Epipen là gì? Xuất xứ? Công dụng? Cách dùng và những điều cần biết

15.08.2021 - 14:26

Epipen là loại thuốc có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh và thường được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện khi bệnh nhân gặp trường hợp ngưng tuần hoàn. Vậy loại thuốc này có tác dụng gì? Bài viết dưới đây Chanh sẽ giới thiệu chi tiết về loại dược phẩm này các những lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng, cùng theo dõi nhé.

Epipen là gì? Nguồn gốc, xuất xứ như nào?

Epipen là một chất hóa học có tác dụng thu hẹp mạch máu và mở đường thở trong phổi, thường được dùng để điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay còn gọi là sốc phản vệ. Loại thuốc này còn được gọi là bút tiêm Epinephrine.

epipen

Do sốc phản vệ có thể gây tử vong cho bệnh nhân trong trường hợp xe cứu thương chưa có mặt ngay lập tức chính vì thế đây là sản phẩm cần thiết và kịp thời để cứu sống người bệnh khi chưa có sự can thiệp của y bác sĩ.

Bút tiêm Epinephrine đã được FDA chấp nhận là sản phẩm thuộc dòng thuốc Generic đầu tiền dùng để điều trị khẩn cấp các phản ứng dị ứng bao gồm cả sốc phản vệ. Sản phẩm này được sản xuất bởi công ty dược phẩm Teva của Mỹ với 2 loại là Epipen và Epipen Jr có hàm lượng 0.3 mg và 0.15 mg, được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 33 pounds (tương đương gần 15kg).

Epipen dùng để làm gì?

Loại thuốc này được dùng cho những trường hợp khẩn cấp dùng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng do côn trùng cắn, thực phẩm, thuốc hoặc bất kỳ vấn đề gì gây ra cho người bệnh.

Epipen có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện hơi thở, kích thích tim, tăng huyết áp, giảm phù ở mặt, môi và cổ.

Đối tượng nên và không nên sử dụng

Bút tiêm Epinephrine được sử dụng theo chỉ định của người có chuyên môn trong những trường hợp: sốc phản vệ mức độ nặng, cấp cứu ngừng tim, lên cơn hen phế quản ác tính (có sử dụng kết hợp cùng thuốc chống viêm và giãn phế quản khác), trong bệnh glocom góc mở tiên phát.

Sản phẩm được dùng tại chỗ có tác dụng co mạch để cầm máu trong những trường hợp chảy máu mũi, chảy máu bàng quang hoặc đường tiêu hóa,...

Những đối tượng không nên sử dụng Epipen là những người mắc các bệnh sau: bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cường giáp chưa được điều trị ổn định, tiểu đường, tăng nhãn áp, người đang gây mê bằng halogen.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên dùng một lượng rất ít mặc dù thuốc an toàn nhưng vẫn có thể đi qua nhau thai sẽ không tốt cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trong trường hợp này.

Cách dùng

Thiết bị phun tự động Epipen chỉ sử dụng một lần nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Không dùng cho trẻ em nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Epien được tiêm vào cơ của đùi ngoài, trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể tiêm qua lớp quần áo để thuốc nhanh chóng có tác dụng. Không tháo nắp an toàn cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng dược phẩm, không đặt ngón tay qua đầu kim phun sau khi nắp an toàn đã được tháo ra.

Epipen

Các bước để sử dụng bút tiêm Epinephrine như sau:

  • Bước 1: Tạo thành 1 nắm tay xung quanh kim phun với đầu màu đen hướng xuống dưới kép nắp an toàn.
  • Bước 2: Đặt đầu đen vào phần đùi ngoài, tiêm vào phần cơ đùi hoặc qua quần áo. Không đặt ngón cái qua phần cuối của thiết bị, giữ cố định chân khi tiêm đối với trẻ em.
  • Bước 3: Đẩy mạnh kim phun vào đùi. Thao tác này sẽ giải phóng kim khỏi lò xo đã tiêm Epinephrine, giữ kim phun tự động tại chỗ trong vài giây sau khi kích hoạt.
  • Bước 4: Tháo kim phun ra khỏi đùi, cẩn thận cắm lại kim vào thiết bị đã sử dụng trước vào ống đựng. Đậy nắp ống và mang theo đến phòng cấp cứu để nhân viên y tế hoặc bác sỹ điều trị biết rằng bệnh nhân đã được tiêm Epinephrine.

Chú ý

  • Tác dụng của bút tiêm sẽ hết sau 10-20 phút nên bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp sau khi được tiêm.
  • Chỉ sử dụng ống tiêm tự động 1 lần sau đó vứt vào thùng rác y tế, giữ hộp đựng khỏi tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không sử dụng Epipen khi có dấu hiệu thay đổi màu sắc, xuất hiện hạt lạ trong thuốc hoặc hết hạn sử dụng.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng mặt trời. Không bảo quản trong tủ lạnh hoặc để trong xe hơi.

Những điều cần biết khi dùng Epipen

Điều gì xảy ra nếu bỏ lỡ một liều?

Nếu bạn bỏ quên một liều Epinephrine hãy sử dụng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời điểm đó gần với liều kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng liều kế tiếp như lịch trình, không được sử dụng gấp đôi để bù lại.

Do Epipen chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nên bạn không có khả năng tuân theo lịch dùng thuốc, hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nếu muốn sử dụng liều lặp lại.

Điều gì xảy ra nếu dùng quá liều?

Các triệu chứng quá liều sau khi sử dụng bút tiêm Epinephrine có thể bao gồm tê hoặc yếu, đau đầu dữ dội, tim đập thình thích, mờ mắt, đổ mồ hôi, đau ngực, ớn lạnh, khó thở dữ dội hoặc ho có bọt.

Bạn cần được chăm sóc y tế khấp cấp nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mình.

Nên tránh gì?

Không được tiêm Epipen vào vùng tĩnh mạch hoặc cơ mông mà chỉ tiêm vào vùng thịt bên ngoài của đùi bởi nếu tiêm ở khu vực khác rất có thể thuốc sẽ không có tác dụng. Trong trường hợp vô tình tiêm vào tay hoặc chân người bệnh có thể sẽ bị mất lưu lượng máu đến những vùng bị tiêm dẫn đến tê, nếu điều này xảy ra hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Tác dụng phụ

Trước khi sử dụng bút tiêm Epipen lần 2, hãy liên hệ với bác sĩ nếu lần tiêm đầu của bệnh nhân có những tác dụng phụ như: khó thở, huyết áp cao nguy hiểm (biểu hiện sẽ có nhức đầu dữ dội, mờ mắt, ùi tai, đau ngực, nhịp tim không đều, co giật).

Epipen

Ngoài những dấu hiệu trên, còn có một số tác dụng phụ khác trong quá trình sử dụng bút tiêm Epinephrine như: da xanh xao, vã mồi hôi, buồn nôn, chóng mặt, run tay chân, đau đầu, lo lắng sợ hãi, tim đập nhanh, khó thở.

Những biểu hiện này được cho là điển hình, sẽ còn những tác dụng phụ khác có thể xảy ra cho nên sau khi sử dụng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy nhanh chóng liên hệ với đơn vị y tế khẩn cấp để được điều trị kịp thời.

Những loại thuốc khác sẽ ảnh hưởng đến EpiPen?

Hãy cung cấp cho bác sĩ tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng, bắt đầu hoặc ngừng sử dụng trong quá trình điều trị bằng bút tiêm Epinephrine. Một số loại thuốc cần đặc biệt chú ý như:

  • Digoxin
  • Thuốc lợi tiểu Levothyrxine, Synthroid
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, Doxepin, Imipramine, Nortriptyline,...
  • Thuốc chẹn Beta: Atenolol, Carvedilol, Labetalol, Metoprolol, Nadolol, Propranolol, Sotalol,...
  • Thuốc cảm hoặc thuốc dị ứng có chứa Histamine
  • Thuốc Ergot - Ergotamine Dihydroergotamine, Ergonovine, Methylergonovine
  • Thuốc điều trị nhịp tim: Quinidine
  • Thuốc ức chế MAO: Isocarboxazid, Linezolid, Phenelzine, Rasagiline, Seleegiline, Tranylcypromine.

Danh sách này chưa đầy đủ và có thể còn một số loại thuốc khác tương tác với Epipen. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc bạn đang sử dụng hiện tại để tránh những tác dụng phụ sau khi dùng bút tiêm Epinephrine.

EpiPen giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bút tiêm Epinephrine là dược phẩm chính hãng của Mỹ và được xem là một dược phẩm cần thiết để điều trị sốc phản vệ ngay lập tức nhằm mục đích cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, loại bút tiêm này chỉ được sử dụng trong các bệnh viện lớn và rất ít nhà thuốc có bán sản phẩm này bởi giá thành khá cao.

Epipen

Tại Mỹ, bút tiêm Epipen rất phổ biến và đang có giá là 683-762 đô la mặc dù người dân và chính phủ đã yêu cầu Mylan hạ giá nhưng không đáng kể. Nếu mua đặt mua, bạn có thể đặt trên một số trang web chuyên cung cấp các dược phẩm nhập khẩu như Fado, Vinmec,... hoặc mua trực tiếp trên website của Epipen.

Trên đây là những nội dung chi tiết nhất mà Chanh muốn cung cấp về thuốc chống sốc phản vệ Epipen. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ người bệnh khi gặp hoàn cảnh tương tự.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

thao-tran-1
Thảo Una

Beauty Blogger

Giới thiệu về tác giả Thảo Una Thảo Una là một beauty blogger đầy tài năng, chuyên về mỹ phẩm. Với nỗi ám ảnh của việc sử dụng một sản phẩm với những lời quảng cáo mỹ miều hứa hẹn về một hiệu quả nhất ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!