Gạo muối cúng xong thì làm gì? Những điều cần lưu ý khi cúng gạo muối

02.02.2024 - 08:40

Cúng gạo muối là một phong tục quen thuộc từ xưa đến nay của dân tộc ta. Thế nhưng gạo muối cúng xong thì làm gì các bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải cúng gạo muối?

Gạo và muối, trong đó gạo là cái mà chúng ta ăn hằng ngày, còn muối là gia vị không thể thiếu trong bất kỳ món ăn nào.

Đối với con người, gạo là lương thực cung cấp chất dinh dưỡng và tinh bột để cơ thể duy trì sự sống. Muối là gia vị cơ bản có tác dụng cân bằng sự chuyển hóa của cơ thể. Về cơ bản thì con người sống không thể thiếu hai thứ, đó là gạo và muối.

Theo dân gian, hai thứ này là tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy. Bên cạnh việc giúp xua đuổi tà ma, mang lại sự bình an hạnh phúc và may mắn cho gia đình mà việc cúng kiến bằng gạo và muối còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền nhân, thần thánh đã phù hộ cho dân ta có một cuộc sống đủ đầy.

Vì thế, phong tục cúng gạo muối đã được truyền đi từ đời này sang đời khác và trở thành một phong tục tốt đẹp của dân tộc ta.

Vì sao phong tục cúng giỗ phải có gạo muối?

Gạo muối cúng cho chúng sinh, cầu mong vong linh được no đủ.

Đối với con người thì ta ăn gạo và muối còn đối với vong linh thì họ lại không như vậy. Họ chỉ hưởng nhang hoặc tâm hưởng chứ họ không ăn những thứ đó như chúng ta. Vì vậy, việc cúng gạo và muối cho chúng sinh, vong linh là để cầu mong cho họ được no đủ.

gao-muoi-sau-khi-cung

Cúng gạo, muối thể hiện sự biết ơn

Nếu như cúng gạo muối để cầu mong cho vong linh được no đủ thì đối với thần thánh hay các bậc tiền nhân thì việc làm này thể hiện sự biết ơn đối với công lao và đối với sự phù hộ của họ. Cảm ơn họ vì đã ban cho dân ta một cuộc sống ấm no đủ đầy, hạnh phúc và sung túc.

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-2

Gạo muối cúng xong thì làm gì?

Gạo và muối, hai thứ này sau khi cúng kiến xong thì phải xử lý theo quy tắc cẩn thận chứ không thể vứt lung tung bừa bãi được, phòng tránh việc rước họa hay điềm xấu vào thân. Hãy cùng theo dõi tiếp để biết gạo muối cúng xong thì làm gì nhé!

Sau khi cúng vong linh âm hồn xong thì gạo muối cúng xong thì làm gì thì nên trộn lại và đem đi rải xung quanh nhà, vừa rải xung quanh nhà vừa niệm “Nam mô A Di Đà Phật, điều lành mang đến, điều dữ mang đi”.

Việc làm như vậy với mục đích thứ nhất là bố thí cho những vong linh vất vưởng, không ai thờ cúng. Thứ hai là xua đuổi những thứ không sạch sẽ ra khỏi nhà mình ở hoặc nơi mình buôn bán.

Đối với gạo muối cúng xong thì làm gì thì sau khi cúng thần thánh xong thì người xưa quan niệm rằng, gạo muối sau khi cúng thần thánh sẽ có được sự may mắn, tài lộc mà thần thánh ban vào trong đó.

Vì quan niệm như vậy nên gia chủ sau khi cúng kiến thì nên giữ lại trong nhà nhằm mang tài lộc đến cho gia đình, để một góc nào đó đến khi gạo muối hỏng rồi hãy đem bỏ.

Còn đối với gạo muối cúng tổ tiên trong gia tộc dòng họ thì gia chủ có thể sử dụng lại, điều đó cũng không gây hại gì cả vì mình cúng cho người thân. Hoặc gia chủ cũng có thể đem bỏ, tùy vào quan điểm mỗi nhà.

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-1

Trộn gạo với muối chung lại với nhau hay tách riêng?

Việc trộn lại hay tách riêng cũng tùy vào quan điểm của gia chủ, tùy theo tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau của mỗi dân tộc vùng miền. Bởi vì hành động này có thể thực hiện thế nào cũng được.

Nếu nói theo ông cha ta ngày xưa thì quan niệm rằng gạo và muối là hai thứ gắn bó chặt chẽ với nhau trong đời sống của con người, thể hiện sự ấm no, hạnh phúc.

Việc rải muối và gạo nên thực hiện chung với nhau, nghĩa là có thể trộn lại rồi đem rải xung quanh nhà, và việc tách riêng là điều không cần thiết cho lắm chứ không phải là không được.

Một số điều cần lưu ý trước khi cúng

Việc cúng kiến dù là cúng cho bất kỳ ai, cúng bất cứ thứ gì thì cũng đều cần sự tôn nghiêm vì đây là một nghi thức tâm linh truyền thống quan trọng.

Theo đó, trước khi cúng thì người cúng nên lưu ý một số điều sau đây:

- Nếu là cúng gạo và muối thì nên chọn loại gạo và muối sạch để trong hủ gọn gàng sạch sẽ để thể hiện sự tôn nghiêm.

- Người cúng nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi cúng để không làm vấy bẩn không khí.

- Trang phục phải ăn mặc lịch sự, mặc quần dài, áo dài tay che kín cơ thể.

- Khi thắp nhang phải cầm nhang nghiêm túc, cầm thẳng không nghiêng ngả, không đùa giỡn, nếu có trẻ con thì bảo chúng đi chỗ khác để tránh việc chúng nó phá mâm cúng, xúc phạm người cõi âm.

- Khi cúng cô hồn thì phụ nữ mang thai thì nên tránh lại gần vì có thể bị người âm quấy phá.

Khi nào thì cần gạo muối trên mâm cúng?

Gạo muối là hai vật cúng linh thiêng và cũng tùy vào trường hợp mà gia chủ có nên dọn gạo muối trên mâm cúng hay không.

Đối với lễ giao thừa (ngoài trời):

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch thì đây là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đó là lễ được thực hiện vào giây phút chuyển giao từ năm cũ sang năm mới với nhiều ý nghĩa nhưng hơn hết là cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, ấm no sung túc.

Ngoài ra đây còn là lễ rước ông bà tổ tiên về nhà ăn tết nên việc thực hiện lễ này cần sự tôn nghiêm để thể hiện lòng thành kính.

Để chuẩn bị cho mâm cúng thì gia chủ nên chuẩn bị các món sau: muối gạo, mâm ngũ quả, nhang đèn, bánh kẹo, vàng mã cúng giao thừa, trầu cau, đèn/nến, rượu, nước,....

Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa nên được tiến hành vào khoảng từ 23 giờ 10 phút đêm ngày hôm trước đến 0 giờ 40 phút sáng của ngày hôm sau vì đó là thời khắc thiêng liêng nhất khi Đất Trời giao hòa, m Dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới.

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-6

Cúng giỗ

Cúng giỗ thì đã quá quen thuộc với mỗi gia đình rồi. Cúng giỗ thể hiện lòng hiếu thảo của những người con cháu đối với ông bà đã khuất, dù đi đâu về đâu thì đến ngày giỗ con cháu cũng phải nhớ và tổ chức cùng nhau.

Và tùy vào từng gia đình cũng như tùy vào vùng miền phong tục thì cách bày món cúng cũng như tục lệ thì mỗi nơi mỗi khác, ta cùng tham khảo nhé!

Đối với mâm giỗ ở miền Bắc:

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Tuy vậy nhưng vẫn đủ đầy và ấm cúng. Việc bày trí mâm giỗ cũng quan trọng, nó thể hiện sự tôn nghiêm và tỉ mỉ của gia chủ.

Các món thường có trong mâm giỗ miền bắc là: Gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ, Bánh chưng, Xôi (xôi đỗ lạc, đỗ xanh), rau luộc hay nộm, Giò chả, giá đỗ xào, miến xào lòng gà, Thịt đông cùng với dưa chua. Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn,....

Chuẩn bị thêm: nhang đèn, rượu, nến, gạo muối, tiền vàng mã,.…

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-4

Đối với mâm giỗ ở miền Trung:

Là nơi của cố đô khi xưa, ảnh hưởng phong cách ẩm thực cung đình nên mâm giỗ ở miền trung nước ta sẽ có phần cầu kỳ hơn những nơi khác. Dù rằng tùy vào điều kiện gia đình, nhưng mâm giỗ vẫn phải đảm bảo 4 món cơ bản:

Món luộc: Thịt gà luộc, thịt lợn luộc, thịt vịt luộc...Món chiên, nướng: Tôm chiên, cá chiên, thịt lợn chiên...Món canh: Canh khổ qua nhồi thịt, canh măng xương, canh củ quả hầm thịt bò, ...Món xào: đậu xào, cải xào,....

Chuẩn bị thêm: nhang đèn, gạo muối, rượu nến, tiền vàng mã,…

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-9

Đối với mâm giỗ miền Nam:

Nổi tiếng là vùng miền có ẩm thực hương vị đậm đà, mâm giỗ miền Nam tuy không quá cầu kỳ nhưng món nào món nấy vẫn rất đượm vị và mâm cơm rất tươm tất, cũng bao gồm các món chính sau:

Món luộc: thịt gà luộc, thịt heo luộc xắt mỏng,...Món kho: Thịt kho nước dừa, ...Món hầm: Thịt lợn hầm măng tre, xương hầm củ quả...Món xào: Rau cải xào, hủ tiếu xào...

Chuẩn bị thêm: nhang đèn, rượu, tiền vàng mã, gạo muối, nến, trà.…

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-7

Cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn vào tháng 7 hằng năm là một lễ cúng tâm linh lớn, mang nhiều ý nghĩa. Bên cạnh việc có thể bố thí cho họ sự no đủ thì ở các nơi có làm lễ cầu siêu thì cũng có thể tụng kinh Phật cho họ nghe để sớm ngày siêu thoát.

Việc cúng cô hồn nên được thực hiện vào khoảng từ 5-7h tối để người âm có thể dễ dàng đi lên dương thế mà không bị hồn bay phách tán bởi ánh mặt trời.

Lễ cúng cô hồn bắt buộc phải làm bên ngoài nhà, cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, vỉa hè,... mà tuyệt đối không được làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà, mang đến nhiều vận hạn không may mắn, không tốt lành.

Mâm cúng cô hồn đầy đủ thông thường sẽ có: muối, gạo, quần áo giấy và vàng mã, cháo trắng, nhang đèn, hoa cúng, 5 loại trái cây khác nhau, nước sạch, mía (nếu có thì nên để nguyên vỏ và cắt thành khúc nhỏ), bánh kẹo,....

Lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7:

- Nên cúng đồ chay thay vì đồ mặn, vì theo nhiều nhà tâm linh thì cúng đồ mặn sẽ làm cho các vong linh nổi lòng tham.

- Đồ cúng sau khi cúng xong thì không nên mang vào nhà mà hãy để trẻ con lấy đồ cúng đó. Vì quan niệm cho rằng đồ cúng xong đã bị ám "âm khí", mang vào nhà là đưa âm khí vào nhà, là điều không nên.

- Đặc biệt gạo muối cúng xong thì làm gì thì sau khi cúng nên rải khắp nơi, tung rải ra các hướng và nên đứng từ trong nhà tung ra, tuyệt đối không tung vào nhà.

gao-muoi-cung-xong-thi-lam-gi-10

Có thể thấy, việc cúng kiến là một nghi thức tâm linh tôn nghiêm và có nhiều quy tắc để tuân theo, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chu đáo. Và hy vọng qua bài viết này các bạn có thể biết thêm cho bản thân những thông tin về gạo muối cúng xong thì làm gì nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!