Kinh nghiệm, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi con ngoan mẹ nhàn

10.08.2022 - 11:43

Kinh nghiệm, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để trẻ ăn no ngủ kỹ thì điều kiện đầu tiên cần đảm bảo đó là cho bé ăn no và ngủ đủ. Trong tháng đầu tiên trẻ chỉ có ăn và ngủ là nhiều vì thế đây sẽ là ưu tiên hàng đầu mà các mẹ cần nắm vững.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-1539594353

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Để cho trẻ ăn no, không văn vặt với trẻ bú sữa mẹ thì bạn cần phải nắm được 2 điều cơ bản sau đây.( Với trẻ bú sữa ngoài thì dễ hơn rồi vì có định lượng chính xác mỗi lần cho con ăn để mẹ theo dõi)

1. Thể tích dạ dày trẻ nhỏ rất bé, khi mới sinh ra kích thước chỉ nhỉ như 1 hạt đậu nên chỉ có thể chứa được 7-13ml sữa/lần. 3-6 ngày sau đó mới dần tăng lên bằng bằng quả nho tương ứng chứa được 30-60ml sữa/lần. Vì thế đừng ép trẻ ăn nhiều hãy để trẻ ăn theo đúng nhu cầu của con. Sinh xong hãy cho trẻ da tiếp da với mẹ và bú mẹ sớm nhất có thể.

2. Đảm bảo mẹ ăn uống đầy đủ tinh thần thỏa mái để có đủ sữa cho cọn ăn. Tuần đầu tiên gọi là tuần trăng mật với cả mẹ  và bé. Bé sẽ ngủ thời gian rất nhiều nên bạn không cần vội áp cho con theo easy nào cả. Mà hãy cho con bú khi nào con cần. Nhưng cần nhớ bú xong phải ợ hơi cho con và phân biệt giữa giờ ăn  và giờ ngủ.(- xem thêm cách ợ hơi cho bé)

Bí quyết làm thế nào để mẹ luôn nhiều sữa cho bé bú

Sau mỗi lần cho con bú xong mình sẽ dùng máy hút sữa để hút hết cả 2 bên ra. Định kỳ trong những tháng đầu nhiều sữa mình hút 3 tiếng 1 lần. Có những lần lười cộng thêm mệt mỏi về đêm nên mình để 6 tiếng không dậu hút kết quả là bị tắc sữa phát sốt phát rét lên. May là mình hợp uống lá tía tô và lá bồ công anh thay nước, tăng cường cho con bú mẹ. Mát xa ngực dưới vòi nước ấm nên mình đã hết sốt rất nhanh. Tình trạng đau tắc sữa cũng khỏi sau vài ngày. Không cần đi chiếu đèn hay khám bác sỹ luôn.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi

Sữa hút 2 bên sau khi cho con ty 1 bên

Tiếp theo là giấc ngủ bạn phải ngủ nhiều nhất có thể. Hãy tranh thủ con ngủ lúc nào để được ngỉ ngơi cùng con. Bởi trong tháng bé thường ị khá nhiều, đêm thức thay rửa cho con rồi lại còn hút sữa nữa nên tình trạng mệt mỏi vfa thiếu ngủ và không thể tránh khỏi. Vì vậy hãy ngủ ngủ thật nhiều khi bạn có thể để lấy lại sức.

Cơ địa mình nhiều sữa nên không cần bổ sung thêm chè vằng hay bột ngũ cốc. Nhưng bạn nào ít sữa thì có thể thử qua 2 loại này nhé. 

Cháo móng giò hay chân giò hầm thì gần như mình không động đến. Nó rất là ngấy và thực chất là không mang lại hiêu quả lợi sữa như chúng ta mong muốn. Bởi vậy hãy cho món này ra khỏi thực đơn của bạn nếu bạn không muốn mình cứ béo lăn tròn. 

Đủ đủ xanh và chín, các món từ quả sung như (sung khô, sung nấu canh, sung kho thịt, kho cá), cháo ngũ cốc thì mình ăn kèm vào thực đơn. CÒn đâu các món khác mình ăn uống như mọi người trong nhà.

Quan trọng nhất để có nhiều sữa là tinh thần phải thỏa mái. Nên các mẹ có gfi hãy chia sẻ hoặc nhờ chồng phụ giúp để bớt mệt mỏi và căng thẳng nhé

Làm thế nào để cho con ngậm đúng khớp, ăn đủ no

Để trẻ ăn no thì việc cho bé ngận đúng khớp cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến việc bé nhà bạn ăn có đủ no hay không, có ngủ gật khi vừa ăn ti hay không.

  • Trẻ ngậm ti mẹ xong thì hần lớn quầng vú sẽ nằm trong miệng trẻ. Khi trẻ đang mút, bạn không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.
  • Lưỡi của trẻ nằm giữa phần nướu (lợi) dưới và vú. Nếu bạn nhẹ nhàng kéo môi dưới của trẻ xuống, bạn sẽ nhìn thấy được. Với cách ngậm vú đúng, lưỡi trẻ sẽ mở về phía nướu dưới, tạo thành một vùng lõm quanh núm vú và làm giảm bớt áp lực từ hàm.
  • Tai trẻ khẽ động đậy. Trong suốt quá trình chủ động mút và nuốt, các cơ phía trước tai của trẻ sẽ chuyển động, cho thấy hành động mút mạnh mẽ và hiệu quả bằng toàn bộ hàm dưới.
  • Nghe thấy tiếng trẻ nuốt. Trong những ngày đầu sau khi ra đời, trẻ có thể mút 5 đến 10 lần trước khi nghe thấy tiếng trẻ nuốt. Đó là vì sữa non tiết ra rất ít. Bạn có thể phải chú ý hơn nếu muốn nghe thấy tiếng nuốt. Sau khi sữa đã ra đều, tiếng nuốt sẽ rõ ràng hơn. Khi trẻ mút sữa và kích thích phản ứng tiết sữa, bạn sẽ nghe thấy tiếng trẻ nuốt mỗi khi trẻ mút 1 hoặc 2 lần. Việc chủ động mút và nuốt này cần tiếp tục kéo dài trong 5 đến 10 phút ở mỗi bên vú.
  • Sữa không bị rỉ ra nhiều từ các góc miệng của trẻ. Thay vào đó trẻ đã nuốt được sữa.
  • Bạn không nghe thấy tiếng lách chách nữa, nghĩa là trẻ không đặt lưỡi đúng chỗ và không ngậm vú đúng cách.
  • Bạn không thấy bầu má (phần giữa của má trẻ hóp vào) trẻ trong khi mút. Điều này có thể cho thấy trẻ không ngậm chặt vú và đang không mút được lúc chuyển động nướu và lưỡi. Hãy kéo trẻ ra và thử cho ngậm lại.

Nhiều bé ăn ti mẹ ngậm không đúng khớp dễ bị sặc, hoặc nhanh no ho hít phải nhiều hơi. Vì thế trẻ sẽ sợ không dám ăn hoặc ăn chưa đủ đã dừng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé ăn vặt nhiều lên và không ngủ ngon tròn giấc.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-1-1539594632

Cách cho trẻ không vừa ngủ vừa ăn( ngủ gật trên vú mẹ)

Trong sữa mẹ nhất là phần sữa đầu có chứa nhiều Oxytocin hormone yêu thương nên khi bé mới bú được một lúc sẽ lờ đờ gà gật ngủ. Mẹ lại tưởng con bú đá no buồn ngủ nên đặt con xuống đi ngủ. Nhưng con ngủ chỉ được một lúc lại dậy đòi ăn. Dậy lúc này mẹ không nghĩ là con đói mà nghĩ con gắt ngủ hoặc bị giật mình dậy, thành ra cứ thành một vòng luẩn quẩn hoài mà bé không vào được easy nào cả.

Khi nào cần can thiệp khi con ngủ gật trên vú mẹ:

  • Bé bú mới chỉ được dưới 10 phút đã lim dim ngủ. (Bình thường bé sơ sinh bú khá lâu 20 phút trở lên, trung bình 30 phút)
  • Sau khi mẹ đặt ngủ thì con chỉ ngủ được 30-40 phút (có khi ít hơn) đã dậy lục sục có tín hiệu đòi ăn.
  • Con tè ít (ít hơn 6 bỉm/ngày), hay ngủ vặt, phát triển thể chất chậm. 

cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-2-1539594687

Cách khắc phục: (Áp dụng với bé ti mẹ trực tiếp, bé ti bình sữa mẹ thì cứ vắt ra là xong)

Mẹ dùng tay hoặc dùng máy vắt bớt sữa đầu của 1 bên vú đi. Cho bé bú sữa sau bên vú này xong thì chuyển sang bên kia để bé bú được sữa đầu. Sữa đầu mang tính chất giải khát nhiều hơn, sữa sau mới có nhiều chất cho bé. Nên nếu bé chỉ bú được sữa đầu đã ngủ thì còn dẫn tới tình trạng bé sẽ nhẹ cân, phát triển không tốt.

Nếu mẹ không vắt sữa hoặc vắt rồi mà bé vẫn ngủ gật, mẹ sử dụng các mẹo gọi dậy theo thứ tự như sau: vuốt má - sờ tai - búng MẠNH vào lòng bàn tay, bàn chân (không cù) - thay bỉm - áp khăn lạnh lên má, lên tay - áp đá lên má, để bé tỉnh táo. Khi bé tỉnh hẳn, đợi vài phút cho bé bình tĩnh lại rồi cho bú tiếp. Kiên trì làm nhiều cho đến khi bé tỉnh mới thôi. 

Để nhận biết được khi nào con đói thì các mẹ nên ghi chú cụ thể thời gian cho bé bú trong ngày như nào. Dấu hiệu nhận của bé trước đó ra sao. Vì mỗi bé một khác dấu hiệu thì là chung chung thôi. Nên mẹ làm được cái note như này thì sẽ chính xác và phù hợp nhất với bé nhà mình. Hoặc không thì hãy cứ cho vé ăn 2.5-3h 1 lần

Làm thế nào để rèn bé tự ngủ

bé chỉ có 2 nhu cầu chính là ăn và ngủ. Bạn đáp ứng đủ cho bé được 2 yêu cầu này thì bé sẽ ngoan ngoãn và dễ chịu. Thói quen là do mẹ hoặc người thân của bé tự gây ra, chứ không bé nào biết đòi hỏi phải được thế này hay thế khác. Bởi vậy TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG ti mẹ để cho con ngủ, để con chuyển giấc, để trấn an... Túm váy là không dùng ti mẹ ngoài mục đích làm con ăn no. Để trấn an con mình dùng các công cụ hỗ trợ khác như ti giả, quấn, nhạc white note. Ti mẹ chỉ dành để cho con ăn no mà thôi. 
 

Chỉ cho con bú vào lúc thức và bú theo nhu cầu nhưng trong khuôn khổ. Tuần trăng mật của các bé là khác nhau có bé 1 tuần có bé kéo dài vài tuần. Né sẽ ngủ rất nhiều trong khoảng thời gian này. Nhưng mỗi khi cho bú các bạn nên để cho bé tỉnh táo một chút. Ví dự như lau mặt cho bạn trước khi bú chả hạn. Còn vào ban đêm thì khác mình không đánh thức con tỉnh áo để ti mà khi nào con đòi ti thì mình cho ti, vừa ti vừa ngủ cũng ok. Nếu lúc đấy con ị thì sẽ thay bỉm trước rồi mới cho ti để tránh việc con thức quá lâu khó dỗ ngủ lại. Thời gian vỗ ợ hơi cũng giảm chỉ còn 5' so với ban ngày. Đặc biệt thao tác làm ở ban đêm cần nhẹ nhàng, nhanh và hạn chế ánh sáng( để giúp trẻ phân biệt được đâu là ngày đêm)

Nói là cho bạn ý bú theo nhu cầu nhưng là bú trong khuôn khổ tức là cố gắng dần dần kéo bạn về một khung giờ bú gần giống nhau, mà vẫn không để bạn quá đói hoặc bú quá dầy. 2 tuần đầu mới sinh, nếu sau 2.5h bạn đã đòi bú thì mình vẫn cho bạn bú, đôi khi đến quá 3h mà bạn vẫn chưa đòi bú thì mình vẫn chờ đến khi bạn thức dậy, có tín hiệu đòi ăn mới cho ăn. 

Khi con hết tuần trăng mật, thức nhiều hơn và không còn ngủ li bì nữa, thì đảm bảo luôn cho ăn sau khi ngủ dậy. (trong trăng mật thì cứ ăn rồi ngủ ăn rồi ngủ liên tục mà, có thức đc vài phút cho ăn tỉnh táo rồi lại ngất thôi hehe)

Luôn luôn vỗ ợ hơi sau khi cho bú xong. Với các bạn bị trớ nhiều hoặc trào ngược khi bú như đang bú có biểu hiện khó chịu, khóc thì mình vỗ ợ hơi rồi mới cho bú tiếp. Mình không cho ăn lắt nhắt để làm giảm trào ngược vì đã từng thử, con vẫn trớ như thường. 

Với những bước này, thì sau gần 1 tuần là bạn Cốm nhà mình đã tự đưa về ăn cữ 2h45'-3h15'/lần hoàn toàn theo tự nhiên, ban đêm cữ của bạn dài hơn. Không hề có chuyện ti mẹ trực tiếp thì con mau đói hay ti mẹ trực tiếp thì cứ ti lại phải nhét ti vào mồm, kè kè 24/24 bên con. 

cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-3-1539594789

Trẻ sơ sinh ngủ mấy tiếng

Trẻ sơ sinh có khoảng thời gian gọi là tuần trăng mật kéo dài 1-3 tuần tùy từng bé. Các em bé sơ sinh trong giai đoạn này sẽ rất ngoan và dễ chịu. Các bé chỉ ăn và sau đó ngủ lại ngay và ngủ những giấc khá dài. Nhiều bé thậm chí còn ngủ rất nhiều và chỉ dậy trong những khoảng thời gian rất ngắn để ăn và ngủ lại ngay. Nhiều bé trải qua tuần trăng mật này với thời gian ngủ lên đến 20-21h/ngày. Đặc biệt nhiều bé sinh non, khi được quấn chặt để ngủ thì thời gian ngủ có thể lên đến 6h liên tục mỗi lần." 

Còn như mình ngày đầu tiên sau sinh, Cốm bú sữa non liên tục 40 phút rồi ngủ liền tù tì 7-8 tiếng mới dậy bú tiếp, không làm sao gọi dậy cho bú được, khiến các cô y tá phát hoảng phải thử đường huyết cho em. 

Đến ngày thứ 3 Cốm mới bú 3 tiếng 1 lần, bú xong là ngủ luôn, vừa bú vừa gà gật là bình thường, đến đi tắm mà nàng cũng ngủ tít thò lò hehehe. Dù biết con trong tuần trăng mật toàn ngủ nhưng mình vẫn cố gắng làm routine cho con như sau: 

Ban ngày, khi con đói, đòi ăn, mình lau mặt cho con hơi tỉnh táo rồi mới cho ti, ti xong mình lau mặt cho tỉnh một chút để vỗ ợ hơi, vỗ xong dù con thức hay ngủ mình cũng thay bỉm rồi làm trình tự khi đi ngủ bằng 4S.Tóm lại vẫn làm routine như thường, giữ cho con tỉnh táo vào những lúc bú, sau khi bú xong để con không bị lẫn lộn bú là để ngủ và cứ ngủ thì mới bú được, còn đâu không cố gọi con dậy bằng mọi giá, vì cố quá thành quá cố, nó lại gắt ngủ thì toi. 

Ban đêm thì nếu Cốm ị, mình thay bỉm cho con trước rồi mới cho bú, vỗ ợ hơi còn 5' , ít hơn so với ban ngày để con ngủ luôn. Cốm đã quen được mẹ làm theo nếp như thế từ ngày đầu mới sinh nên sau khi hết tuần trăng mật, dù vẫn còn cần trợ giúp ở khâu vào giấc và khâu chuyển giấc thì con vẫn theo nếp khá là nhanh. 

Nguồn: Mẹ Cốm

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!