Mua máy làm bánh mì nào tốt giữa Panasonic, Zojirushi, Tiross, Donlim...
Mua máy làm bánh mì nào tốt, phù hợp với gia đình? Việc sử dụng máy nướng bánh mì không chỉ giúp bạn có được những ổ bánh mì thơm ngon, nóng hổi ngay tại nhà mà còn đảm bảo vệ sinh và giúp tiết kiệm đáng kể thời gian trong ngày.
Vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn máy làm bánh mì loại nào tốt với mức giá phải chăng, hãy cùng mình đánh giá chi tiết về các sản phẩm dưới bài viết này nhé!
MÁY LÀM BÁNH MỲ BÁN CHẠY NHẤT HIỆN NAY
A/ Cơ chế hoạt động của máy làm bánh mì
1. Máy làm bánh mì là gì?
Cũng tương tự máy làm kem hay máy làm sữa chua, máy làm bánh mì (Bread Maker) là thiết bị điện gia dụng có khả năng chế biến ra những mẫu bánh thơm ngon và giòn rụm với cơ chế vận hành hoàn toàn tự động.
Các chị em nội trợ chỉ việc chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu làm bánh mì cần thiết như bột, trứng, sữa… Và cho vào máy, sau đó thiết lập các chế độ theo mong muốn thì chỉ sau khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, bạn đã có được thành phẩm là những chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn.
2. Các loại máy làm bánh mì phổ biến hiện nay
Máy làm bánh mì trên thị trường có nhiều loại, nếu dựa vào chức năng và hình dáng, máy làm bánh mì được chia thành 3 loại cơ bản, bao gồm: Máy làm bánh hình thú, máy làm bánh hotdog và máy làm bánh mì chuyên dụng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về từng loại máy để có sự lựa chọn hợp lý:
- Máy làm bánh mì hình thú: Đây là loại máy làm bánh mì mini, có dạng hình tròn được thiết kế khá nhỏ gọn. Phía bên trong máy sẽ được thiết kế khoảng 7 khuôn bánh chống dính với các loại hình thù khác nhau. Loại máy này bạn sẽ chỉ làm được một vài loại bánh mì cơ bản.
- Máy làm bánh mì hotdog: Máy làm bánh hotdog hay còn được gọi là máy làm bánh kẹp, đây là loại máy được thiết kế cực kỳ bắt mắt và hiện đại. Dòng máy này được cấu tạo gồm 4 khuôn bánh, phía trên là phần nắp đậy và bên ngoài là tay cầm chịu lực tương đối tốt. Đối với máy làm bánh hotdog bạn chỉ cần đổ bột đã được trộn sẵn vào khuôn bánh và đậy nắp. Chỉ sau 30 phút là bánh chín và bạn có thể dùng được.
- Máy làm bánh mì chuyên dụng: Máy làm bánh mì chuyên dụng là dòng máy làm bánh mì cỡ lớn, có thể làm được nhiều loại bánh khác nhau như sandwich, bánh mì gối, bánh mì ngọt,...Loại máy này có cơ cấu vận hành tự động, bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian vào việc trộn và nhào bột. Đây cũng là dòng máy mà chúng ta sẽ đề cập nhiều trong bài viết ngày hôm nay.
B/ Kinh nghiệm chọn mua máy làm bánh mì nào tốt
Về cơ bản thì các tiêu chí để chọn mua máy làm bánh mì có khá nhiều nét tương đồng với tiêu chí chúng ta chọn lò nướng chuyên dụng. Song để tìm được một chiếc máy làm bánh mì chất lượng, giá cả phải chăng không phải là điều dễ dàng. Do đó, khi mua máy làm bánh mì, bạn có thể dựa vào những tiêu chí dưới đây:
1. Kiểu dáng, thiết kế máy
Mẫu mã thiết kế có lẽ là yếu tố đầu tiên cần phải cân nhắc tới khi chọn mua máy làm bánh mì. Đa phần không gian bếp của các gia đình thường không quá rộng bởi phải để rất nhiều thiết bị gia dụng. Vì thế, bạn nên chọn một chiếc máy làm bánh mì có thiết kế nhỏ gọn sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian bếp và góp phần tăng sự nổi bật cho căn bếp nhà bạn.
Theo kinh nghiệm của mình, hầu hết các loại máy làm bánh mì thường có tông màu trắng hoặc màu đen sáng bóng. Với những bộ phận cấu tạo thành như thân máy, ruột máy, bảng điều khiển được thiết kế vô cùng chắc chắn và ăn khớp với nhau nhưng vẫn có thể tháo lắp khi cần thiết.
Tuy nhiên, đúng như câu nói "tiền nào của nấy" thì những sản phẩm chất lượng, kiểu dáng sang trọng thường đi kèm với giá bán không hề rẻ, chẳng hạn như Panasonic PALN-SD-P104WRA hay Zojirushi BB-HAQ10…
2. Chất liệu của vỏ máy và lòng nồi
Khi nói đến chất liệu hay độ bền của máy thì 2 bộ phận chính mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm là vỏ máy và lòng nồi.
Đầu tiên, với phần vỏ máy chúng ta nên lựa chọn những chất liệu bền bỉ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bên cạnh đó là tiêu chí dễ dàng vệ sinh khi chế biến xong. Có thể thấy hầu hết các máy làm bánh mì trên thị trường đều sử dụng chất liệu cao cấp như: nhựa PP, thép không rỉ, inox để làm vỏ máy.
XEM GIÁ MÁY LÀM BÁNH MỲ ƯU ĐÃI TRÊN shopee
Với lòng nồi, đây sẽ là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng do đó cần đặc biệt quan tâm. Cách tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc máy có lòng nồi được phủ men chống dính cao cấp được sử dụng trong các sản phẩm chảo chống dính. Bên cạnh đó, phần lưỡi đánh bột bánh cần phải cứng cáp, có khả năng chịu lực và va đập tốt.
3. Dung tích lòng nồi
Để chọn dung tích máy làm bánh mì nào tốt, phù hợp thì bạn phải căn cứ dựa vào số lượng thành viên trong gia đình. Nhu cầu sử dụng các loại bánh của gia đình bạn như thế nào, thường xuyên hay thỉnh thoảng. Ví dụ như máy làm bánh mì Tiross TS-821 có dung tích máy là khoảng 2 lít sẽ có thể chế biến được tối đa được gần 1kg bột bánh, tương ứng với nhu cầu sử dụng của gia đình 4 thành viên.
Ngoài ra, một số máy có dung tích lớn lên đến 3,4 lít theo mình là khá thừa. Bởi nếu bạn sử dụng máy này để làm bánh tại nhà thì chắc chắn sẽ không bao giờ sử dụng chất bảo quản như các cửa hàng bán bánh mì thường làm. Vậy nên, với gợi ý này, hi vọng sẽ giúp bạn cân nhắc chọn được dung tích máy phù hợp nhất cho gia đình.
4. Chọn công suất máy làm bánh mì
Công suất hoạt động của máy là yếu tố quyết định thời gian làm chín một mẻ bánh mì là nhanh hay chậm. Thường công suất máy tỷ lệ thuận với thời gian làm bánh nên công suất lớn đồng nghĩa với việc tiêu thụ điện năng cao hơn, tuy nhiên thực sự thì không đáng là bao.
Với nhu cầu sử dụng trong gia đình, một chiếc máy có công suất khoảng từ 350 – 700W là mức thích hợp nhất. Công suất máy ở khoảng này vừa đảm bảo tốc độ chín nhanh mà vẫn tiêu tốn ít điện năng tiêu thụ.
5. Các tính năng và chế độ máy
Dĩ nhiên máy làm bánh mì thì có chức năng chính là làm bánh mì rồi. Tuy nhiên, với các dòng sản phẩm như hiện nay thì đều được nhà sản xuất tích hợp khá nhiều tính năng khác nhau như làm bánh mì Pháp, bánh mì cổ điển, mứt, hotdog, sandwich, bánh ngọt…vô cùng tiện lợi.
Trong trường hợp nếu bạn muốn tận dụng để có thể chế biến thêm các loại bánh khác nhau ví dụ như bánh bông lan, bánh ốc quế, crepe, hamburger thì nên cân nhắc chọn cho mình một chiếc lò nướng đa năng.
Ngoài ra, về chế độ nướng, bạn hoàn toàn có thể cài đặt được chế độ nướng bánh tùy thuộc vào sở thích từ vỏ mềm cho tới vỏ giòn. Có một số dòng máy cao cấp sẽ được trang bị thêm chức năng nướng nhanh siêu tốc, chỉ trong khoảng 15-30 phút phù hợp cho những người bận rộn.
Một số tiện ích khác mà bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh những chức năng cơ bản, các máy làm bánh mì còn được thiết kế thêm chế độ hẹn giờ nướng tự động lên đến 12, 13 tiếng. Công việc của bạn là chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu sẵn từ đêm hôm trước và cho vào trong máy, sau đó cài đặt chế độ nướng thích hợp là ngay sáng hôm sau bạn đã có một mẻ bánh mì thơm phức cho cả nhà rồi.
Những chiếc máy với bảng điều khiển bằng màn hình LED hoặc LCD cũng là lựa chọn của khá nhiều gia đình hiện nay. Với bảng điều khiển này, những thông số cần thiết sẽ được hiển thị rõ ràng giúp người dùng dễ thao tác và kiểm soát quá trình nướng bánh.
Một số dòng máy cao cấp khác như Panasonic còn được trang bị thêm tính năng thông minh, đó là tự động ghi lại quá trình làm bánh trong thời gian khoảng 10 phút trước đó. Vậy nên, nếu không may xảy ra hiện tượng mất điện bất chợt thì quá trình làm bánh đã được lưu lại vào bộ nhớ nên sau khi có điện sẽ hoạt động tiếp tục mà không phải bật lại từ đầu.
6. Mức giá của máy làm bánh mì là bao nhiêu?
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về giá thành máy làm bánh mì sẽ là yếu tố giúp bạn chủ động trong việc chuẩn bị tài chính cũng như cách để tham khảo dòng máy phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn, với tầm tài chính rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng thì bạn cũng đã có thể sở hữu được một sản phẩm máy làm bánh mì có các chức năng cơ bản, có thể kể tới như Tiross TS821 hoặc Tiross TS822.
Còn nếu bạn muốn mua các dòng sản phẩm cao cấp hơn với chức năng hiện đại và kiểu dáng, thiết kế sang trọng thì lại cần bỏ ra một khoản chi phí lớn từ 4 - 5 triệu đồng để mua các dòng máy chính hãng của những thương hiệu nổi tiếng như Panasonic hay Zojirushi.
Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng và nguồn lực kinh tế của gia đình mà bạn hãy chọn ra sản phẩm phù hợp nhất. Tránh việc ít sử dụng nhưng lại mua các sản phẩm cao câp thì sẽ rất lãng phí.
7. Chế độ bảo hành
Không chỉ với máy làm bánh mì mà khi mua bất cứ sản phẩm gia dụng nào bạn cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chế độ và thời gian bảo hành bởi sẽ có nhiều siêu thị điện máy hay cửa hàng chính hãng có thể tăng thời hạn bảo hành cho các sản phẩm này.
Trên thực tế, các dòng máy làm bánh mì hầu hết đều có thời gian bảo hành trung bình từ 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, bán tràn lan ngoài thị trường, thời gian bảo hành chỉ chưa tới 6 tháng. Vì thế, bạn cần hết sức lưu ý điều này để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng nhé.
8. Nên mua máy làm bánh mì ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường hàng gia dụng, việc mua bán các sản phẩm ngày càng phát triển và tiện lợi hơn rất nhiều. Nếu bạn có nhu cầu mua máy làm bánh mì thì có thể tới những địa chỉ cửa hàng, điện máy chính hãng để chọn mua hàng trực tiếp.
Ngoài ra, hình thức mua hàng online trên các kênh bán hàng uy tín như Lazada, Nguyễn Kim, Shopee đang được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng và chọn mua. Các sản phẩm ở đây đều chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành và đổi trả sản phẩm tốt nên bạn có thể yên tâm chọn lựa máy làm bánh mì cho gia đình mình.
C/ Mua máy làm bánh mì nào tốt nhất hiện nay?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy làm bánh mì với thương hiệu và xuất xứ khác nhau. Rất khó để có thể khẳng định được sản phẩm hãng nào tốt bởi mỗi hãng đều có những ưu điểm nổi bật riêng.
Dưới đây là một số loại máy làm bánh mì từ các hãng sản xuất được người tiêu dùng đánh giá cao, có thể kể đến như: Panasonic, Tiross, Zojirushi, Delimanjoo, Kangaroo, Philiger, Breadman, Lucky Home, Tefal, Takoyaki… với xuất xứ chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc.
1. Máy là bánh mì Panasonic
Panasonic là thương hiệu đồ gia dụng Nhật Bản rất phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ máy làm bánh mì mà các sản phẩm khác như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, ti vi và các thiết bị điện tử của thương hiệu này đều được ưa chuộng rộng rãi.
Các sản phẩm máy làm bánh mì Panasonic bán trên thị trường hiện nay đa phần là dòng máy cao cấp với chất lượng tốt hàng đầu. Cùng với đó là thiết kế vô cùng tiện dụng, kiểu dáng sang trọng, đồng thời được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của máy làm bánh mì Panasonic là tương đối ít mẫu mã, chủng loại. Chỉ có một vài model cơ bản cho người tiêu dụng lựa chọn. Thêm vào đó, giá thành của dòng sản phẩm này cũng khá cao nên thường chỉ phù hợp cho những gia đình có điều kiện kinh tế. Còn đối với những gia đình có thu nhập tầm trung thì một chiếc máy là bánh mì của thương hiệu Tiross sẽ là một sự lựa chọn hợp lý hơn.
Bạn có thể tham khảo một số model máy làm bánh mì Panasonic tiêu biểu như: Panasonic SD-BMT1001, PALN-SD-P104WRA, SD-YD250.
2. Máy làm bánh mì nào tốt - Máy làm bánh mì Tiross
Nhắc tới các dòng máy làm bánh mì chất lượng, giá rẻ, không thể không kể tới Tiross. Đây là thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm đồ điện gia dụng đến từ Ba Lan.
Tính đến thời điểm hiện tại, máy làm bánh mì Tiross làm thương hiệu thích hợp nhất với đa số các hộ gia đình Việt Nam bởi chất lượng của sản phẩm không những tốt mà mức giá lại tương đối ổn. Chỉ chưa tới 2 triệu đồng bạn đã có thể sở hữu cho mình một chiếc máy làm bánh mì chất lượng của Tiross.
Một số sản phẩm máy làm bánh mì Tiross được nhiều người ưa chuộng là: Tiross 820, Tiross 821, Tiross 822.
3. Máy làm bánh mì Zojirushi
Zojirushi là một trong những thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản được biết đến với các lĩnh vực kinh doanh chính là những sản phẩm giữ nhiệt như bình nước giữ nhiệt, hộp cơm giữ nhiệt và nồi cơm tách đường, nồi cơm điện tử.
Với máy làm bánh mì Zojirushi, thương hiệu chỉ tập trung vào các dòng sản phẩm cao cấp, đồng thời cũng không có nhiều mẫu mã để lựa chọn. Dòng máy này có kiểu dáng cực kỳ bắt mắt, tông màu trắng mang lại vẻ đẹp sang trọng cùng chất liệu nhựa PP cao cấp, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, máy còn được tích hợp nhiều kiểu chế biến bánh khác nhau một cách cực kỳ đơn giản và hoàn toàn tự động.
4. Máy làm bánh mì Donlim
Donlim là thương hiệu máy làm bánh mì phân khúc giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc. Thương hiệu này nổi bật với các sản phẩm máy làm bánh mì mini, dung tích thường khá nhỏ. Model tiêu biểu nhất của hãng chính là Donlim XBM1008, dòng sản phẩm mini có công suất 600W nên chỉ có thể đáp ứng khối lượng bánh tối đa là 600gr.
Giá bán chính hãng chỉ khoảng 600.000 đồng. Bên cạnh đó, thương hiệu này còn có một số mẫu khác như Donlim XBM1128, Donlim XBM1228, Donlim XBM1301, Donlim XBM1309… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trên thị trường hiện chưa có nhiều đơn vị phân phối các sản phẩm của Donlim.
5. Máy làm bánh mì Zelmer
Thương hiệu máy làm bánh mì Zelmer có nguồn gốc từ Ba Lan nhưng có mặt trên thị trường Việt Nam chủ yếu là được sản xuất tại Trung Quốc. Zelmer ZBM1600X là model đáng chú ý nhất của hãng.
Sỡ hữu kiểu dáng dạng chữ nhật và tông màu trắng chủ đạo sang trọng. Thiết kế tiện dụng, dung tích lòng nồi khoảng 3 lít và công suất 680W tương ứng với khả năng chế biến khoảng 1kg bánh. Giá bán chính hãng khoảng 4,6 triệu đồng.
D/ Top máy làm bánh mì được đánh giá tốt nhất hiện nay
1. Máy làm bánh mì nào tốt - máy Panasonic PALN-SD-P104WRA
Máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRA là một sản phẩm đến từ thương hiệu Panasonic - thương hiệu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Được sản xuất tại Trung Quốc với model PALN-SD-P104WRA, máy có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, chất lượng và độ bền tốt nên dòng máy này đang được nhiều hộ gia đình tin tưởng sử dụng nhất.
XEM GIÁ SẢN PHẨM ƯU ĐÃI NHẤT Ở ĐÂY
Ưu điểm máy làm bánh mì Panasonic:
- Máy được tích hợp bộ định lượng men tự động ở thời điểm thích hợp, giống như một chiếc máy nướng chuyên nghiệp.
- Chương trình làm bánh mì có thể điều chỉnh chế độ theo nhiệt độ của môi trường
- Chức năng hẹn giờ lên đến 13 tiếng vô cùng tiện dụng, bạn chỉ cần đặt máy tự động làm bánh vào buổi tối và thưởng thức ổ bánh mì thơm ngon, nóng giòn vào buổi sáng hôm sau.
- Trang bị sẵn 13 menu với quá trình làm bánh tự động từ trộn, nhào, ủ bột và nướng bánh.
- Nếu mất điện trong quá trình làm bánh, máy sẽ tự động lưu lại bộ nhớ trong tối đa 10 phút và tiếp tục nướng khi có điện trở lại.
- Tích hợp chức năng điều chỉnh chọn màu vỏ bánh nhằm đáp ứng được sở thích của từng thành viên trong gia đình.
Nhược điểm máy làm bánh mì Panasonic:
- Giá khá cao so với mặt bằng chung
- Lượng bánh mỗi lần làm chỉ được khoảng từ 500g đến 6 lát bánh mì sandwich.
Giá sản phẩm máy làm bánh mì Panasonic: 5.369.000 VNĐ
Người dùng đánh giá:
2. Máy làm bánh mì nào tốt - Tiross TS821
Máy làm bánh mì Tiross TS821 là model bán chạy nhất của Tiross , được sản xuất tại Trung Quốc theo dây chuyền công nghệ của Ba Lan hoạt động với công suất 600W tương đương với khối lượng bánh từ 700-900g, qua đó đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
XEM GIÁ SẢN PHẨM ƯU ĐÃI NHẤT Ở ĐÂY
Ưu điểm máy làm bánh mì Tiross :
- Chất liệu inox không những mang lại độ bền mà còn tăng thêm vẻ sang trọng, hiện đại cho sản phẩm.
- Được trang bị 12 12 chức năng làm bánh khác nhau: bánh mì cổ điển, bánh mì Pháp, bánh ngọt, làm bánh nhanh, làm bột, mứt, sandwich... đáp ứng sở thích đa dạng của người dùng.
- Máy có 3 mức điều chỉnh màu bánh: vàng nhạt – trung bình – đậm để bạn lựa chọn tùy theo sở thích.
- Chế độ hẹn giờ chế biến bánh lên đến 13 tiếng cũng như giữ ấm liên tục trong thời gian đến 1 tiếng sau đó khi bánh đã chín.
- Máy có khả năng giữ ấm 60 phút sau khi bánh chín.
Nhược điểm máy làm bánh mì Tiross:
- Khó vệ sinh sau khi sử dụng
- Cần ngắt điện trước 10% thời gian của tổng quy trình làm bánh để bánh không bị cháy.
Giá sản phẩm máy làm bánh mì Tiross: 1.449.000 VNĐ
Người dùng đánh giá:
3. Máy làm bánh mì nào tốt - Máy Tiross TS822
Thêm một model máy làm bánh mì Tiross nữa nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng. Nhìn chung thì về mặt chức năng, sản phẩm này có nhiều nét tương đồng với model Tiross TS821 bên trên. Máy làm bánh mì Tiross TS822 được sản xuất tại Trung Quốc với công suất 750W, dung tích 3 lít và kích thước lên tới 38 x 25 x 31cm.
XEM GIÁ SẢN PHẨM ƯU ĐÃI NHẤT Ở ĐÂY
Ưu điểm máy làm bánh mì Tiross TS821:
- Có khả năng làm ra khối lượng bánh từ 700 - 1000g với thời gian từ 30 - 60 phút.
- Máy có 12 chức năng làm bánh khác nhau: bánh mì cổ điển, bánh mì Pháp, bánh ngọt, làm bánh nhanh, làm bột, mứt, sandwich... đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
- Thời gian hẹn giờ tối đa của máy lên tới 13 tiếng, với chức năng này, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu và đặt chế độ trước từ buổi tối hôm trước và mẻ bánh mỳ thơm ngon sẽ sẵn sàng cho bữa sáng hôm sau.
- Máy cho bạn 3 sự lựa chọn màu bánh từ vàng nhạt, trung bình đến đậm để phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
- Vỏ máy bằng inox siêu bền, màu đen sang trọng và hiện đại. Lòng nồi được tráng lớp chống dính giúp vệ sinh dễ dàng sau mỗi lần làm bánh.
- Nút bấm đơn giản, tích hợp màn hình hiển thị LCD trên nắp máy.
- Máy có khả năng giữ ấm 60 phút sau khi bánh chín.
Nhược điểm máy làm bánh mì Tiross TS821:
- Khó vệ sinh sau khi sử dụng
- Hoạt động tạo ra tiếng ồn lớn
Giá sản phẩm máy làm bánh mì Tiross TS821: 1.899.000 VNĐ
Review từ khách hàng khi mua sản phẩm:
4. Máy Làm Bánh Mì Tự Động Zojirushi ZOLN-BB-HAQ10-WZ
Máy làm bánh Zojirushi BB-HAQ10 được tích hợp nhiều chức năng vô cùng tiện lợi, dung tích làm bánh mì vừa đủ khẩu phần cho 1 gia đình tiêu chuẩn. Ngoài ra, dòng máy này còn có thiết kế khá nhỏ gọn nên tiết kiệm đáng kể cho không gian bếp nhà bạn.
XEM GIÁ SẢN PHẨM ƯU ĐÃI NHẤT Ở ĐÂY
Ưu điểm máy làm bánh mì nào tốt - Zojirushi:
- Máy có 3 chức năng nướng: mềm, giòn, và thông dụng
- Chức năng nướng nhanh cứ 2 tiếng cho mỗi lần nướng
- Chức năng hẹn giờ đến 13 tiếng
- Đi kèm sách hướng dẫn công thức nấu
- Các chức năng: bánh mì (bình thướng, giòn), mềm, khoai, dough, cookie, pasta, bánh ngọt, mứt và nướng nhanh.
- Phần vỏ máy được làm hoàn toàn bằng nhựa PP rất bền, sạch sẽ, đảm bảo sử dụng được lâu dài.
- Lưỡi đánh bột và lòng nồi được phủ một lớp chống dính và rất dễ dàng tháo lắp.
Nhược điểm máy làm bánh mì Zojirushi:
- Gía sản phẩm cao so với mặt bằng trung, phù hợp với các gia đình có điều kiện kinh tế
Tham khảo giá máy làm bánh mì Zojirushi: Lazada: 5.950.000 VNĐ
Phản hồi từ khách hàng khi mua sản phẩm:
5. Máy làm bánh Hotdog Tefal SM1551
Nếu bạn yêu thích các loại bánh sandwich, hotdog, bánh waffle, bánh nhân quy, bánh trứng thì một sản phẩm mini như Tefal SM1551 chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Với dòng máy này, bạn chỉ cần đổ bột bánh đã pha chế sẵn vào khuôn, chỉ sau vài phút hoạt động mẻ bánh đã được nướng chín thơm ngon, giòn rụm cho cả gia đình.
XEM GIÁ SẢN PHẨM ƯU ĐÃI NHẤT Ở ĐÂY
Ưu điểm máy làm bánh mì Tefal:
- Máy có kích thước khá nhỏ gọn, kiểu dáng tinh tế và đặc biệt có tích hợp khóa an toàn.
- Các khuôn nướng được phủ lớp men chống dính khá bền, giúp thực phẩm không bị bám dính vào máy và tiện cho việc vệ sinh sản phẩm.
- Có đèn báo hiệu on/off khi nướng bánh, thuận tiện cho người sử dụng.
- Chức năng nướng tự động trong vòng 3-4 phút
- Máy có khóa tay cầm vô cùng tiện lợi khi nướng bánh.
- Dây điện có thể thu gọn, tiết kiệm được diện tích căn bếp.
- Giá thành rẻ, phù hợp với đa số người tiêu dùng
Nhược điểm máy làm bánh mì Tefal:
- Máy dùng ổ cắm 3 chấu nên bạn cần có một ổ cắm 3 chấu khi sử dụng.
- Kích thước hơi bé, không phù hợp nướng bánh khổ lớn.
Giá sản phẩm máy làm bánh mì Tefal: 550.000 VNĐ
Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại máy làm bánh mì mà các bạn có thể tham khảo. Hi vọng qua bài viết này, bạn có cho riêng mình những lựa chọn máy làm bánh mì nào tốt và phù hợp nhất. Rất cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, đừng quên để lại một ít cảm nhận trong phần bình luận bên dưới bạn nhé!
Bình luận