Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm trị mụn hiệu quả, thì sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide là một lựa chọn không thể bỏ qua. Với đặc tính chống vi khuẩn và ngăn ngừa mụn hiệu quả, Benzoyl Peroxide đã trở thành thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm trị mụn hiện nay. Tuy nhiên, liệu những sản phẩm này có thực sự hiệu quả và phù hợp với làn da dễ bị mụn của bạn?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá và review chi tiết các sản phẩm chứa BPO được tin dùng nhất hiện nay, từ đó giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho làn da của mình.
Benzoyl Peroxide có tác dụng gì?
Benzoyl Peroxide là một hoạt chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm trị mụn. Nó được xem như một "thần dược" cho làn da mụn nhờ những công dụng tuyệt vời sau:
- Tiêu diệt vi khuẩn P. acnes - loại vi khuẩn chính gây ra mụn.
- Giảm viêm, làm dịu các nốt mụn sưng đỏ, giúp da nhanh chóng phục hồi.
- Loại bỏ bã nhờn dư thừa và tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông, ngăn ngừa sự hình thành mụn mới.
- Loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da, giúp da thông thoáng, mịn màng hơn.
Các sản phẩm thường chứa BPO:
- Sữa rửa mặt: BPO thường được kết hợp vào sữa rửa mặt để làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa và vi khuẩn gây mụn.
- Kem, gel trị mụn: Đây là dạng sản phẩm phổ biến nhất chứa BPO. Kem trị mụn BPO giúp làm giảm viêm, sưng tấy và đẩy nhanh quá trình lành mụn.
Benzoyl Peroxide gây chai mụn?
Câu trả lời là có, nhưng là khi sử dụng không đúng cách. Mọi người có thể tham khảo nguyên nhân chai mụn và cách xử dụng đúng nhất TẠI ĐÂY.
Kem chấm mụn chứa BPO gây ung thư?
Dạo gần đây có một số bài báo về BPO gây ung thư. Theo như Chanh Tươi Review tìm hiểu, BPO gây ung thư khi bị phân hủy thành Benzene, đồng thời cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất độc này. Tuy nhiên, để BPO phân hủy thành chất độc Benzene thì môi trường phải có nhiệt độ đến 70 độ (tương đương phòng tắm xông hơi hay trong xe ô tô để ngoài nắng liên tục 18 ngày).
Chúng ta hiểu, không ai bảo quản tuýp chấm mụn trong điều kiện môi trường như thế cả. Chưa kể, bình thường chúng ta chỉ dùng 1 lượng tí xíu xíu chấm lên nốt mụn - không đáng kể. Hiện tại, chưa có kết luận chính thức từ FDA hay các cơ quan lớn, nên người dùng cần tuân thủ hướng dẫn bảo quản hoặc lựa chọn thay thế nếu lo ngại.