30+ thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu nên chuẩn bị như thế nào? Chắc hẳn đây là vấn đề rất nhiều chị em quan tâm đặc biệt là mấy bạn trẻ lần đầu làm mẹ.
Dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ khá quan trọng. Vậy 3 tháng đầu mẹ nên ăn gì, ăn như thế nào để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhỉ? Hãy tham khảo bài viết này ngay nhé!
1. Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Vai trò dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 đầu thai kỳ là giai đoạn các mẹ nên chú đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt tuần thứ 4 của thai kỳ. Giai đoạn này hệ thống thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển.
Tuần thứ 6, não và tuỷ hình thành đồng thời tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác cũng bắt đầu phát triển. Và đến những ngày của tuần thứ 12, các bộ phân trên cơ thể như chân, tay, mắt, mũi,... của thai nhi đều hoàn thiện.
Bởi vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng để cung cấp các dưỡng chất, vi chất cần thiết cho bé như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,...
Trong thời gian này, nếu không được tiếp nhận đủ dưỡng chất, thai nhi có thể bị dị tật, suy dinh dưỡng, nguy hiểm hơn là sảy thai. Vì vậy, mẹ cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Chất dinh dưỡng nào cần thiết cho thai nhi trong 3 tháng đầu?
Bà bầu trong 3 tháng đầu cần chú ý đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng để giúp thai nhi phát triển và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Dưới đây là các chất cần bổ sung và lời khuyên về dinh dưỡng trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu:
- Năng lượng: Thời gian đầu, nhu cầu nạp năng lượng của mẹ cũng tăng hơn so với những ngày thường. Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày;
- Axit folic: Thành phần dinh dưỡng này giúp hạn chế Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Thành phần có nhiều trong rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,...), thịt gia cầm, ngũ cốc,... Bên cạnh đó, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Folat: Folat là một loại vitamin B quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Bà bầu cần bổ sung khoảng 400-800 microgram folat mỗi ngày.
- Protein: Protein là chất bổ sung cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần 85 - 90g protein/ngày. Mẹ hãy ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong các bữa ăn nhé!
- Sắt: Sắt giúp cung cấp oxy cho cơ thể và giúp phòng ngừa thiếu máu. Bà bầu cần bổ sung khoảng 36-40 miligram sắt mỗi ngày. Các nguồn dinh dưỡng giàu sắt bao gồm thịt, cá, trứng, đậu và rau xanh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt bằng viên uống theo sự chỉ định của bác sĩ nữa nhé! Mẹ có thể tham khảo 1 số loại thuốc bổ sung sắt tốt tại đây!
- Vitamin A: Trong giai đoạn này, mỗi ngày mẹ cần bổ sung 600mcg vitamin A/ngày. Thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ … là những thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao, nên mẹ hãy chú ý ăn nhiều hơn trong bữa ăn.
- Canxi: Canxi là một chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi. Bà bầu cần bổ sung khoảng 1.000-1.300 miligram canxi mỗi ngày. Các nguồn dinh dưỡng giàu canxi bao gồm sữa, sữa chua, cải xoong, hải sản, hạt, đậu và các sản phẩm làm từ sữa.
- Vitamin C: Thành phần này có tác dụng giúp hệ xương bé phát triển, chắc khỏe hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, giảm thiểu tình trạng ốm vặt trong quá trình mang thai. Hàm lượng vitamin C thường có nhiều trong các rau, củ, quả,…
- Các nguyên tố vi lượng: Ngoài ra, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... để tốt cho sự phát triển toàn diện của bé!
Một số thực phẩm cần tránh khi lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Khi lên thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu, cần tránh một số vấn đề sau đây để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- Thực phẩm chứa chất kích thích: Các thực phẩm chứa caffeine, nicotine và thuốc lá mẹ cần hạn chế hoặc tránh trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
- Thực phẩm sống, không đảm vệ sinh: Các loại thực phẩm chưa được chế biến hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn, chẳng hạn như thịt sống, hải sản sống, trứng sống, sữa chưa đun sôi mẹ không nên ăn.
- Thực phẩm có chứa chất độc hại: Các thực phẩm chứa chất độc hại như thủy ngân, chì và chất bảo quản như cá ngừ đại dương thường chứa nhiều thủy ngân, hạn chế ăn khi mang thai.
- Thực phẩm có thể gây dị ứng: Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với một số thực phẩm, chẳng hạn như đậu nành, hạt đỗ, tôm, ốc, nghệ, bạch quả, tỏi, hành, cần phải tránh những thực phẩm này trong thực đơn.
- Thực phẩm có chứa chất bảo quản và phẩm màu: Các thực phẩm có chứa chất bảo quản và phẩm màu mẹ nên hạn chế hoặc tránh, vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo: Các loại thực phẩm này giá trị dinh dưỡng thấp, mà còn tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tránh những vấn đề trên sẽ giúp mẹ bầu có được thực đơn đúng đắn và an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
3. Gợi ý 30+ thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ dinh dưỡng
Trong 3 tháng đầu thai kỳ. chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng để giúp phát triển thai nhi và bảo vệ sức khỏe của bà mẹ. Dưới đây là 30+ mẫu thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng đầu vào con không vào mẹ để chị em tham khảo nhé!
Ngày/ Bữa | Buổi sáng (Bữa chính: 7h Bữa phụ: 9h30) | Buổi trưa (Bữa chính: 11h30 Bữa phụ: 15h) | Buổi tối (Bữa chính: 18h Bữa phụ: 21h) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
5 |
|
|
|
6 |
|
|
|
7 |
|
|
|
8 |
|
|
|
9 |
|
|
|
10 |
|
|
|
11 |
|
|
|
12 |
|
|
|
13 |
|
|
|
14 |
|
|
|
15 |
|
|
|
16 |
|
|
|
17 |
|
|
|
18 |
|
|
|
19 |
|
|
|
20 |
|
|
|
21 |
|
|
|
22 |
|
|
|
23 |
|
|
|
24 |
|
|
|
25 |
|
|
|
26 |
|
|
|
27 |
|
|
|
28 |
|
|
|
29 |
|
|
|
30 |
|
|
|
Lưu ý khi lên thực đơn cho mẹ trong 3 tháng đầu vào con không vào mẹ
Để tốt cho sự phát triển của bé cũng như sức khoẻ của mẹ, chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- 3 tháng đầu chị em thường có hiện tượng nghén. Nếu chị em nghén nặng nên chia nhỏ khẩu phần ăn nhé, không nên ăn quá nhiều một lần, tránh khó tiêu đầy bụng
- Bên cạnh đó chị em cũng không nên ăn quá nhiều so với khẩu phần bình thường, tránh trường hợp tăng cân quá đà.
- Mẹ bầu nào hay có cảm giác buồn nôn mỗi sáng, nên ăn nhẹ trên giường bằng bánh quy hoặc mứt gừng.
Hy vọng với những thông tin mình chia sẻ chị em sẽ biết cách lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ và bé đều khoẻ mạnh nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.