Chơi hụi là gì? Cách chơi hụi như thế nào? Có vi phạm luật không?
Hiện nay, họ, hụi, biêu, phường đang rất phổ biến và có đông đảo người tham gia. Vậy chơi hụi là gì? Cách chơi hụi như thế nào? Cách ghi sổ hụi ra sao? Những rủi ro và cách hạn chế rủi ro khi chơi hụi? Hãy cùng Chanh Tươi Review tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Chơi hụi là gì?
Căn cứ Điều 471 Bộ luật Dân sự quy định về hụi như sau:
“ Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường
1.Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2.Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4.Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”
Một số thuật ngữ trong chơi hụi:
- Dây hụi: Một hệ thống gồm nhiều người tham gia chơi hụi.
- Chủ hụi: Người đứng ra tổ chức chơi hụi, kêu gọi các thành viên khác tham gia và chịu trách nhiệm thu tiền của các thành viên.
- Con hụi: Những người tham gia đóng hụi trong một dây hụi. Trong một dây hụi, không giới hạn số thành viên tham gia
- Đóng hụi: Mỗi tháng con hụi sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định theo quy định
- Hốt hụi: Chỉ việc một con hụi nhận được số tiền sau khi đóng hụi (Có người nhận trước, có người nhận sau tùy theo nhu cầu với khoản vay).
- Bể hụi: Một trong những con hụi không chịu đóng hụi hoặc rút khỏi dây hụi khiến những người chơi khác chịu ảnh hưởng xấu.
- Giựt hụi: Trường hợp chủ hụi lừa đảo, con hụi đến thời gian hốt hụi nhưng không tìm được chủ hụi.
- Hụi chết: Là con hụi đã hốt trước và đang trả lãi cho những kỳ sau.
- Hụi sống: Là con hụi chưa hốt hụi, đang nhận tiền lãi từ người hốt hụi trước.
Cách ghi sổ hụi như thế nào?
Sổ hụi là gì? Chơi hụi là gì?
Sổ hụi là một cuốn sổ được lập ra bởi chủ hụi nhằm mục đích quản lý các khoản tiền và các vấn đề liên quan đến con hụi. Chủ hụi có trách nhiệm bảo quản sổ này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ hụi và con hụi có thể có các thỏa thuận riêng. Nếu không có chủ hụi, các thành viên trong hụi có thể lập ra một người để giữ sổ hụi.
Nội dung có trong sổ hụi gồm những gì?
Các yếu tố chính trong sổ hụi bao gồm:
- Ngày, tháng, địa điểm họp.
- Danh sách thành viên tham gia và thành viên vắng mặt.
- Kết quả thảo luận và quyết định của hội.
- Kế hoạch và báo cáo được giới thiệu trong cuộc họp.
- Các vấn đề quan trọng cần giải quyết ngay.
- Tên và chức vụ người ghi sổ hụi và người đại diện tổ chức.
Cách làm sổ hụi chi tiết
Sổ hụi là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính của một tổ chức. Đây là quá trình ghi lại và theo dõi các giao dịch tài chính để cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về tài chính tổ chức. Dưới đây là quy trình cơ bản để làm sổ hụi:
- Chọn phương pháp ghi sổ phù hợp: Trước khi bắt đầu làm sổ hụi, bạn cần chọn một phương pháp ghi sổ phù hợp cho tổ chức của mình. Hiện nay có nhiều cách ghi sổ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ghi sổ theo chứng từ hoặc ghi sổ theo số tài khoản.
- Tạo các tài khoản tài chính: Việc tạo các tài khoản tài chính là bước quan trọng để ghi nhớ các giao dịch. Nếu bạn sử dụng phương pháp ghi sổ theo số tài khoản, bạn cần tạo các tài khoản thu, chi, vốn và các tài khoản khác tương ứng với nhu cầu của tổ chức.
- Ghi lại các giao dịch: Sau khi tạo các tài khoản tài chính, bạn cần ghi lại các giao dịch mà tổ chức đã thực hiện. Đảm bảo rằng mỗi giao dịch được ghi lại một cách chi tiết và chính xác, bao gồm thông tin về ngày giao dịch, số tiền, tài khoản liên quan và mô tả chi tiết về giao dịch.
- Kiểm tra và xác nhận giao dịch: Bước tiếp theo là kiểm tra và xác nhận các giao dịch đã được ghi lại. Hãy đảm bảo rằng tất cả các thông tin về giao dịch đều chính xác và đầy đủ. Nếu phát hiện sai sót, bạn cần sửa chúng ngay lập tức để đảm bảo sổ hụi được chính xác.
- Cập nhật sổ hụi thường xuyên: Để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của sổ hụi, hãy thực hiện việc cập nhật sổ hụi thường xuyên. Khi có giao dịch mới hoặc thay đổi tài chính, hãy ghi lại thông tin tương ứng và đảm bảo cập nhật sổ hụi đúng thời gian. Thường xuyên cập nhật sổ hụi cũng giúp cho việc quản lý và theo dõi tài chính một cách dễ dàng.
Nguyên tắc tổ chức và điều kiện tham gia họ, hụi, biêu, phường
Một là, nguyên tắc tổ chức của việc chơi hụi:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì việc tổ chức hụi phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;
- Mục đích của việc tổ chức hụi là nhằm tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia;
- Nghiêm cấm thực hiện hành vi lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động nguồn vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Hai là, điều kiện tham gia hụi:
Điều kiện để trở thành thành viên của hụi:
- Cá nhân muốn là thành viên của hụi thì phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Tuy nhiên đối với trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có tài sản riêng thì có thể là tham gia chơi hụi, thành viên của dây họ, nếu tài sản là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật của mình đồng ý.
- Ngoài ra cần đảm bảo các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Điều kiện để thành viên của hụi làm chủ hụi:
- Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Nếu các thành viên của hụi tự tổ chức dây hụi thì chủ hụi phải đảm bảo điều kiện là người được hơn 1/2 thành viên trong hụi bầu, trừ trường hợp các thành viên trong hụi có thỏa thuận khác so với quy định này và chủ hụi phải đảm bảo các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.
Chơi hụi là gì? Thỏa thuận về dây hụi
Văn bản thỏa thuận về dây hụi cần có những nội dung chính sau:
- Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
- Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
- Phần hụi;
- Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở hụi;
- Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.
Ngoài ra, có thể có thêm các nội dung như: lãi suất trong hụi có lãi, việc chuyển giao phần hụi, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ hụi.
Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây hụi
Chơi hụi là gì? Các điều kiện khi gia nhập cũng như rút khỏi đường dây hụi như sau:
Gia nhập dây hụi
Một cá nhân có thể được tham gia dây hụi khi:
- Nhận được sự đồng ý của người chủ hụi và tất cả các thành viên của dây hụi;
- Có tài sản đủ để góp phần hụi theo thỏa thuận của các bên tính đến thời điểm tham gia.
Tuy nhiên nếu trong văn bản thỏa thuận về dây hụi có các quy định về điều kiện khác thì cá nhân cũng phải tuân theo.
Rút khỏi dây hụi
Khi một thành viên của dây hụi muốn rút ra khỏi dây thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đối với thành viên đã được lĩnh hụi: được rút khỏi dây hụi khi đã đóng đầy đủ các phần hụi chưa góp và tiến hành giao cho chủ hụi hoặc giao cho thành viên giữ sổ hụi.
- Đối với thành viên đã thực hiện việc góp hụi nhưng chưa được lĩnh thì sẽ được lĩnh các phần họ theo văn bản thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được nhận lại các phần đã góp tại thời điểm kết thúc dây hụi hoặc phần hụi đã góp tại thời điểm rút khỏi dây hụi.
- Đối với người tham gia dây hụi chết thì các quyền và nghĩa vụ của người đó được giải quyết và thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với việc tham gia dây hụi của người thừa kế thực hiện theo thỏa thuận giữa người thừa kế và những người tham gia dây hụi.
Chấm dứt dây hụi:
Dây hụi sẽ bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sau khi mục đích chơi hụi của các thành viên đã đạt được;
- Dựa theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận của những người tham gia;
- Hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với trường hợp dây hụi khi chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của những người tham gia sẽ được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy ta thấy đối với hình thức tham gia họ, hụi, biêu, phường mặc dù chỉ là một hình thức tổ chức tài chính của người dân giữa các cá nhân với nhau tuy nhiên hiện nay theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP và Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định khác chi tiết và chặt chẽ về vấn đề tham gia họ, hụi, biêu, phường.
Khi các cá nhân tham gia tổ chức, chơi hụi thì nên nắm vững và cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh trường hợp quyền lợi bị xâm phạm.
Hướng dẫn chi tiết cách chơi hụi 5 triệu
Ở trên bạn đã biết chơi hụi là gì và những tắc tổ chức và điều kiện tham gia họ, hụi, biêu, phường. Vậy cách chơi hụi như thế nào? Hiện nay có hai hình thức chơi hụi chính là: Chơi hụi không tính lãi và chơi hụi tính lãi. Hãy cùng tìm hiểu cách chơi hụi 5 triệu ngay dưới đây:
Chơi hụi không tính lãi
Ví dụ: Dây hụi giá trị 5 triệu/1 tháng với 10 con hụi, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần. Như vậy mỗi con hụi sẽ phải đóng 50.000 VNĐ/kỳ. Trong lần hốt hụi đầu tiên, con hụi nào được hốt sẽ nhận được số tiền là 5 triệu = 50.000đ x 10 kỳ x 10 người.
Sau khi hốt hụi, người này sẽ tiếp tục đóng hụi định kỳ cho đến khi tất cả con hụi trong dây hụi đều được hốt hụi. Bên cạnh đó, những người hốt hụi trước sẽ phải trả tiền hoa hồng cho chủ hụi nếu có thỏa thuận trước.
Chơi hụi tính lãi
Hiện nay, phần lớn các dây hụi đều được tổ chức dưới hình thức chơi hụi tính lãi.
Trong một dây hụi luôn có những con hụi cần tiền gấp, muốn được hốt hụi trước (hụi chết), người này sẽ phải chịu một phần lãi đỡ cho các con hụi chưa cần tiền và chấp nhận hốt hụi sau (hụi sống). Phần lãi này sẽ trừ trực tiếp vào số tiền đóng hụi của các con hụi khác.
Hụi sống sẽ được nhận nhiều tiền hơn so với số vốn góp tuy nhiên lại chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp các con hụi chết ôm tiền bỏ trốn.
Ví dụ: Dây hụi 5 triệu/tháng với 10 con hụi, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần, mỗi con hụi sẽ phải đóng 50.000đ/kỳ đóng hụi.
Anh A cần tiền gấp, muốn hốt hụi đầu tiên. Anh sẽ thỏa thuận với các con hụi khác và chủ hụi, chịu mức lãi là 45.000đ/kỳ đóng hụi. Khi đó, anh A sẽ nhận được 5 triệu trong kỳ hốt hụi đầu tiên và từ đó cho đến khi kết thúc dây hụi, anh sẽ phải đóng 95.000đ/kỳ.
Lãi suất anh A phải trả sẽ trừ vào số tiền đóng hụi định kỳ của các con hụi khác. Do đó, 9 người con lại chỉ cần đóng: 50.000 - 45.000/9 = 45.000đ.
Tới tháng thứ 2, chị B muốn hốt hụi và thỏa thuận với chủ hụi cùng 8 con hụi còn lại (trừ anh A), chấp nhận mức lãi suất 40.000đ/kỳ đóng hụi. Sau khi hốt hụi 5 triệu, từ đó cho đến khi kết thúc dây hụi, chị B sẽ phải đóng 45.000 + 40.000 = 85.000đ/kỳ.
Lãi suất chị B phải trả sẽ được trừ vào số tiền đóng hụi định kỳ của các con hụi chưa hốt hụi. Do đó, 8 người còn lại chỉ cần đóng: 45.000 - 40.000/8 = 40.000đ.
Bên cạnh khoản lãi phải trả nếu muốn hốt hụi trước, các con hụi phải trả chủ hụi tiền công theo thỏa thuận. Hãy cân nhắc việc tham gia dây hụi nếu tiền công cho chủ hụi quá cao bạn nhé!
Có nên tham gia chơi hụi?
Bạn đã hiểu chơi hụi là gì? Đây là hình thức huy động vốn nhanh, mức lãi suất không quá cao và không phải trả tiền dồn một lúc. Hình thức chơi hụi giúp bạn giảm bớt áp lực về kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên chơi hụi của những chủ hụi uy tín để tránh tình trạng bị giựt hụi, bể hụi gây thiệt hại tài sản.
Những rủi ro và cách hạn chế rủi ro khi chơi hụi
Như đã nói ở trên, chơi hụi là một cách tiết kiệm tài sản của nhiều cá nhân. Và chơi hụi có lãi suất là hình thức gửi tiền tiết kiệm tín chấp với mong muốn hưởng được một khoản lời kha khá.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến việc chơi hụi gặp nhiều rủi ro; chẳng hạn như:
- Đứt dây hụi hay bể hụi: Bởi vì việc chơi hụi là do nhiều người cùng tham gia đóng góp tài sản theo định kỳ. Nhưng nếu một người ngừng góp thì lập tức những người sau cũng sẽ không góp nữa vì sợ không thu lại tiền được. Việc bể hụi này khiến cho những thành viên chưa được "hốt hụi" sẽ mất trắng tài sản đã đóng góp trước đó.
- Giựt hụi: Tình trạng chủ hụi ôm tiền của các thành viên bỏ trốn đang ngày càng diễn ra nhiều hơn khiến người chơi lâm vào cảnh khốn đốn, nợ nần. Việc bị giựt hụi chủ yếu do ngay từ đầu chủ hụi đã có ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người chơi. Và thường chủ hụi sẽ tạo ra các dây hụi hay con hụi "ma" nhằm tạo lòng tin với người chơi.
- Bán hụi: Hoạt động bán hụi là hình thức các chủ hụi tạo ra những đường dây hụi "khống" và bán lại cho những người đang cần gom hụi chót để lấy tiền. Mức giá rao bán sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức hụi chót thu được mà chủ hụi nêu ra.
Do đó, khi quyết định tham gia chơi hụi, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi tham gia phải làm văn bản nêu rõ các nội dung theo quy định pháp luật và nên buộc chủ hụi công chứng, chứng nhận rõ ràng.
- Yêu cầu chủ hụi đăng ký tổ chức hụi với ủy ban địa phương.
- Nên mở một tài khoản ngân hàng để kiểm soát việc giao dịch tiền hụi.
- Không tham gia các dây hụi trên 20% lãi suất vì rủi ro bị giựt hụi, thành viên "ma" là rất cao.
- Tìm hiểu kỹ thông tin về đường dây hụi, thành viên tham gia và chủ hụi.
Xử lý tranh chấp
Khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện do chơi hụi thường sẽ rơi vào hai tình huống sau:
- Dây hụi bị bể, chủ hụi trả chậm hoặc không có khả năng trả tiền cho người chơi thì sẽ bị xử lý theo hình thức vi phạm Luật Dân sự.
- Ngoài ra, nếu chủ hụi giựt hụi, bỏ trốn thì sẽ bị xử lý theo Luật Hình sự về tội cố tình lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Và một điều đáng buồn là trong hầu hết các trường hợp bị bể hụi hoặc giật hụi; các thành viên tham gia rất khó để được trả lại tiền. Vì chủ hụi thường không còn khả năng chi trả mới tuyên bố vỡ hụi. Hoặc chủ hụi sau khi bỏ trốn đã dùng số tài sản chiếm đoạt được đem đi tiêu xài hết.
Một số câu hỏi liên quan về chơi hụi là gì?
Chơi hụi có phải là tín dụng không?
Chơi hụi là một hình thức tín dụng
Chơi hụi có vi phạm pháp luật?
Hoạt động chơi hụi bản thân nó không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...mà thôi. Trong trường hợp của bạn, nếu việc chơi hụi nhằm mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, không vi phạm những điều cấm của pháp luật, thì hoạt động này pháp luật sẽ bảo vệ.
Pháp luật còn quy định cụ thể mức lãi suất của họ, hụi, biêu, phường phải tuân theo mức lãi suất được quy định trong luật dân sự là không vượt quá 20%/năm và cũng nghiêm cấm những hình thức cho vay nặng lãi (hay còn gọi là tín dụng đen) núp bóng dưới danh nghĩa các nhóm họ, hụi.
Chơi hụi miền Bắc gọi là gì?
Người miền Bắc thường gọi là chơi họ.
Trên đây là những thông tin về chơi hụi và những điều bạn cần biết khi chơi hụi để tránh những rủi ro tiềm ẩn. Hy vọng bài viết này, Chanh Tươi Review đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chơi hụi là gì để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.