Bất ngờ về tác dụng của tỏi đối với sức khỏe

13.09.2022 - 14:28

Trong căn bếp của mỗi hộ gia đình người Việt Nam, từ lâu tỏi đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu. Ngoài ra, với những tác dụng của tỏi, nó còn được xem là một loại dược liệu có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau và phòng ngừa ung thư.

Sau đây hãy cùng tôi tìm hiểu thêm về tỏi nhé!

tac-dung-cua-toi

1. Nguồn gốc của tỏi

Tỏi là một loài cây thuộc họ Hành, có tên khoa học là Allium sativum. Từ thời các nền văn minh lớn như Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc. Tỏi đã được biết đến như là một loại gia vị có mùi thơm đặc trưng và là một loại thuốc quý. Ở nước ta, có thể thấy tỏi được trồng ở các vùng như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phan Rang (Ninh Thuận), Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên,... Tuỳ vào kỹ thuật canh tác và điều kiện thổ nhưỡng khác nhau mà mùi vị và kích thước của tỏi mỗi vùng cũng khác nhau ít nhiều. Hiện nay, một số gia đình cũng tận dụng khoảng sân nhà hoặc ban công để trồng tỏi.

2. Đặc điểm của tỏi

Bộ phận của cây tỏi được sử dụng khá nhiều nhất là củ tỏi, mỗi củ gồm nhiều tép tỏi nằm sát nhau. Trong nền ẩm thực Việt, tỏi thường được sử dụng để làm các loại nước chấm ăn kèm bánh cuốn, bánh xèo, gỏi cuốn, bánh bột lọc,... hoặc dùng tỏi để phi thơm cho các món xào. Ngoài ra, một số món ăn còn dùng tỏi phi hoặc tỏi ngâm giấm để thêm phần thơm ngon, hấp dẫn.

3. Thành phần của tỏi

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,...

Allicin có trong tỏi là chất tạo mùi và là kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Allicin được tạo ra khi chất alliin tiếp xúc 1 với enzym alliinase khi tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền nát. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin và có hoạt tính kháng sinh rất tốt.

Tác dụng của tỏi băm

Tác dụng của tỏi băm

4. Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe

Tỏi là một loại gia vị nhưng khi ăn trực tiếp mà không chế biến thành món ăn thì lại gây cảm giác khó chịu đối với những người mà chưa quen ăn sống. Vậy nên mọi người đã chế biến tỏi thành nhiều loại khác nhau để dễ dàng sử dụng hơn như tỏi đen, tỏi cô đơn, tỏi ngâm mật ong, tỏi ngâm rượu, tỏi ngâm giấm, tỏi nướng,...

Điều này cũng bất ngờ làm phong phú hơn tác dụng của tỏi.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Theo nhiều nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat hình thành nitrite trong dịch vị, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày. 

Ngoài ra, tỏi còn giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Tác dụng của tỏi đối với phòng ngừa ung thư

Tác dụng của tỏi đối với phòng ngừa ung thư

Giải độc các kim loại nặng

Khi sử dụng tỏi với một lượng đáng kể, các hợp chất sulfur có trong tỏi sẽ bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng.

Bên cạnh đó, tỏi cũng làm giảm nhiều dấu hiệu của nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.

Cải thiện sức khỏe xương

Trong tỏi có lượng canxi và hợp chất sulfur dồi dào, giúp xương thêm chắc khỏe. Và khi kết hợp với các khoáng chất như sắt, kẽm, magie sẽ giúp tăng cường ngăn ngừa được các bệnh về xương khớp nguy hại.

Tác dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe xương

Tác dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe xương

Với phụ nữ, ăn tỏi sống sẽ giúp tăng cường nội tiết tố và giúp làm giảm quá trình loãng xương.

Tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Tỏi giúp chống lại quá trình lão hóa, giảm cholesterol vì thế sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ của mình, rất hiệu quả trong việc phòng ngừa những bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer - một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi.

Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Gần đây, số ca tử vong do các bệnh tim mạch đã tăng lên đáng kể. Và tỏi được đánh giá là sản phẩm tự nhiên bảo vệ hệ thống tim mạch có tiềm năng, triển vọng nhất.

Tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL khoảng 10 - 15%.

Tăng sức đề kháng, phòng ngừa và chữa trị cảm cúm

Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Không những thế, tính ấm của tỏi còn giúp khử hàn ẩm và loại trừ tác nhân gây ho. 

Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.

Ngoài ra, so với tỏi đen, polysacarit trong tỏi tươi có tác dụng điều hòa miễn dịch mạnh hơn.

Tác dụng của tỏi nâng cao sức đề kháng

Tác dụng của tỏi nâng cao sức đề kháng

Kích thích vị giác

Bên ngoài những tác dụng thần kì của tỏi đối với sức khỏe thì khả năng làm kích thích vị giác của nó càng đáng kinh ngạc hơn. 

Tỏi giúp cho món ăn có vị nồng thơm đặc trưng, nhất là các loại nước chấm, món xào, món mì hay món bánh,...

Nhờ sự đa dạng về loại nên có thể sử dụng tỏi sống, bột tỏi hay tỏi phi và là nguyên liệu rất dễ tìm.

5. Hướng dẫn cách ăn tỏi đúng cách

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi đúng cách hằng ngày để có lợi cho sức khỏe:  

 Ăn tỏi tươi

Hydrogen sulfide là một loại khí có khả năng bảo vệ tim của chúng ta nếu hấp thu một lượng nhỏ. Khí này có nhiều ở trứng thối và cả tỏi tươi được giã nát. Tuy nhiên, khí ga này chỉ có thể tồn tại một khoảng thời gian ngắn. Nếu tỏi trải qua công đoạn chế biến hay để lâu ngày bị khô thì lượng hydrogen sulfide hữu ích này sẽ biến mất. Tỏi đã nấu chín hay tỏi khô vẫn chứa các chất giúp chống ô-xy hóa để bảo vệ chúng ta khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do. Song, tỏi tươi vẫn hữu hiệu hơn nhiều. 

 Sử dụng tỏi 10 – 15 phút sau khi băm nhuyễn

Như đã nhắc ở trên, tỏi nên được để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới sử dụng. Tuy nhiên, nhiều bạn tiết kiệm thời gian bằng cách tranh thủ băm tỏi trong quá trình nấu nướng. Sau khi băm thì tiến hành nấu ngay lập tức. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm. Allicin trong tỏi chỉ phát huy được những công dụng tuyệt vời của mình sau khi để ngoài không khí trong khoảng thời gian nhất định. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi.

Ăn với lượng vừa đủ

Bạn cần chú ý khí hydrogen sulfide với hàm lượng nhiều sẽ trở thành chất độc. Chính vì vậy, ăn quá nhiều tỏi tươi cũng không tốt cho cơ thể chúng ta. Các chuyên gia khuyến cáo một tép tỏi mỗi ngày là lượng vừa đủ. Là một gia vị cay, khi ăn quá nhiều, tỏi sẽ làm môi trường dạ dày mất cân bằng. Từ đó, tình trạng ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi và cân nặng sụt giảm xuất hiện. Nghiêm trọng hơn là thận bị ảnh hưởng, khí huyết tổn thương và nam giới có nguy cơ vô sinh. Vì vậy, hãy ăn tỏi với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe. 

Nấu tỏi ở nhiệt độ vừa đủ

Ít ai biết tỏi được phi ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến công dụng của loại gia vị này biến mất. Allicin – chất tốt nhất trong tỏi sẽ bị vô hiệu hóa và sức đề kháng của cơ thể sẽ không được cải thiện. Chính vì vậy, tỏi nên được nấu với lửa nhỏ, đảo nhanh trong khoảng 15 phút thì sẽ giữ được những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

Ngâm tỏi già

Tỏi ngâm dấm có nhiều tác động tích cực tới cơ thể, từ việc giảm lượng cholesterol trong máu để ngăn ngừa hiện tượng xơ cứng động mạch cho đến việc xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn mạch máu bằng cách hòa tan protein. Vì axit trong giấm sẽ kích thích thành phần dược lý có trong tỏi. Khi ngâm tỏi, nếu bị chuyển màu xanh thì tỏi bạn dùng để ngâm còn non. Lúc này, ăn tỏi ngâm chuyển xanh không bị độc nhưng những công dụng chữa trị tuyệt vời đã bị giảm đi rất nhiều so với tỏi già.

Không ăn tỏi khi đói

Allicin – chất kháng sinh tự nhiên có nhiều trong tỏi có khả năng gây nóng dạ dày, khiến người ăn bị nóng trong bụng khi ăn tỏi lúc đói. Lâu ngày, hiện tượng loét dạ dày có nguy cơ xuất hiện cao.

Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ ăn tỏi khi đói. Ngoài ra, bạn cần kết hợp tỏi với các thực phẩm khác để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn của tỏi.  

6. Lưu ý những ai không nên ăn tỏi

- Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

- Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

- Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

- Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

- Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

Với những thông tin về tác dụng của tỏi phía trên, bạn có thể note lại là sử dụng khi cần thiết nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

thao-tran-1
Thảo Una

Beauty Blogger

Giới thiệu về tác giả Thảo Una Thảo Una là một beauty blogger đầy tài năng, chuyên về mỹ phẩm. Với nỗi ám ảnh của việc sử dụng một sản phẩm với những lời quảng cáo mỹ miều hứa hẹn về một hiệu quả nhất ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!