Cẩm nang mang thai: Thai nhi 9 tuần tuổi

Quỳnh Trang 13 tháng 12, 2022 - 11:24 (GMT +07)   Cẩm nang mang thai: Thai nhi 9 tuần tuổi

Các mẹ đã biết thai nhi 9 tuần tuổi có những thay đổi gì chưa? Cơ thể bé có khá nhiều thay đổi rõ rệt trong thời gian này đấy. Đặc biệt, các cơ quan nội tạng của bé đang được hình thành và các ngón tay đã có thể cử động rồi. Còn đối với cơ thể mẹ thì đã xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, kích thước vòng eo to ra và tinh thần phấn chấn hơn,....

Mang thai 9 tuần tuổi là khoảng thời gian các triệu chứng ốm nghén có thể giảm xuống và các mẹ bắt đầu thấy thèm ăn hơn. Đây là dấu hiệu bé đang cần bổ sung dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Bên cạnh đó các mẹ cũng nên cẩn thận khi di chuyển để đảm bảo an toàn cho bé. Hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào các mẹ rảnh để cơ thể thoải mái nhất nhé. 

Sự phát triển của nhi 9 tuần tuổi

Kích thước của thai nhi:

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-1

Đến tuần thứ 9, thai nhi đã dài gần 2.5cm. Giờ đây, trông đã không còn giống một chú nòng nọc hay một chú gấu túi, mà rõ ràng đã là người trái đất rồi các mẹ nhé.

Trán, mắt và ngón tay:

Trán của thai nhi sẽ bớt rô ra ngoài. Vị trí của mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Những ngón tay và ngón chân ban đầu còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-2

Sự hình thành giới tính của thai nhi:

Nếu đây là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành. Khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ mới bé xíu xiu.

Thai nhi thay đổi tư thế trong bụng mẹ:

Đến tuần thứ 9, cơ thể em bé cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn co lên ngang hông.

Sự xuất hiện của núm vú:

Giờ đây, chúng ta có thể thấy núm vú xuất hiện trên ngực em bé. Hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ, bây giờ đã nằm đúng chỗ.

Các cơ quan nổi tạng và hệ tiêu hóa đang dần hình thành:

Trong giai đoạn này, tim bắt đầu phân chia rõ ràng và có 4 ngăn. Ruột phát triển tuy nhiên không phải bên trong phôi thai mà ở phía bên trong dây rốn, và sau đó sẽ di chuyển vào bên trong bụng thai nhi khi thai nhi đủ lớn. Đến cuối tuần thứ 9, núm vú cũng xuất hiện trên ngực bé.

Tuyến yên, thanh quản và khí quản cũng bắt đầu hình thành.

Sự phát triển của cánh tay:

Ở tuần này, cánh tay đã phát triển tương đối và uốn cong ở phần khuỷu tay và cổ tay khá rõ ràng. Đến cuối tuần, các vết lõm ở chân sẽ hình thành đầu gối và mắt cá chân, móng chân cũng có thể bắt đầu xuất hiện.

XEM THÊM: Thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg và những điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi ở tuần thứ 9

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-3

Những thay đổi trong cơ thể bạn trong tuần 9

  • Tóc của bạn vốn liên tục trải qua chu kỳ mọc – rụng, giờ đây lại nằm im lìm ngủ đông. Đây là một trong những lý do khiến các phụ nữ mang thai thường nói tóc họ bỗng dày hơn và đẹp đẽ hẳn ra. Các ngọn tóc giờ nằm yên trên đầu bạn thay vì quấn đầy chiếc lược hay lũ lượt trôi theo dòng nước mỗi khi bạn tắm.
  • Bạn có thể sẽ nhận ra những khác biệt trên móng tay nữa, bởi vì tốc độ mọc dài của chúng cũng khác thường. Chính những hoóc-môn thời kỳ mang thai đã gây ra những thay đổi này.
  • Nếu như cách đây hai tuần bạn cứ như tuổi dậy thì lần hai với bao nhiêu mụn nhọt trên mặt, thì bây giờ là lúc bạn được ngắm nhìn làn da sạch sẽ của mình. Hãy dùng kem hoặc sữa rửa mặt có tác dụng nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Hãy nhớ công thức này: mỗi ngày 2 miếng trái cây và 5 phần rau tươi.
  • Có thể bạn sẽ lên cân từ từ kể từ giai đoạn này. Cũng có thể bạn đã bị giảm cân vì nghén nên không thể ăn được gì, hoặc cứ nôn mửa hoài. Nhưng kể từ tuần 9, bạn sẽ nhìn thức ăn với một con mắt khác. Chúng không còn là kẻ thù của dạ dày bạn như khoảng một tuần trước đây nữa.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Bạn sẽ cảm thấy bớt khi thai 9 tuần tuổi, và có vẻ tràn đầy năng lượng hơn trước đây. Dường như bạn không còn buồn nôn, mỏi mệt và phờ phạc như trước nữa.
  • Ở giai đoạn này, em bé chưa thể nhắc bạn nhớ đến sự có mặt của mình bằng cách cựa quậy trong bụng bạn, nên bạn cảm giác rất bình thường. Chớ nên cảm thấy tội lỗi nếu không phải lúc nào bạn cũng nghĩ về em bé.

Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng làm sao mình lại có thể yêu thương một đứa trẻ con khác nhiều như đứa con đầu lòng. Nhưng bạn đừng lo. Tạo hóa đã tạo ra những đứa bé vốn có sức mạnh khiến bố mẹ phải yêu phải mê, và quả là các em bé làm việc này rất giỏi. Các bà mẹ thậm chí còn rất đau khổ vì lo lắng mình không thể có đủ tình thương yêu để chia đều cho các con. Hãy để cho mình có đủ thời gian để vun đắp tình thương yêu với đứa con vừa ra đời, và hãy tin vào bản thân mình. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu.

Những điều cần lưu ý với mẹ bầu 9 tuần tuổi

  • Mẹ bầu cũng nên lưu ý tới sự an toàn trong công việc và đi bằng phương tiện gì để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nếu có thể, các mẹ có thể đến cơ quan sớm hơn và kết thúc công việc đúng giờ, dành nhiều thời gian rảnh cho buổi tối để đi bộ và nghỉ ngơi nhé.
  • Để có giảm mệt mỏi và buồn ngủ, mẹ bầu nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
  • Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng ốm nghén, mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm vitamin B6.
  • Các mẹ bầu cũng nên chú ý các bài tập để tăng cường sức khỏe cho cả mình và bé yêu. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý, đó đều phải là những bài tập nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng đến thai nhi đâu nhé, đặc biệt là trong 12 tuần đầu.
  • Dù tưởng là chuyện đơn giản, nhưng mẹ bầu cũng đừng quên đánh răng. Việc vệ sinh răng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết miệng nhất là trong thời gian mang thai. Các mẹ cũng hãy nhớ làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày, đi bác sĩ nha khoa ít nhất một lần khi mang thai, và dành thời gian chăm sóc răng miệng của mình nữa nhé.

Mẹ bầu 9 tuần tuổi nên ăn gì?

Magiê giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ, bao gồm cả các cơ đang nâng đỡ tử cung. Vi chất này có nhiều trong các loại sa lát rau xanh, các loại hạt họ lạc, đỗ tương, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương và ngũ cốc nguyên cám.

Các thực phẩm giàu magiê:

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-4

  • Các loại quả khô như nho khô, lạc, hạnh nhân, hạt điều.
  • Các loại rau như xà lách, hạnh nhân, hạt điều, đậu Hà Lan, ngô ngọt, đỗ tương.
  • Gạo nâu.
  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Cá và thịt.

Nhau thai sẽ giúp điều chỉnh lượng magiê vào thai nhi vì thế đừng lo lắng rằng bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn nhu cầu.

Vitamin A giúp tăng cường sự đàn hồi của da và hỗ trợ lục phủ ngũ tạng. Ăn nhiều các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai và có thể bổ sung tiền vitamin A từ các nguồn thực phẩm sau:

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-5

  • Các loại rau màu đỏ và xanh sẫm như hạt tiêu xanh, bí đỏ, khoai lang, cà rốt.
  • Các loại quả màu vàng đỏ như cam, chanh ngọt, mơ.
  • Dầu cá và trứng.

Các mẹo hay giúp mẹ giảm ốm nghén

Dù không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn nhưng trên thực tế vẫn có những cách giúp hạn chế triệu chứng ốm nghén khó chịu này:

  • Uống trà gừng: Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Chỉ một ly trà gừng có thể khiến chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn đấy. Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-6

  • Uống nhiều nước: Uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể không bị choáng váng vì mất nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dạ dày quá trống rỗng sau khi thức dậy lâu. Bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối trong ngày vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và mệt mỏi khi ngủ dậy.
  • Ăn thành nhiều bữa: Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng). Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.
  • Chú ý trái cây: Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là táo, cam, chuối, bơ, xoài…Tuy nhiên trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề “nhức nhối” như ngày nay, các chị em nên lưu ý khi chọn mua trái cây nên mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng được kiểm định.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-9-tuan-tuoi-7

  • Ăn vặt bằng bánh quy: Luôn đem theo một túi bánh qui hoặc qui giòn bên mình để có thể nhấm nháp bất cứ lúc nào. Việc giữ cho dạ dày luôn hoạt động sẽ có ích cho tình trạng ốm nghén của bạn.

Một số bệnh thường gặp phải khi mang thai tuần thứ 9

Giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi bạn nên bổ sung thêm mối ngày khoảng 300 calo để nuôi dưỡng em bé. Bạn không nên giảm cân trong thời kỳ mạng thai như vậy sẽ không đảm bảo được chất dinh dưỡng tốt cho bé mà mẹ. Sự tăng tiết hormon relaxin cũng đồng nghĩa với việc gây ra chứng táo bón cho phụ nữ mang thai ở tuần này.

Bên cạnh đó lượng máu trong huyết mạch đang tăng lên để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi, hệ động mạch, mao mạch tăng cường hoạt động có thể gây ra chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.

Ngoài ra, các triệu chứng ốm nghén vẫn còn xuất hiện, gây khó chịu cho mẹ bé.

Bố mẹ cần làm gì khi thai nhi bước vào tuần 9

Khi bị ốn nghén bố mẹ không nên lo lắng quá về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, vì nó sẽ nhanh chóng qua mau. Nếu bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung vitamin B6.

Bố bé nên quan tâm tới mẹ nhiều hơn, giúp đỡ mẹ bé các công việc nhà. Cần tránh việc nâng vác các vật nặng, vì chúng rất nguy hiểm cho sự an toàn của cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Trong thời gian này mẹ và bố bé nên dành nhiều thời gian để đi bộ vào những buổi tối, việc cúi người quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn như nhặt đồ đạc, giặt quần áo và lau sàn nhà đều khiến lưng của bạn phải chịu những cơn đau đớn, khó chịu vì vậy mẹ bé nên hạn chế những việc hoạt động mạnh tới phần lưng.

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi sắp trở thành cha mẹ em bé, mọi việc sẽ tốt đẹp nếu bố mẹ hiểu tốt và có những biện pháp kịp thời cho bé của bạn.

Các thông tin về thai nhi 9 tuần tuổi bên trên chắc hẳn đã giúp ích cho các bố mẹ, mọi việc đều sẽ tốt đẹp lên và bố mẹ hãy vững tin để chào đón bé yêu. Đừng lo lắng gì cả các bố mẹ nhé.

XEM THÊM: Cẩm nang mang thai: Thai nhi 8 tuần tuổi

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo