Retinol có trị mụn không? Mụn dùng Retinol có phải hiệu quả nhất?

Retinol có thể điều trị mụn, nhưng yếu, không phải là phương pháp hiệu quả nhất.

Thúy Nga 06 tháng 08, 2024 - 15:16 (GMT +07)   Retinol có trị mụn không? Mụn dùng Retinol có phải hiệu quả nhất?

Retinol có trị mụn không? Đây là điều nhiều bạn quan tâm, do khi nói đến việc chăm sóc da và điều trị mụn. Retinol thường được nhắc đến như một giải pháp hiệu quả. Đặc biệt lướt tiktok thấy cực nhiều tiktoker nói về điều này. Nhưng liệu retinol có thực sự trị mụn không? Hãy cùng tìm hiểu lời khuyên của chuyên gia về thành phần này và khả năng điều trị mụn của nó.

Retinol là một dạng của vitamin A, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da. Đây là một thành phần nổi tiếng với khả năng chống lão hóa và cải thiện tình trạng da. Nó là một phần của nhóm các hợp chất được gọi là retinoids.

Retinol có nhiều tác động tích cực đến làn da:

  • Kích thích sản xuất collagen
  • Tăng cường tái tạo tế bào da
  • Làm mờ nếp nhăn và đốm nâu
  • Cải thiện kết cấu da
  • Giúp thông thoáng lỗ chân lông

Bạn có thể thấy, retinol không chỉ giúp chống lão hóa mà còn có tiềm năng trong việc cải thiện tình trạng mụn. Nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn không?

Retinol có trị mụn không?

Retinol có thể điều trị mụn, nhưng yếu, không phải là phương pháp hiệu quả nhất. Theo lý thuyết hoạt chất thuộc nhóm Retinoid có khả năng kiểm soát dầu giảm bít tắc lỗ chân lông và có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, trong điều trị mụn các bác sĩ da liễu đều khuyên nên dùng Adapalene, Tretinoin hơn Retinol.

Tham khảo ý kiến một số chuyên gia da liễu:

Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Thảo Nguyên - tốt nghiệp trường Đại học Y dược Huế (Sở hữu kênh Youtube Bác sĩ Nguyên hơn 223.000 người đăng ký, Fanpage 112.000 người theo dõi) chia sẻ: Không nên dùng Retinol để điều trị mụn. Bởi vì Retinol có khả năng điều trị mụn cực yếu, thay vì sử dụng retinol hãy sử dụng thành phần Adapalene để điều trị mụn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.


Bs Lương Trung Hiếu - Tốt nghiệp trường ĐH Y Hà Nội (Kênh Youtube Dr Hiếu Aesthetic hơn 608.000 người đăng ký, Fanpage 875.000 người theo dõi): Khi bị mụn dùng Klenzit Ms, Differin (đều có Adapalene), chống lão hóa nên dùng Tretinoin, còn Retinol là bước đệm để dùng các loại mạnh hơn.


Một số trường hợp mụn nhẹ vẫn được bác sĩ kê retinol. Tùy vào cơ địa từng người, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị mụn phù hợp cho mình nhé!'

retinol có trị mụn không 2.
Retinol có trị mụn không?

Retinol và retinoids có gì khác nhau?

Bên cạnh “retinol có trị mụn không?” thì nhiều bạn còn dễ nhầm lẫn retinol và retinoid trong điều trị mụn. Cùng Chanh Tươi Review tìm hiểu nhé! Retinol và các dẫn xuất retinoid có cấu trúc hóa học tương tự nhau và thường được dùng để điều trị các vấn đề về da giống nhau. Tuy nhiên, chúng có một vài điểm khác biệt quan trọng.

Retinol là một loại retinoid có khả năng đẩy mụn. Các loại retinoid khác thường gặp bao gồm:

  • Adapalene (Differin)
  • Tretinoin (Retin-A)
  • Isotretinoin (Accutane)
  • Este retinoid (retinyl palmitate, retinyl acetate, retinyl linoleate)

Retinol nằm ở mức trung bình về độ mạnh so với các retinoid khác. Nó mạnh hơn các este retinoid nhưng yếu hơn tretinoin và isotretinoin, loại chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sĩ.

Điều này có nghĩa là mặc dù retinol không mang lại kết quả nhanh chóng và ấn tượng như tretinoin hay isotretinoin, nhưng nó ít gây tác dụng phụ và ít kích ứng da hơn. Mức độ nhẹ nhàng của retinol khiến nó trở thành lựa chọn tốt để bắt đầu nếu bạn muốn thử sử dụng retinoid để trị mụn.

retinol có trị mụn không 3
Retinol dịu nhẹ hơn tretinoin hay isotretinoin

Xem thêm các bài viết về retinol:

Cách sử dụng Retinol an toàn

Dù làn da của bạn có bị mụn hay không, bạn cũng nên lưu ý những điều sau khi bắt đầu dùng Retinol:

Chọn đúng sản phẩm retinol

Khi chọn sản phẩm retinol, hãy lưu ý:

  • Nồng độ: Bắt đầu với nồng độ thấp (theo đơn bác sĩ) và tăng dần.
  • Công thức: Chọn sản phẩm phù hợp với loại da của bạn (kem, serum, gel).
  • Thành phần bổ sung: Tìm các sản phẩm kết hợp với các thành phần dưỡng ẩm như hyaluronic acid.

Lưu ý khi sử dụng retinol

Mặc dù retinol có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt khi mới bắt đầu sử dụng:

  • Khô da, bong tróc
  • Đỏ da, ngứa
  • Tăng nhạy cảm với ánh nắng

Để giảm thiểu các tác dụng phụ này:

  • Bắt đầu từ từ: Sử dụng 1-2 lần/tuần, sau đó tăng dần.
  • Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi thoa retinol.
  • Bảo vệ da: Luôn sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.
  • Kết hợp đúng cách: Tránh sử dụng retinol cùng với AHA, BHA, hoặc benzoyl peroxide.

Retinol là một thành phần nổi tiếng trong cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào cách sử dụng đúng và kiên trì. Retinol có khả năng trị mụn nhưng không hiệu quả bằng Adapalene. Nếu bạn đang có mụn, tùy từng tình trạng mụn, bác sĩ sẽ cho bạn hướng đi phù hợp. Mong rằng bài viết “retinol có trị mụn không?” sẽ hữu ích với bạn!

Bình luận

Popup image default
thuynga
Tác giả: Thúy Nga
Biên tập viên
Với kiến thức chuyên môn về Ảnh Báo chí, Thúy Nga mong muốn mang đến cho độc giả những bài viết mỹ phẩm, làm đẹp, thời trang... chất lượng, hữu ích và chân thật.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thúy Nga

Thông báo