Kem trị nứt gót chân là sản phẩm được sản xuất chuyên biệt cho việc hỗ trợ làm lành vết nứt, nẻ gót chân, dưỡng ẩm cũng như giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm chất lượng, phù hợp, xem ngày bài viết này của Chanh Tươi Review để có thêm gợi ý một số kem trị nứt gót hiệu quả nhé!
Kem trị nứt gót chân tốt nhất






Một loại kem trị nứt gót chân hiệu quả mà giá hợp lý mình muốn gợi ý là Shiseido Urea Cream. Shiseido Nhật Bản luôn là cái tên bảo chứng cho chất lượng và sự uy tín, không cần phải bàn cãi nhiều.
Kem có chất màu trắng hơi trong, kết cấu mỏng nhẹ, dễ tán đều trên da và thẩm thấu rất nhanh. Sau khi thoa, da được để lại một lớp ẩm nhẹ, cảm giác mịn màng, dễ chịu. Đặc biệt, sản phẩm có mùi hương dịu nhẹ, không hề gây khó chịu, nên dù nhạy cảm với mùi mỹ phẩm mình vẫn hoàn toàn thoải mái khi dùng.
Điều mình thích nhất ở sản phẩm này là khả năng dưỡng ẩm lâu dài. Không chỉ dừng lại ở việc cấp ẩm tức thời, sau khi thoa buổi tối, sáng hôm sau da vẫn mềm mịn, ẩm mượt. Nếu kiên trì sử dụng một thời gian, da nứt nẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Với những vùng da nứt nẻ nghiêm trọng như gót chân, hiệu quả có thể chậm hơn, nhưng vẫn thấy rõ sự thay đổi tích cực.
Chân mình vốn không bị nứt quá nặng, nhưng những vết nứt nhỏ và vùng da thô ráp khiến mình cảm thấy tự ti khi đi dép hở gót. Sau 10 ngày kiên trì sử dụng, mình đã thấy rõ sự cải thiện.
Mẹ mình có tình trạng nứt gót nặng hơn nhiều. Với những chỗ nứt sâu, cần kiên trì hơn một chút, kết hợp chà gót chân để tẩy tế bào chết thì hiệu quả càng tốt. Sau khoảng 20 ngày sử dụng đều đặn thì hiệu quả giảm nứt rõ bất ngờ luôn (như ảnh).
Sản phẩm chứa 10% Urea – một thành phần chuyên biệt giúp làm mềm các vùng da khô cứng, chai sần ở gót chân, khuỷu tay hay đầu gối, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rạn nứt trên da. Ngoài ra, kem còn được bổ sung
- Kết cấu thấm nhanh
- Cấp ẩm tốt và giữ ẩm lâu
- Kháng viêm, làm mềm, giảm dày sừng
- Có hiệu quả trị nẻ thực sự
- Giá hợp lý
- Chứa 10% Urea giảm chai sần
- Bao bì toàn tiếng Nhật khó theo dõi thông tin
Bạn nào muốn tìm kem trị nứt gót chân mà có độ cấp ẩm tốt, dịu ngay sau khi thoa. Đồng thời, đa năng dùng được cho nứt nẻ các vùng da khác trên cơ thể thì thử ngay Glysolid!
Kem có kết cấu đặc, màu trắng hơi trong. Ban đầu khi lấy kem ra tay sẽ thấy hơi khó lấy vì chất kem khá đặc. Khi thoa lên da, kem thấm rất nhanh, không để lại cảm giác bết dính hay nhờn rít. Điều mình cực kỳ thích là sản phẩm hoàn toàn không có mùi, tạo cảm giác an toàn và thoải mái khi sử dụng.
Còn nhớ lần đầu tiên mình được chị đồng nghiệp giới thiệu loại kem nẻ gót này, mình bán tín bán nghi vì đã thử qua nhiều sản phẩm mà không thấy cải thiện. Nhưng sau khi dùng thử vài lần, mình thấy chân mềm hơn,
Chỉ sau 2 tuần sử dụng, các vết nhăn ở gót chân mình cải thiện rõ rệt, da không còn khô cứng mà trở nên mềm mại và mịn màng hơn. Đặc biệt, với những vùng da khô nặng ở khuỷu tay hay gót chân.
Bảng thành phần siêu đơn giản, tuy nhiên, điều làm nên hiệu quả sản phẩm là Glycerin đứng ngay đầu tiên, trước cả nước giúp dưỡng ẩm sâu, làm mềm da và giữ nước tốt.
Bên cạnh đó còn bổ sung Allantoin có khả năng tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình chữa lành các vết nứt nẻ, tổn thương hoặc thậm chí bỏng nhẹ.
Không chất bảo quản, không hương liệu là điểm cộng của sản phẩm. Tuy có silicone nhưng dùng trên cơ thể không gây ra tác dụng phụ gì.
- Cấp ẩm tốt, Glycerin đứng đầu bảng thành phần
- Không nhờn rít
- Dùng được cho nhiều vùng da nẻ khác nhau
- Thành phần an toàn
- Hiệu quả trị nẻ nhanh chậm tùy cơ địa
- Không có vỏ, dạng hũ khó mở
Bạn nào muốn dưỡng nguyên bàn chân, không chỉ riêng gót hoặc dùng duy trì để không bị nẻ gót lại thì em Eubos Urea 10% Foot Cream là sự lựa chọn tốt.
Kem trị nứt gót Eubos Urea 10% có kết cấu dạng kem không quá đặc, dễ tán đều trên da. Khi thoa lên, kem thấm khá nhanh, có để lại một lớp ẩm dính nhẹ trên bề mặt nhưng không đáng kể. Kem có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng mùi như mùi sữa khá dễ chịu, không nồng bằng em kem dưỡng tay màu xanh của hãng.
Từ những lần sử dụng đầu tiên, mình đã cảm nhận được hiệu quả dưỡng ẩm tức thì. Vùng da chân của mẹ mình nứt và chai bôi vào sẽ không thấy mềm ngay. Sau 1 tuần sẽ thấy cải thiện khô hơn nhưng vết nứt vẫn còn.
Một lưu ý nhỏ là để kem phát huy hiệu quả tối ưu, bạn nên mang dép khi ở nhà để tránh bụi bẩn và ma sát gây hại thêm cho vùng da chân. Sau 1 tháng có giảm nứt nhỏ nhưng vết nứt lớn vẫn còn. Tuy nhiên, nếu kiên trì sử dụng sẽ đỡ.
Đặc biệt, mình thấy chân nẻ gót chảy máu mà dùng em này lên vẫn êm và lành thương nhanh.
Sở dĩ bạn này lành tính, làm mềm da tốt là nhờ:
- 10% Urea: Thành phần chính giúp tiêu sừng, giảm vảy sừng trên da, đồng thời làm mềm và mịn da hiệu quả.
- Allantoin: Thúc đẩy quá trình phục hồi da, mang lại làn da mịn màng hơn.
- Glycerin: Cấp ẩm, hydrat hóa lớp ngoài cùng của da, đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân kích ứng.
- Làm mềm tức thì, dưỡng ẩm tốt
- Mùi thơm nhẹ
- Thành phần an toàn
- Có đến 10% urea tiêu sừng, giảm vảy sừng trên da
- Giá hơi cao
- Cần dùng kiên trì nếu nứt nẻ nặng
- Mới bôi hơi dính nhẹ
Kpem Apteka là sản phẩm xuất xứ từ Nga. Đây cũng là sản phẩm dưới 100K mà khi dùng cho ra kết quả bất ngờ nhất.
Kem có chất kem mịn, không quá đặc, dễ dàng thoa đều lên da. Khi apply, kem thấm nhẹ nhàng, để lại cảm giác mềm mịn tức thì mà không gây nhờn rít. Điểm cộng lớn nhất là mùi hương thơm nhẹ, không gây khó chịu.
Khả năng làm mềm tức thì của sản phẩm tốt. Mỗi tối mình thường ngâm chân với nước ấm, tẩy tế bào chết rồi lau khô trước khi bôi kem. Chất kem thấm vào da nhanh, cảm giác mát lạnh dễ chịu và sáng hôm sau gót chân mềm hơn rất nhiều.
Đối với những ai bị nứt gót lâu năm hoặc chai sần, bạn cần kiên trì thoa đều đặn ngày 2 lần. Chỉ sau khoảng 2 tuần sẽ thấy gót chân mềm mại hơn, da không còn khô cứng và tình trạng đau rát cũng biến mất hoàn toàn. Một người bạn của mình bị á sừng lâu năm cũng dùng thử, sau 2 tuần da đã cải thiện đáng kể, mềm mịn và không còn khô nứt như trước.
Sản phẩm có một số thành phần chính như:
- Dầu bắp, dầu khoáng: Dưỡng ẩm sâu, giúp làm mềm da khô cứng và nứt nẻ.
- Chiết xuất cây xô thơm, cây bồ đề: Kháng viêm, hỗ trợ tái tạo da non, cải thiện các tổn thương trên da.
- Vitamin F và Allantoin: Làm dịu da, thúc đẩy tái tạo tế bào da, giúp da mềm mịn và khỏe hơn.
- Làm mềm da, giảm nẻ khá tốt
- Giá thành rẻ
- Kết cấu thấm nhanh, không bết dính
- Toàn chữ tiếng Nga trên bao bì
- Dễ mua phải hàng nhái
- Hiệu quả tùy cơ địa (mình thì được, một số bảo không)
Bạn nào da có tình trạng nẻ nhẹ, da gót khô bong tróc, chớm nẻ thì dùng Medicosh Callucare là chân ái.
Kem Medicosh có kết cấu dạng gel trong, không giống như những loại kem đặc thông thường. Khi thoa lên da, chất kem mát nhưng thoa lên da hơi giống thuốc mỡ. Thời gian thẩm thấu khá lâu, nếu đi lại ngay sau khi bôi sẽ cảm thấy hơi nhớt. Vì vậy, mình khuyên bạn nên thoa kem trước khi đi ngủ và mang thêm một đôi vớ để kem thấm sâu hơn vào da, hạn chế bị dính vào chăn ga.
Mùi hương của Medicosh khá dễ chịu, kiểu thơm nhẹ nhàng như dược liệu, lô hội pha chút mùi tràm trà.
Ban đầu mình nghĩ kem sẽ hoạt động như các loại kem dưỡng thông thường, nhưng chỉ sau vài lần sử dụng đã thấy rõ sự khác biệt. Da chân mềm mại hơn, các vết chai sần giảm dần. Tuy nhiên, với các vùng gót chân bị nứt nặng, mình thấy cần thời gian dài hơn để cải thiện. Kinh nghiệm của mình là kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần và kết hợp ngâm chân, tẩy tế bào chết để đạt hiệu quả tối ưu.
Thành phần chứa Urea hàm lượng cao giúp làm mềm vùng da chai sần, xử lý các vết nứt nẻ. Chiết xuất tràm trà kháng khuẩn nhẹ nhàng, mang lại cảm giác mát dịu cho làn da tổn thương.
- Làm mềm da tức thì
- Urea hàm lượng cao giúp giảm sừng
- Giảm bong da gót, chớm nẻ tốt
- Chất gel như mỡ thấm hơi lâu
- Nứt nẻ nặng dùng phải lâu dài
Kem trị nứt gót chân này phù hợp để sử dụng trong các trường hợp da bị khô nứt do thời tiết hanh khô, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất tẩy rửa hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Kem Gót Sen có chất kem dạng gel đặc, màu vàng trong. Khi thoa lên da, chất kem khá dày và không thẩm thấu nhanh, tạo lớp bóng trên bề mặt. Một điểm mình không thích là kem để lại cảm giác hơi nhớt, ngay cả khi đã đợi một thời gian. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thoa kem trước khi đi ngủ và để kem thấm vào da trước khi nằm lên chăn ga nhé.
Mùi của kem Gót Sen khá tương đồng với kem nghệ Sao Thái Dương, dễ chịu và không gây khó chịu, ngay cả với những ai nhạy cảm với mùi hương.
Đối với các vùng da như cổ chân hay mu bàn chân, hiệu quả làm mềm và phục hồi xuất hiện rõ ràng chỉ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, với những vùng da nứt nẻ nặng như gót chân, hiệu quả sẽ chậm hơn.
Mẹ mình thường xuyên bị nứt gót chân, cảm giác đau rát khi đi lại. Ban đầu, khi sử dụng đều đặn 2 lần/ngày trong tuần đầu tiên, gót chân mềm hơn nhưng chưa cải thiện nhiều. Sau khi tăng tần suất lên 4 lần/ngày theo hướng dẫn, tình trạng nứt gót bắt đầu giảm rõ rệt. Đến khi sử dụng hết lọ thứ hai, các vết nứt giảm khoảng 80%, da mềm mại hơn và ít đau khi đi lại. Nếu bạn gặp tình trạng nứt gót chân nghiêm trọng, cần kiên trì sử dụng ít nhất từ lọ thứ 2 hoặc thứ 3 để đạt được kết quả tốt nhất nhé.
Bảng thành phần đơn giản, có chứa Curcumin từ nghệ tươi giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành các tổn thương da. Bổ sung Propylene Glycol và Glycerin cấp ẩm, giữ nước, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho da. Một điểm trừ nhỏ là trong sản phẩm có chứa paraben, nên bạn cần cân nhắc nếu da quá nhạy cảm với thành phần này.
>>> Xem thêm: Review kem Gót Sen có hiệu quả không?
- Trị nẻ khá tốt trong phân khúc giá rẻ
- An toàn, dùng được lâu dài
- Làm mềm da tức thì
- Giá siêu rẻ, dễ mua
- Kết cấu dày, lâu thấm nên không nên bôi rồi đi ngủ ngay
- Có paraben
- Nứt nẻ nặng phải dùng nhiều tuýp do tuýp nhỏ
Lưu ý khi chọn kem trị nứt gót chân phù hợp
Khi bạn đang tìm kiếm một sản phẩm kem trị nứt nẻ gót phù hợp, có sự đa dạng về sản phẩm trên thị trường, việc chọn lựa có thể đòi hỏi sự cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng để bạn cân nhắc khi chọn sản phẩm:
Chứa thành phần dưỡng ẩm, thành phần an toàn
Độ ẩm là yếu tố quan trọng để giữ cho da gót chân mịn màng và săn chắc. Sản phẩm chứa thành phần như Urea và Axit Hyaluronic giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, và loại bỏ tế bào da da dày khô ráp. Tuy nhiên, sau khi da đã lành, cần giảm hoặc ngưng sử dụng sản phẩm chứa Urea cao để tránh làm mỏng da.
Sản phẩm nên có chứa các thành phần dưỡng da như vitamin E, A, và C. Những chất này thúc đẩy sự đàn hồi cho da, cải thiện trao đổi chất, và giúp da trở nên khỏe mạnh.
Ưu tiên kem có nguồn gốc từ thiên nhiên thường là lựa chọn an toàn cho làn da. Chúng không gây kích ứng hoặc dị ứng, phù hợp cho mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm.
Thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ
Thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rất quan trọng. Hãy chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế, và đã được kiểm nghiệm. Sản phẩm được đánh giá tốt trên thị trường thường là sự tin tưởng và an tâm cho người tiêu dùng.
Và cuối cùng, luôn đặt an toàn lên hàng đầu. Tránh sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc có nhãn mác bất thường để đảm bảo bạn đang bảo vệ làn da của mình.
Hướng dẫn cách sử dụng kem trị nứt gót chân
Để cho kem trị nẻ gót phát huy tối đa hiệu quả. Mọi người nên áp dụng cách dùng sau:
Bước 1: Làm sạch chân
Trước khi áp dụng kem, hãy đảm bảo rằng da chân đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể rửa chân bằng nước muối hoặc nước sạch, sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng và dịu nhẹ. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể làm da khô và nứt hơn.
Bước 2: Thoa kem lượng vừa đủ, massage nhẹ nhàng
Lấy một lượng kem trị nứt gót vừa đủ và bôi lên vùng da bị nứt, sau đó massage nhẹ nhàng xung quanh vùng nứt. Nên thực hiện việc này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để làm mềm và làm dịu da gót chân nhanh chóng.
Bước 3: Sử dụng tất chân
Ưu tiên thoa buổi tối, sau khi thoa đi tất vào để ngủ hiệu quả dưỡng ẩm và giảm nẻ sẽ tối ưu hơn.
>>> Tham khảo: Một số mẹo trị nứt gót chân tại nhà khác
Một số cách phòng ngừa bị nứt nẻ gót chân hiệu quả
Phòng ngừa nứt gót chân là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho đôi chân của bạn sau khi đã sử dụng kem trị nứt gót chân và thấy hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng nứt gót chân tái phát:
- Đứng hoặc ngồi ở các tư thế không thoải mái quá lâu có thể gây áp lực lên chân, dẫn đến nứt gót chân. Hãy thay đổi tư thế và tạo sự thoải mái cho đôi chân.
- Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày giúp da giữ độ ẩm và làm mềm chân.
- Duy trì vệ sinh cho chân, tẩy tế bào da chết thường xuyên để ngăn chúng tích tụ và gây ra vết nứt.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho chân để giữ cho da mềm mịn và đủ độ ẩm.
- Miếng lót giày có thể giảm lực tác động lên gót chân và giữ cho chân thoải mái hơn.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho da đủ độ ẩm.
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và omega-3 trong chế độ ăn uống của bạn để hỗ trợ làn da khỏe mạnh.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và không tác động quá mạnh lên da chân.
Nứt gót chân là tình trạng khi da ở phần gót chân trở nên khô cứng và có thể nứt thành những rãnh nhỏ hoặc vết nứt. Những vết nứt này tùy theo mức độ mà có thể gây đau đớn, ngứa, và khó chịu. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt gót chân bao gồm da bong tróc, vết nứt, ngứa, đau rát và thậm chí là chảy máu.
Đây là một vấn đề phổ biến về sức khỏe da, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như da thiếu nước, tác động của thời tiết lạnh, áp lực lâu dài lên chân, chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc các bệnh lý da liễu. Cụ thể như sau:
- Da thiếu nước và tác động của thời tiết lạnh
- Đứng trong tư thế quá lâu hoặc sử dụng giày dép quá chật có thể gây áp lực lên phần gót chân. Các công việc đòi hỏi phải đứng thường xuyên trong môi trường đất đá, gồ ghề cũng có thể gây nứt gót chân.
- Chế độ ăn uống không cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có thể khiến da trở nên khô và dễ bị nứt.
- Một số bệnh lý ngoài da như viêm da, vảy nến, nấm chân, chàm, cũng có thể dẫn đến tình trạng nứt gót chân. Người bị bệnh tiểu đường cũng dễ gặp phải vấn đề này.
- Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da, cũng như chà gót chân quá mạnh khi tắm rửa có thể gây nứt gót chân.
Mặc dù kem đánh răng có thể sử dụng nhưng nó chỉ có tác dụng làm sạch phần da chết, da thừa. Bản chất kem đánh răng không cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho làn da chân của bạn, vì thế bạn vẫn cần bổ sung thêm các loại dưỡng ẩm khác.
Nếu loại kem này chỉ là kem dưỡng ẩm và chứa các thành phần làm mềm da, an toàn, không hấp thu vào cơ thể thì việc dùng lâu dài sẽ không có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ một cách cụ thể hơn.
Bạn có thể lựa chọn mua trực tiếp ở các hiệu thuốc, phòng khám. Hoặc dễ hơn, bạn có thể đặt mua online chính hãng trên cac shop Lazada, Tiki, Shopee,…
Tùy theo từng phân loại, thương hiệu, dung tích mà giá thành sẽ có sự chênh lệch. Những loại giá rẻ, giá bình dân chỉ từ 25.000đ. Cũng có những loại cao cấp, hàng xịn, hàng ngoại có giá hơn 500.000đ.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Chanh Tươi Review có thể giúp bạn đọc dễ dàng đưa ra lựa chọn loại sản phẩm kem trị nứt gót chân hiệu quả, chăm sóc bàn chân mình tốt nhất!
- Kem trị nẻ gót chân Shiseido Urea Cream - Tổng thể tốt nhất
- Kem trị nứt gót chân Glysolid Hautbalsam - Đa năng, cấp ẩm siêu tốt
- Kem trị nứt gót chân Eubos Urea 10% Foot Cream - Thành phần lành tính
- Kem trị nứt gót chân Kpem - Chất kem thấm nhanh
- Kem trị nứt gót chân Medicosh Callucare - Phù hợp cho gót mới chớm nẻ
- Kem Gót Sen Thái Dương - Giá rẻ nhất
- Câu hỏi thường gặp