Mẹo trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả an toàn

09.09.2022 - 15:10

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng rất khó chịu, do đó, nếu bé không may mắc phải mẹ cần trị rôm sảy cho bé ngay và trị triệt để cho bé. Dưới đây là 1 số bí quyết trị rôm sảy cho bé an toàn hiệu quả tại nhà mẹ nên biết.

Trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho trẻ

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân rôm sảy

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là tình trạng da bị bít tắc tuyến mồ hôi do ống bài tiết bị bít kín khiến da trẻ bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng li ti trên da. Các vết này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ngày càng lan rộng, khiến trẻ viêm da, bứt rứt, khó chịu. Rôm sảy thường xảy ra ở các bé nhỏ, đa số có độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Đây là các bé chưa thể tự vệ sinh cơ thể một cách thành thục và khoa học hoặc do mẹ kiêng cữ quá chặt, cho bé mặc đồ dày, ở nơi kín gió hoặc ra nhiều mồ hôi mà không vệ sinh cơ thể sạch sẽ nên dễ gây rôm sảy.

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Ở trẻ em, rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở những vị trí như cổ, vai, ngực, da đầu, lưng hoặc ở kẽ nách, háng. Đây là những vị trí thường ra nhiều mồ hôi lại có nhiều nếp gấp da nên dễ gây ứ đọng mồ hôi.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ, nhưng đều là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Một vài yếu tố gây bệnh bao gồm:

- Do trẻ mặc quần áo quá dày, nóng hoặc bị sốt mà ống tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi khó thoát ra ngoài

- Trẻ không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên nên da bị bít lỗ chân lông gây rôm sảy

- Bé hoạt động với cường độ cao, đặc biệt là các bé từ khoảng 2 tuổi trở lên chạy, nhảy…nô đùa nhiều hoặc các bé nhỏ mặc tã lót bằng một số loại vải pha nilon bị bí nên gây rôm sảy.

- Các bé nhỏ bị rôm sảy là do cha mẹ kiêng cữ quá chặt, ở nơi kín gió nên trẻ dễ bị ra mồ hôi.

Các triệu chứng rôm sảy ở trẻ:

  • Xuất hiện các mụn nước, đỏ ở xung quanh và thường mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng,...
  • Cơ thể nổi mẩn đỏ và ngứa.
  • Bé khóc nhiều, bức rứt, khó chịu.

Phân loại rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ

Rôm sảy ở trẻ nhỏ có 4 dạng phổ biến sau đây:

- Rôm sảy kết tinh: Đây được xem là loại rôm sảy nhẹ nhất vì nó chỉ gây ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi trên da. Bệnh có biểu hiện rất điển hình là da có các mụn hoặc bỏng nước dễ vỡ nhưng không gây đau, không gây ngứa.

- Rôm sảy đỏ: Bệnh rôm sảy đỏ tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khởi phát, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ gây ngứa nên trẻ hay dùng tay gãi làm cho nốt mụn vỡ ra. Lúc ấy, da bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị.

- Rôm sảy mủ: Trẻ bị rôm sảy mủ sẽ thấy trên da có các nốt đỏ hoặc mụn có lông ở giữa. Nếu mụn vỡ sẽ có mủ hoặc máu chảy ra gây đau rát, ngứa ngáy và nhiễm trùng.

- Rôm sảy sâu: Đây là bệnh lý đã ảnh hưởng đến lớp hạ bì sâu nhất nên mồ hôi có cơ hội xâm nhập vào bên trong da dẫn đến nhiễm trùng. Vùng da bị rôm sảy sâu thường có màu đỏ giống như da gà. Bệnh gây ra hiện tượng ứ đọng mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông nhưng ít khí gây ngứa ngáy hay đau rát.

Rôm sảy có tự hết không?

Về bản chất, rôm sảy là bệnh do quá nóng mà ra, vậy nên khi thời tiết trở nên mát mẻ thì bệnh sẽ tự dưng hết. Thế nhưng, "hết" ở đây không phải là rôm sảy đã khỏi hoàn toàn mà là khi thời tiết trở nên mát mẻ, da trẻ bớt nóng và không tiết mồ hôi nữa nên các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất nhưng triệu chứng đó sẽ tiếp tục tái phát nếu như gặp thời tiết nóng bức, nhất là vào mùa hè. 

Đặc biệt bệnh rôm sảy không thể nào tự khỏi nếu như cha mẹ không có các biện pháp can thiệp kịp thời. Nói cách khác khi mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da, gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa tới tính mạng của trẻ. Thêm vào đó, khi trẻ bị rôm sảy kéo dài sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, không chịu ăn, cơ thể nhanh chóng suy nhược và sụt cân. Các mụn mủ vỡ ra còn để lại sẹo, ảnh hưởng tới mỹ quan về sau của trẻ.

Phương pháp điều trị rôm sảy cho bé an toàn, hiệu quả 

Rôm sảy không phải là bệnh lý nghiêm trọng, do đó không cần phải dùng thuốc kháng sinh trừ khi tình trạng của bé quá nặng, bị tấy đỏ kèm mủ hoặc gây sốt. Mách mẹ một số bí quyết trị rôm sảy cho bé ngày hè tại nhà bằng cây nhà lá vườn như lá khế, lá trầu không, chanh hoặc mướp đắng. Vừa rẻ, vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm thời gian, chi phí. Mẹ khám phá ngay nhé.

Trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh an toàn bằng cây nhà lá vườn

+ Trị rôm sảy cho bé bằng lá khế: 

Nguyên liệu: 1 nắm lá khế, 1 thìa sữa chua muối hạt

Cách làm: Mẹ rửa sạch lá khế, tuốt bỏ gân cứng sau đó đem xay hoặc giã nát cùng một chút muối. Chắt nước cốt vừa xay sau đó hòa vào chậu nước ấm rồi tắm cho bé. Khoảng 3 - 4 ngày, rôm sảy của bé sẽ cải thiện đáng kể

+ Trị rôm sảy cho bé bằng trầu không: 

Nguyên liệu: 5 - 10 lá trầu không

Cách làm: Trầu không đem rửa sạch, thái hoặc vò nhỏ cho vào nồi chứa khoảng 2 lít nước sau đó đun sôi 15 phút. Mẹ đợi lá nguội rồi lọc lấy nước tắm cho trẻ trong vòng 3 - 5 phút.

+ Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô:

Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô

Cách làm: Mẹ hái một nắm lá tía tô, xay nhuyễn hoặc giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước lá tía tô và bôi đều vùng da bị rôm sảy của bé. Sau 10 – 15 phút, bề mặt da khô, cha mẹ tắm lại cho con trẻ bằng nước ấm.

+ Trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng:

Nguyên liệu: 2 quả mướp đắng, 1 thìa sữa chua muối

Cách làm: Hai quả mướp đắng rửa sạch, xay nát, lọc lấy nước, sau đó mẹ pha tắm nước để cho bé. Kiên trì khoảng 3 - 4 ngày hoặc cho đến khi bé sạch rôm sảy

+ Trị rôm sảy cho bé bằng chanh

Nguyên liệu: 1 quả chanh

Cách làm: Mẹ chọn quả chanh mọng nước, vắt lấy nước cốt, loại bỏ hạt, sau đó pha vào chậu tắm chứa khoảng 20 lít nước để tắm cho trẻ. Nhờ chứa lượng axit dồi dào, chanh có tác dụng chữa rôm sảy cho trẻ cực kì hiệu quả.

Trị rôm sảy cho bé

Tắm lá có thể trị rôm sảy cho bé an toàn

Bôi kem trị rôm sảy

Rôm sảy thực tế không phải là một bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ, do đó, khi trẻ mắc rôm sảy, mẹ hoàn toàn có thể điều trị rôm sảy cho trẻ tại nhà bằng cây nhà lá vườn hoặc các loại thuốc bôi ngoài da để làm dịu cơn ngứa, giúp kháng khuẩn, điều trị viêm và giảm tình trạng bít ống mồ hôi. Các loại thuốc này mẹ có thể mua tại các nhà thuốc tư nhân với sự tham khảo ý kiến từ các dược sĩ, bác sĩ chuyên môn.

Khi bôi kem trị rôm mẹ cần lưu ý tắm rửa, vệ sinh cho bé sạch sẽ, thoa một lớp kem mỏng theo khuyến cáo của y bác sỹ để kem thấm đều lên da, không nên bôi quá nhiều hoặc quá dày khiến tình trạng không những không cải thiện mà còn làm ảnh hưởng đến làn da non nớt của trẻ nhé.

Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản sau, cha mẹ lưu ý nhé:

- Cần tạo không gian thông thoáng cho trẻ. Phòng ngủ, khu vui chơi đều nên thoáng mát.

- Mặc cho con những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt

- Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 9h - 15h. Nếu cần ra ngoài thì che chắn cẩn thận cho bé.

- Vệ sinh sạch sẽ và tắm rửa cho bé thường xuyên để không bị bít lỗ chân lông

- Xây dựng cho bé chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh

Một lưu ý nhỏ nhưng quan trọng: Nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp trên nhưng tình trạng bệnh của con không thuyên giảm, có dấu hiệu bội nhiễm như trẻ bị sốt, các vết rôm sảy mọc dày thành mảng xuất hiện mủ trên bề mặt… thì nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin hữu ích về trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Chúc các mẹ thực hiện thành công, giúp bé yêu luôn mạnh khỏe.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!