Review kem Ailisa có phải kem trộn không theo khoa học

Có hàng loạt dấu hiệu sai phạm về thành phần, bao bì và hiệu quả dẫn đến nghi ngờ là kem trộn.

Thảo Una, Nguyễn Thắm   15 tháng 07, 2025 - 13:28 (GMT +07)  

0
KHÔNG CHẤM ĐIỂM
Tiêu chí và điểm số
  Điểm tốt
  • Bán nhiều, dễ mua
  Thiếu sót
  • Nguồn gốc mập mờ, không rõ ràng
  • Cố ý che giấu thông tin trên bao bì
  • Bảng thành phần có quá nhiều sai phạm và không đạt chuẩn
  • Kết cấu và mùi hương đặc trưng kem trộn
  • Không có công bố mỹ phẩm hay kiểm định chất lượng
  • Hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài hoặc ngưng dùng

Kem Ailisa có phải kem trộn không là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt khi sản phẩm này xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội với lời quảng cáo trắng nhanh, hiệu quả tức thì. Bề ngoài mang dáng dấp “hàng nội địa Trung cao cấp”, nhưng khi nhìn sâu vào bảng thành phần, nguồn gốc xuất xứ và cách tiếp thị, không khó để nhận ra hàng loạt dấu hiệu đáng ngờ. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bóc tách từng chi tiết để làm rõ: Ailisa có thật sự là mỹ phẩm an toàn, hay chỉ là kem trộn đội lốt ngoại nhập?

Kem Ailisa của nước nào?

Mình thấy toàn quảng cáo Ailisa của Đức, nhưng khẳng định là không phải nhé! Này kem không có nguồn gốc rõ ràng.

kem ailisa có phải kem trộn không 1
Check không có thông tin

Trên bao bì của kem Ailisa, có dán tem công ty Yanko - thương hiệu mỹ phẩm Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến và một số công ty con tại Thái Lan, Đài Loan. Tuy nhiên, khi truy cập các nền tảng chính thức của Yanko như website và tài khoản Weibo, tuyệt nhiên không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến thương hiệu Ailisa hay sản phẩm mang tên này. Việc một thương hiệu mỹ phẩm không hề xuất hiện trên bất kỳ trang truyền thông chính thống nào tại quốc gia được cho là nơi sản xuất đã đặt ra nghi vấn lớn về tính minh bạch trong xuất xứ.

Bên cạnh đó, có thể thấy gần như 100% sản phẩm Ailisa được rao bán tại Việt Nam thông qua các tài khoản cá nhân, livestream Facebook hoặc các sàn thương mại điện tử không rõ nhà phân phối chính thức. Điều này càng củng cố giả thuyết rằng Ailisa có thể là sản phẩm gia công không rõ nguồn gốc, được gắn mác “hàng nội địa Trung” để tạo cảm giác tin tưởng với người tiêu dùng Việt.

Tóm lại, mặc dù được giới thiệu là hàng nước ngoài, nhưng kem Ailisa không có đủ chứng cứ rõ ràng về nguồn gốc, không xuất hiện trên bất kỳ hệ thống bán lẻ chính thống hay thương hiệu quốc tế nào. Vì vậy, việc cho rằng đây là sản phẩm Trung Quốc chính hãng là không có cơ sở, và khả năng cao đây chỉ là một loại mỹ phẩm trôi nổi, núp bóng hàng ngoại để tiêu thụ trong nước.

Kem Ailisa có phải kem trộn không? Có tốt không?

Kem Ailisa mang đầy đủ đặc điểm của một loại kem trộn trá hình. Sản phẩm này không hề tốt như lời giới thiệu; trái lại, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến da yếu đi, dễ kích ứng và tổn thương nghiêm trọng nếu dùng lâu dài.

Để hiểu rõ kem Ailisa có phải kem trộn không, hãy cùng phân tích sâu hơn từng khía cạnh từ thành phần cho đến kết cấu và cách dán nhãn trên bao bì.

Bao bì thiếu chuyên nghiệp, che giấu thông tin

kem ailisa có phải kem trộn không 2
Dán tem rất vô lý

Quan sát bao bì kem Ailisa, dễ thấy thiết kế tổng thể khá bóng bẩy nhưng thiếu tinh tế và đồng bộ. Phông chữ, màu sắc, và bố cục không hài hòa, nhiều chi tiết như tem ánh kim hay họa tiết trang trí bị lạm dụng khiến sản phẩm trông, không giống mỹ phẩm chính hãng. Lỗi sai chính tả dày đặc ở tiếng Anh càng làm giảm độ tin cậy.

Một chi tiết nhỏ nhưng đầy tính cảnh báo là cách nhà sản xuất dán tem lên bao bì sản phẩm. Mặc dù trên vỏ hộp vẫn còn nhiều khoảng trống, tem lại được dán ngay đè lên bảng thành phần, che khuất gần một nửa nội dung.

Đây không đơn thuần là sơ suất trong thiết kế bao bì. Việc cố tình dán tem như vậy khiến người tiêu dùng không thể đọc trọn bảng thành phần, và điều này dấy lên nghi ngờ rằng nhà sản xuất đang cố ý giấu nhẹm đi bảng thành phần nếu ai đó muốn “soi”.

Bảng thành phần có quá nhiều sai phạm

Nếu lấy hai bảng thành phần được in trên sản phẩm ra để phân tích (mình tìm muốn nát mới thấy được 2 bảng này luôn đó), bạn sẽ thấy đây không chỉ là một công thức “nghi ngờ” - mà là một danh sách với hàng loạt lỗi sai cơ bản, không đạt chuẩn về pháp lý lẫn chuyên môn.

kem ailisa có phải kem trộn không 3
Bảng thành phần cực kỳ thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức

Trước tiên, nhiều thành phần bị viết sai tên, sai chính tả tiếng Anh cơ bản - không đúng chuẩn INCI (tên quốc tế về thành phần mỹ phẩm). Ví dụ:

  • “Bess Wax” là một lỗi chính tả của “Beeswax” (sáp ong).
  • “Minanal Oil” thực chất là viết sai của “Mineral Oil” - dầu khoáng.
  • “Yoyumin” là một cái tên không hề tồn tại trong bất kỳ danh mục hóa chất mỹ phẩm nào, có thể là tên tự chế hoặc đặt sai.
  • Vitamin A, Vitamin E, Cress,… bắt buộc phải ghi theo danh pháp quốc tế chứ không được ghi chung chung như vậy. Nó phải là Retinol, Tocopherol,… kiểu vậy. Đây là dấu hiệu làm giả mà không có kiến thức mỹ phẩm này.
  • Dấu phẩy đặt tùm lum, không biết tách thành phần, không đặt đúng quy cách.  Nhiều dấu chấm được sử dụng không đúng chỗ, thay vì dấu phẩy → cực kỳ kém

Rồi bây giờ, ngay cả khi chấp nhận bảng thành phần này được viết đúng tên đi nữa, thì chỉ với từng đó thành phần, không thể đảm bảo công dụng "dưỡng da", "làm trắng" “mờ nám”, lại càng không thể gọi là "an toàn" được.

Trong bảng này, phần lớn là các chất nền và chất phụ như Stearic Acid (chất làm đặc), Cetyl Alcohol (cồn béo), Isopropyl Myristate (giúp thẩm thấu nhanh), Lanolin (mỡ cừu), Mineral Oil (dầu khoáng), Triethanolamine (chất cân bằng pH), Propylene Glycol (chất hút ẩm)... Những chất này chỉ có vai trò tạo nền kem, giúp kem mịn và dễ tán, nhưng không có khả năng dưỡng trắng hoặc nuôi dưỡng da thật sự.

Vitamin A và Vitamin E - dù được đưa vào công thức - nhưng không rõ tỷ lệ, cũng không rõ dạng dẫn xuất, nên khó đánh giá được hiệu quả thực sự. Chưa kể, nếu dùng không đúng nồng độ, các vitamin này có thể gây kích ứng hoặc thậm chí gây hại cho da nhạy cảm.

Đặc biệt, việc kết hợp bừa bãi các loại hương liệu mạnh (perfume), Fluorescein (chất tạo màu huỳnh quang có thể gây kích ứng), cùng với nền dầu khoáng và mỡ cừu là một công thức rất phổ biến ở các loại kem trộn truyền thống. Những sản phẩm này có thể gây bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn, kích ứng hoặc thậm chí làm da mỏng yếu dần theo thời gian.

Chưa hết, không có bất kỳ hoạt chất làm trắng khoa học nào được liệt kê như Niacinamide, Arbutin, Tranexamic Acid hay Vitamin C ổn định. Nhưng lại quảng cáo trắng da nhanh, mờ thâm nám. Điều đó càng khiến người tiêu dùng phải nghi ngờ: liệu có đang giấu thành phần cấm như Corticoid, Hydroquinone hoặc thủy ngân phía sau lớp tem?

Kết cấu và mùi hương: Quen thuộc vô cùng

kem ailisa có phải kem trộn không 4-1
Kết cấu quen thuộc của kem trộn

Kem Ailisa có sự khác biệt rõ rệt giữa hai phiên bản ngày và đêm về kết cấu. Kem đêm (Night Cream) có chất kem màu vàng đậm, dạng lỏng, hơi sệt, khi mở nắp dễ thấy kem có độ bóng và hơi loang ra thành lọ. Trong khi đó, kem ngày (Day Cream) lại có kết cấu đặc hơn, nén chặt trong hũ, màu vàng nhạt gần như kem nền, dễ gợi liên tưởng đến các sản phẩm make-up hơn là dưỡng da chuyên sâu.

Các bạn có thấy nó quen không, dù không cùng “cha mẹ”, nhưng 3 loại: Kem Demejine, Alisa và Meiduzi lại có kết có giống nhau đến tài tình. Chắc là xuất cùng 1 xưởng rồi. Thêm vào đó cái mùi hương liệu nước hoa nồng nàn cũng giống nhau vô cùng.

Không có công bố mỹ phẩm hay kiểm định chất lượng nào

Một sản phẩm mỹ phẩm hợp pháp tại Việt Nam bắt buộc phải có số công bố mỹ phẩm, đăng ký tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) và nhãn phụ bằng tiếng Việt ghi rõ nguồn gốc, thành phần, nhà sản xuất, nhà phân phối.

Tuy nhiên, kem Ailisa không hề công bố số đăng ký mỹ phẩm rõ ràng, cũng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. Ngoài ra, khi tra cứu các trang quản lý công bố sản phẩm tại Việt Nam, không thấy tên sản phẩm này xuất hiện.

Điều này chứng tỏ Ailisa chưa được kiểm định về độ an toàn và chất lượng, càng làm dày thêm nghi vấn đây là một loại kem trộn trá hình, lách luật và đánh lừa người tiêu dùng.

Nhiều người khen dùng xong da đẹp. Vì sao lại bị chê?

Một số người khi mới sử dụng kem Ailisa có thể thấy da trắng nhanh, đều màu và mịn hơn chỉ sau vài ngày. Lý do là bởi sản phẩm có thể chứa các hoạt chất làm trắng tức thì hoặc corticoid - một thành phần thường thấy trong kem trộn - giúp ức chế viêm, giảm mụn, làm da “mướt mát” một cách giả tạo. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng sản phẩm đang thực sự phát huy công dụng dưỡng trắng, tái tạo da hiệu quả.

kem ailisa có phải kem trộn không 5
Hệ quả khi dùng

Tuy nhiên, bản chất của những hiệu ứng này không phải là sự phục hồi làn da theo hướng khoa học, mà là biểu hiện của việc da bị "ép" mỏng dần, bào mòn lớp bảo vệ tự nhiên. Khi sử dụng lâu dài, da dễ bị lệ thuộc, nếu ngưng sẽ xuất hiện các phản ứng như nổi mụn bọc, kích ứng, sạm nám, đỏ rát và thậm chí giãn mao mạch. Nghiêm trọng hơn, nếu sản phẩm chứa corticoid không kê đơn đúng liều, người dùng có thể đối mặt với tình trạng viêm da tiếp xúc, da yếu đi rõ rệt và cực kỳ khó hồi phục.

Chưa dừng lại ở đó, nếu sản phẩm thực sự thuộc nhóm kem trộn - có nguy cơ chứa kim loại nặng hoặc corticoid liều cao - thì hậu quả không chỉ dừng ở làn da. Việc hấp thụ những chất này qua da trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây rối loạn nội tiết, tích tụ độc tố và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Đây là lý do vì sao người dùng nên tỉnh táo trước những sản phẩm trắng nhanh bất thường, thiếu minh bạch về thành phần - như trường hợp kem Ailisa.

👉 Lời khuyên: Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm dưỡng trắng an toàn, hãy lựa chọn các thương hiệu uy tín, có chứng nhận rõ ràng, thay vì ham rẻ mà dùng các loại kem không rõ nguồn gốc. Làm đẹp là một quá trình lâu dài, đừng vì muốn trắng cấp tốc mà đánh đổi sức khỏe của làn da!

Xem thêm:

Kem dưỡng trắng da mặt tốt nhất

Kem dưỡng trắng da mặt giá học sinh

Kem trắng da cho nam tốt nhất

Kem dưỡng trắng Hada Labo

Kem dưỡng trắng da ban đêm tốt

Kem dưỡng trắng da Hàn Quốc

Câu hỏi thường gặp
Kem Ailisa có chứa corticoid không?

Dù không ghi trên bảng thành phần nhưng nghi ngờ là . Bởi dùng ít ngày da đã đẹp, trắng và sạch mụn nhưng nếu ngưng thì tình trạng da bị xấu hơn, nhạy cảm hơn nhiều.

Kem Ailisa có phải kem trộn không?

Sản phẩm hội tụ đầy đủ tiêu chí đánh giá 1 loại kem trộn kém chất lượng.

Bà bầu dùng kem Ailisa được không?

Tất nhiên là không. Bất kể là ai mình cũng khuyên không nên dùng sản phẩm này, nó có quá nhiều rủi ro cho làn da và sức khỏe.

Kem Ailisa có an toàn không?

Với bảng thành phần không minh bạch, thông tin sai quy chuẩn, và hiệu ứng trắng nhanh đáng ngờ – Ailisa không phải là sản phẩm an toàn cho làn da. Việc sử dụng lâu dài còn tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe như ảnh hưởng đến gan, thận nếu chứa corticoid hoặc kim loại nặng.

Tổng kết có nên dùng kem Ailisa không?

Với những gì đã phân tích ở trên, kem Ailisa hoàn toàn không phải là lựa chọn an toàn để chăm sóc da. Dù có thể mang lại hiệu ứng trắng tức thì trong vài ngày, nhưng cái giá phải trả là sự bào mòn lớp bảo vệ da, nguy cơ kích ứng kéo dài và thậm chí ảnh hưởng đến gan, thận nếu sử dụng lâu dài.

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng trắng được kiểm nghiệm, có chứng nhận rõ ràng, được công bố thành phần minh bạch và phù hợp với từng loại da. Vì vậy, thay vì đánh đổi làn da và sức khỏe chỉ để trắng nhanh, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm uy tín, khoa học và bền vững hơn. Với những dấu hiệu rõ ràng cho thấy là một loại kem trộn trá hình, Ailisa không phải là sản phẩm nên có trong chu trình dưỡng da an toàn.

Hy vọng, bài viết này đã trả lời và giải thích đầy đủ cho mọi người kem Ailisa có phải kem trộn không?

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận .

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una
thamnguyen
Tác giả: Nguyễn Thắm
Biên tập viên
Là một cựu sinh viên Ngôn ngữ Anh, Nguyễn Thắm đã chia sẻ nhiều bài viết hữu ích giúp độc giả có những lựa chọn sáng suốt hơn.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Nguyễn Thắm

Thông báo