai nhi chỉ sau 7 tuần có thể cho kết quả chính xác đến trên 95%, người ta có thể tiến hành xét nghiệm máu của người mẹ. Phương pháp cũng giảm tối đa sự can thiệp vào thai nhi.

Nhiễm sắc thể Y chỉ có ở năm giới vì vậy người mẹ rất có thể mang thai bé trai nếu qua xét nghiệm máu mẹ thấy có nhiễm sắc thể Y. Nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y thì bà mẹ mang thai bé gái.

Mức độ chính xác của xét nghiệm máu bà mẹ mang thai đúng đến 95,4% đối với thai nhi nam và 98,6% đối với thai nhi nữ. Trước 7 tuần, các xét nghiệm máu có thể xác định được giới tính bào thai là nam giới đúng đến 74,5%. Thời gian sau đó, kết quả có độ chính xác tăng lên. Các xét nghiệm tiến hành giữa thời gian 7 tuần và 20 tuần đầu mang thai sẽ cho kết quả có tỉ lệ phần trăm chính xác lên tới 95% với bào thai nam và đến 99% với bào thai nữ. Sau 20 tuần, xét nghiệm máu gần như hoàn toàn chính xác, đúng đến trên 99% đối với bào thai nam giới và 99,6% đối với bào thai nữ giới.

Theo rà soát kết quả của khoảng 57 cuộc nghiên cứu cùng lúc đại diện cho 6,541 trường hợp thai nghén, người ta đã nhận thấy phương pháp xét nghiệm máu cho kết quả chính xác khoảng 95% và chuẩn xác về giới tính khoảng 98,6%. Nếu thử nghiệm khoảng 100 cặp đôi thì chỉ có một vài trong số đó chưa biết chính xác giới tính của thai nhi.

Cần thiết hay không việc sớm xác định giới tính thai nhi?

Trong một số trường hợp bất khả kháng, thai phụ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm khi nghi ngờ có bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể., qua đó họ đồng thời cũng biết được giới tính của con mình. Phương pháp xét nghiệm ADN của phôi thai trong máu mẹ chỉ được chỉ định cho các bà mẹ khi:

  • Gia đình đã có tiền sử người mắc bệnh
  • Mẹ từng tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ nên thai nhi có khả năng nhiễm bệnh
  • Mẹ bị ốm, cúm hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian mang thai...

Các bác sĩ cũng có thể phát hiện một số bệnh của em bé như máu không đông, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay bất đồng nhóm máu với mẹ...

Có những đôi vợ chồng muốn biết con mình là trai hay gái, chỉ đơn giản vì quá tò mò. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp có nhu cầu xác định sớm giới tính của con xuất phát từ áp lực gia đình, hoặc mong muốn cá nhân. Ví dụ các cặp đôi sẽ tiếp tục việc mang thai nếu thai nhi là một bé gái vì họ đã có 3 bé nam. Bên cạnh đó, do một số định kiến trong xã hội, nếu biết về giới tính sớm rất có thể sẽ gây tăng số lượng các vụ phá thai của các cặp vợ chồng trẻ.

Bởi vậy, việc lựa chọn giới tính cho trẻ, cũng như xét nghiệm máu để biết giới tính thai nhi vì các lí do xã hội là bất hợp pháp. Nó có nguy cơ gây ra một tai họa trong việc phát triển cấu trúc xã hội, gây mất cân bằng giới tính trong tương lai.

Các gia đình nên sẵn sàng tinh thần đón nhận em bé bất kể giới tính. Điều quan trọng nhất khi theo dõi thai là chắc chắn rằng con bạn vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Lưu ý với thai nhi 7 tuần tuổi

  • Bạn nên bắt đầu tìm lớp dành cho các bà mẹ tương lai. Có thể cần phải đặt trước và có thể còn bị xếp trong danh sách chờ nữa.
  • Hãy nghĩ đến việc đăng ký một lớp yoga dành cho bà mẹ mang thai hay một hình thức vân động nào khác tương tự trong khu vực gần nhà bạn ở. Đây cũng là cách rất hay để gặp gỡ những thai phụ khácvà xây dựng một mạng lưới những người bạn mới có thể hỗ trợ nhau về sau.
  • Nếu bạn vốn là người thường xuyên chạy bộ, hãy nghĩ đến việc chuyển sang một môn thể dục khác nhẹ nhàng hơn. Những hình thức thể dục thể thao tạo chấn động liên tục như thế này không hề tốt cho thai nhi. Vẫn còn nhiều cách vận động khác nhẹ nhàng phù hợp hơn với bạn trong giai đoạn này.
  • Đối với đồ ăn: Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho người đang có thai như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng. Tất cả các loại bao bì phồng rộp, có khe hở đều có thể bị nhiễm độc và tuyệt đối tránh mua hay ăn.

Thai nhi 7 tuần tuổi không có tim thai?

"Tôi 38 tuổi, chữa hiếm muộn đã mấy năm thì vừa rồi mới có tin mừng. Nhưng đến tuần thứ 7 thì mất cảm giác nghén, tôi lập tức đi siêu âm thì được bác sĩ cho biết thai lưu.

Có người bảo tôi phải hút ngay kẻo càng để càng nguy hiểm. Có người lại bảo đợi 2 tuần nữa đi siêu âm lại mới khẳng định được chứ đừng vì thấy chưa có tim thai mà đã bảo thai lưu, tim thai đôi khi tuần 9 tuần 10 mới có. Bác sĩ cho tôi hỏi phải làm sao? Sau khi hút thai thì lần tới có thai lại tôi sẽ phải đi khám từ khi nào, và phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề gì? Cảm ơn bác sĩ."

Trả lời:

Thông thường, ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, bằng phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ có thể giúp bà mẹ nghe được tim thai của bé trong bụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tim thai có thể được nghe thấy muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

Trường hợp của bạn, có thể khẳng định việc thai chết lưu hay không bằng cách thử beta HCG qua xét nghiệm máu. Nếu thực sự thai không còn sống, việc cho thai ra không phải là cấp cứu, tuy nhiên nên cho ra càng sớm càng tốt. Thai chết lưu gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là những bà mẹ hiếm con như bạn.

Nếu điều này không may xảy ra, bạn cố gắng đừng nghĩ ngợi quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy nghỉ ngơi, thả lỏng cả tinh thần và thể chất. Khi bạn cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục thì có thể quan hệ lại. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nên tránh thai để chuẩn bị cho lần mang bầu sau thật tốt.

Nếu lo lắng, vợ chồng bạn có thể làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bản thân bạn có thể làm xét nghiệm định nhóm máu Rh. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axít folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.

Khi đã có thai bạn nên đi khám thai sớm ở những cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sĩ tư vấn, giúp đỡ, đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.

XEM THÊM: Thai nhi 4 tuần tuổi phá thai có an toàn không?

Mang thai 7 tuần tuổi nên ăn gì?

Thịt nạc

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-6

Thịt nạc cung cấp protein và sắt giúp các mẹ và thai nhi phát triển tốt, giảm thiểu những nguy cơ thiếu máu, nhẹ cân, sinh con. Thịt nạc cũng là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin B6 và vitamin B12, giúp phát triển trí não và chiều cao.

Khoai lang

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-7

Loại củ dân dã này chứa beta-carotene – một chất oxy hóa để cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A là chất quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển xương của em bé. Ngoài ra khoai lang còn chứa chất xơ, vitamin B6, vitamin C, sắt… giúp hạn chế táo bón cho mẹ bầu dinh dưỡng thời kỳ mang thai.

Cá hồi

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-8

DHA và EPA (hay còn được biết đến với tên gọi axit omega 3) được hấp thụ vào khoảng thời gian mẹ mang thai sẽ giúp não bé phát triển và thông minh hơn, đồng thời nâng cao khả năng vận động

Khi bé chào đời, được phơi nắng, vui đùa ngoài trời là cách hấp thụ vitamin D tự nhiên hiệu quả nhất, giúp xương phát triển tốt. Chính vì thế, khả năng vận động rất được coi trọng.

Thực phẩm giàu canxi

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-9

Sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… là những thực phẩm giàu canxi, giúp bé phát triển tốt về chiều cao sau này. Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian thai nhi 6 tuần tuổi mang thai là 800-1.000 mg một ngày.

Rau xanh

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-7-tuan-tuoi-10

Rau xanh chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bà bầu như các chất chống oxy hóa, canxi, chất xơ, vitamin A và folate. Trong đó, vitamin A giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Các loại rau xanh nên ăn nhiều là: rau bó xôi (hay còn gọi là chân vịt), bông cải xanh, cải xoăn…

Chế độ cân bằng dinh dưỡng

Con sẽ không thể nào cao lớn được nếu bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Do đó, mẹ bầu nhớ lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Một chế độ dinh dưỡng tốt là phải đa dạng, cung cấp được đầy đủ các loại dưỡng chất cũng như các nhóm thực phẩm cho chế độ ăn cho mẹ.

Bên cạnh đó, để con phát triển tốt, mẹ cần ngưng sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café, nước chè đặc, giấm, ớt, tiêu… không nên ăn mặn, ngủ đủ giấc và tránh stress kéo dài.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thai nhi 7 tuần tuổi. Hi vọng rằng những thông tin này giúp ích cho các bạn. Chúc các mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!