Biểu đồ chuẩn chiều cao và cân nặng cho trẻ sơ sinh 0-12 tháng

11.04.2023 - 14:52

Dựa vào biểu đồ tăng trưởng, mẹ có thể đánh giá cân nặng của trẻ đang nằm ở ngưỡng nào và có thể theo dõi tốc độ phát triển của trẻ có phù hợp hay không. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Lưu ý, mẹ không nên quá lo khi bé có vẻ nhẹ cân hơn so với các bé khác, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Miễn bé yêu vẫn tăng trưởng đều đều cả về cân nặng và chiều cao là được mẹ nhé!

bieu-do-chuan-chieu-cao-va-can-nang-cho-tre-so-sinh-0-12-thang

Cách đo chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh

Chiều dài của em bé được đo từ đỉnh đầu đến đáy một gót chân. Nó giống như chiều cao của chúng ta, nhưng chiều cao được đo khi chúng ta đứng lên, trong khi chiều dài được đo trong khi em bé đang ở tư thế nằm.

Cân nặng của trẻ đo rất đơn giản, chỉ cần đặt trẻ lên cân rồi theo dõi thông số. Hoặc với trẻ nhỏ, mẹ có thể bế trẻ, rồi trừ cân nặng của mẹ ra để ra cân nặng trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, mẹ có thể lưu ý thêm một số điều dưới đây khi tiến hành đo cân nặng, chiều dài của trẻ sơ sinh:

  • Thời điểm thích hợp để đo chiều dài trẻ sơ sinh chính xác nhất là vào buổi sáng. Đo cân nặng khi trẻ đói hoặc cho trẻ đi vệ sinh trước khi cân.
  • Ở độ tuổi từ 0 – 12 tháng khi đo chiều dài trẻ sơ sinh, mẹ có thể đặt bé ở tư thế nằm ngửa.
  • Về chiều cao, các bé trai thường sẽ nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không nên lo lắng quá vì điều này.
  • Với cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng, mẹ nên chờ bé đi vệ sinh xong mới cân.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram) nữa mẹ nhé!

bieu-do-chuan-chieu-cao-va-can-nang-cho-tre-so-sinh-0-12-thang-1

Cân nặng bình quân 12 tháng đầu đời của trẻ

Rất nhiều bố mẹ băn khoăn không biết con mình có phát triển cùng tiến độ với các bạn đồng trang lứa không? Biểu đồ tăng trưởng là một công cụ giúp cho mẹ biết tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh, chiều cao của trẻ sơ sinh so với cân nặng và chiều cao trung bình của những đứa trẻ khác trong cùng độ tuổi.

Tiêu chuẩn này được tổ chức Y Tế thế giới WHO xây dựng giúp bố mẹ có thể tham chiếu trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 12 tháng:

Tháng TuổiCân Nặng (Kg)Chiều Cao (Cm)
Bé traiBé gáiBé traiBé gái
Sơ Sinh2.9 – 3.82.7 – 3.648.2- 52.847.7- 52.0
1 Tháng3.6 – 53.4 – 4.552.1- 52.852.1- 55.8
2 Tháng4.3 – 64.0 – 5.455.5- 60.754.4- 59.2
3 Tháng5 – 6.95.3 – 6.958.7- 63.757.1- 59.5
4 Tháng5.7 – 7.65.8 – 7.561.0- 66.459.4- 64.5
5 Tháng6.3 – 8.26.3 – 8.163.2- 68.661.5- 66.7
6 Tháng7.3 – 8.56.8 – 8.765.1- 70.563.3- 68.6
7 Tháng7.4 – 9.27.1 – 9.069.2 – 73.467.3 – 74.2
8 Tháng7.7 – 9.67.7 – 9.170.3- 75.768.7- 75.8
9 Tháng8.25 – 9.578.2 – 9.370.6- 72.270.1- 77.4
10 Tháng8.3 – 10.28.5 – 9.673.3- 80.171.5- 78.9
11 Tháng8.4 – 10.58.7 – 9.974.1- 81.572.8- 80.3
12 Tháng8.9 – 10.48.9 – 10.174.5- 82.974.0- 81.7

Làm gì khi trẻ chậm tăng cân?

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ cho bữa ăn và bổ sung thêm bữa ăn nhẹ cho trẻ trong suốt cả ngày, mẹ có thể tăng lượng calo chúng nhận được. Những phương pháp sau đây có thể thúc đẩy tăng trưởng và giúp bé tăng cân:

Cho trẻ bú đúng cách

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục duy trì đến khi được 24 tháng. Mẹ hãy cố gắng duy trì cho bé bú mỗi 2 – 3 giờ và không nên bỏ qua cữ bú đêm nhé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé yêu bú đúng cách, giúp bé bú được cả sữa đầu (sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú vốn chứa nhiều nước giúp bé giải khát, vừa chứa nhiều đường lactose, cung cấp năng lượng nhanh cho bé) lẫn sữa cuối (sữa chảy ra ở cuối đợt bú của bé, chứa nhiều dưỡng chất như đạm, chất béo…) để hấp thu tối đa dưỡng chất giúp tăng cân cho bé tốt nhất. Mẹ hãy cho bé bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển bên kia, không nên vội đổi bên khi bé mới bú một ít.

Ngoài ra, trong thời gian cho bé bú, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, sử dụng các thực phẩm an toàn để đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ dinh dưỡng, chất lượng để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Chế độ ăn đủ chất, đa dạng

Trong độ tuổi ăn dặm, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển thể chất khỏe mạnh và tăng cân ở trẻ. Một bữa ăn “đủ chất” là một bữa ăn dặm đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn dặm của trẻ bằng cách thay đổi kiểu chế biến, tăng cường trang trí món ăn để kích thích vị giác của bé. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Không nên ép bé ăn

Nhiều bố mẹ vì thấy trẻ sơ sinh chậm tăng cân mà quá sốt ruột dẫn đến ép con ăn hết khẩu phần ăn đã định sẵn. Tuy nhiên, mức hấp thu của mỗi bé sẽ là khác nhau, bố mẹ nên cân nhắc khẩu phần phù hợp với con mình. Việc ép ăn khiến trẻ “sợ" mỗi khi đến giờ ăn, càng ăn ít, tăng cân chậm, thậm chí không hề tăng cân.

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

Một cách dễ dàng để bé không cảm thấy áp lực mỗi bữa ăn là chia khẩu phần của trẻ thành nhiều bữa trong ngày. Mẹ có thể tăng từ 3-4 bữa lên 5-6 bữa một ngày. Việc này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài các bữa ăn

Ngoài các bữa ăn hằng ngày, việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân là rất cần thiết. Mẹ nên xem xét tăng cường nạp dưỡng chất cho bé từ nguồn khác nhau như sữa, sữa chua, các loại trái cây, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa.

Đảm bảo bé ngủ đủ giấc cả ngày lẫn đêm

  • Bé sơ sinh: 16 – 20 giờ mỗi ngày.
  • Bé 6 tuần: 15 – 16 giờ mỗi ngày.
  • Bé 4 tháng: 9 – 12 giờ mỗi ngày.
  • Bé 6 tháng: 11 giờ và 2 cữ ngủ trưa.
  • Bé 9 tháng: 11-12 giờ và 2 cữ ngủ trưa.
  • Bé 1 tuổi: 10 – 11 giờ và 2 cữ ngủ trưa.

Dựa vào thông số đã được các chuyên gia khuyến cáo ở trên, mẹ nên cân nhắc thiết lập lịch hoạt động, ăn, ngủ phù hợp cho bé. Giấc ngủ tốt chính là yếu tố quan trọng để trẻ sơ sinh phát triển, tăng cân đều.

Hoạt động thể chất

Đối với trẻ sơ sinh, các vận động nhẹ nhàng trong ngày sẽ thúc đẩy tinh thần của bé. Nếu bé luôn vui tươi, khỏe mạnh sau khi vận động, bé sẽ ăn khỏe và ngon miệng hơn. Nhờ vận động mà hệ cơ xương con được hoàn thiện và phát triển, tăng cường sức đề kháng, và giải quyết nỗi lo những bệnh về sức khỏe khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm.

Mát-xa cho trẻ

Việc mát-xa chuyên dụng cho trẻ sơ sinh có thể giúp con tăng cường tuần hoàn máu, giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Từ đó giúp bé có khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hiệu quả hơn, tránh khỏi tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Vì thế, mẹ cũng chớ nên bỏ qua.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Bởi vậy, mẹ cần theo dõi bảng chiều cao, cân nặng của bé yêu để có sự can thiệp kịp thời để con được phát triển toàn diện mẹ nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!