Giải đáp: Mụn tuổi dậy thì có nên nặn không? Bao lâu hết mụn dậy thì?
Không nên tự ý nặn mụn tuổi dậy thì vì có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da. Chỉ nên nặn mụn khi được chỉ định bởi bác sĩ và được thực hiện bởi người có chuyên môn
Nhiều bạn trẻ thường thắc mắc: "Mụn tuổi dậy thì có nên nặn không?". Có người cho rằng không nặn mụn thì sao mà hết mụn được. Điều này không đúng. Trong bài viết này Chanh Tươi Review sẽ đưa đến cho bạn câu trả lời chính xác từ chuyên gia và những lời khuyên hữu ích!
Mụn tuổi dậy thì có nên nặn không?
Mụn tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến do sự thay đổi hormone trong cơ thể, làm tăng tiết bã nhờn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Việc nặn mụn tuổi dậy thì không phải là giải pháp tốt và thường không được khuyến khích, thậm chí khi tự ý nặn mụn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho làn da của bạn như:
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Khi nặn mụn, bạn vô tình tạo ra những vết thương hở trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong, gây viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là lây lan sang các vùng da khác.
- Để lại sẹo: Việc dùng tay nặn mụn không đảm bảo vệ sinh và có thể gây tổn thương đến các lớp sâu của da, dẫn đến hình thành sẹo lõm, sẹo lồi hoặc thâm mụn.
- Làm mụn lan rộng: Thao tác nặn mụn có thể khiến nhân mụn vỡ ra và lan rộng ra các vùng da xung quanh, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chỉ là giải pháp tạm thời: Mụn dậy thì thường do các yếu tố nội tiết, việc nặn mụn chỉ loại bỏ đi 1 lần nhân mụn, hoàn toàn không giảm được tăng tiết bã nhờn, dễ bị tái mụn lại và nghiêm trọng hơn.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi" “mụn tuổi dậy thì có nên nặn không?” là “Không nên”. Chỉ nên nặn mụn khi được chỉ định bởi bác sĩ và được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Khi nào hết mụn tuổi dậy thì?
Mụn tuổi dậy thì thường tự hết sau khi cơ thể ổn định nội tiết tố, thường là sau giai đoạn dậy thì. Thông thường, sau 18 tuổi, khi hormone trong cơ thể đã trở về mức cân bằng, ổn định hơn, tình trạng mụn sẽ dần giảm bớt và biến mất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mụn kéo dài đến tuổi 20, 30 hoặc thậm chí lâu hơn nếu không điều trị.
Thời gian để mụn biến mất hoàn toàn ở mỗi người là khác nhau, có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cơ địa: Mỗi người có một loại da và cơ địa khác nhau, do đó khả năng hồi phục và chống lại mụn cũng khác nhau.
- Chế độ sinh hoạt: Chế độ ăn uống, giấc ngủ, stress đều ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn.
- Cách chăm sóc da: Việc làm sạch da đúng cách, sử dụng sản phẩm phù hợp và bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường sẽ giúp mụn nhanh lành hơn.
Cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả, an toàn
Vậy nếu không nặn mụn tuổi dậy thì, thì làm sao để hết mụn?
Đối với tuổi dậy thì tốt nhất là nên theo phương pháp điều trị của chuyên gia da liễu. Chanh Tươi Review đã có bài viết chi tiết về cách trị mụn tuổi dậy thì bạn hãy đọc ngay nhé!
ĐỌC NGAY: CÁCH TRỊ MỤN TUỔI DẬY THÌ
Bài viết gợi ý thêm cho bạn một số sản phẩm tốt cho tuổi dậy thì:
Giải đáp một số câu hỏi liên quan
1. Bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn?
Thời gian mụn hết hoàn toàn ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cơ địa: Mỗi người có một loại da và cơ địa khác nhau, do đó khả năng hồi phục và chống lại mụn cũng khác nhau.
- Chế độ sinh hoạt: Chế độ ăn uống, giấc ngủ, stress đều ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn.
- Cách chăm sóc da, điều trị mụn: Việc làm sạch da đúng cách, sử dụng sản phẩm phù hợp và bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường sẽ giúp mụn nhanh lành hơn.
2. Tuổi dậy thì không có mụn có sao không?
Việc không bị mụn trong tuổi dậy thì là điều hoàn toàn bình thường và đáng mừng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số người không bị mụn ở tuổi dậy thì nhưng lại nổi mụn ở tuổi trưởng thành.
3. Dấu hiệu sắp hết mụn:
Bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy tình trạng mụn đang cải thiện như:
- Mụn giảm dần: Không còn mụn mới xuất hiện, kích thước và mức độ viêm của các nốt mụn cũ giảm dần.
- Da sáng mịn hơn: Làn da trở nên đều màu, ít sần sùi hơn.
- Da ít tiết dầu và khỏe hơn: Lỗ chân lông se khít, da không còn bóng nhờn.
- Da ít bị kích ứng hơn: Da trở nên nhạy cảm ít hơn với các tác động bên ngoài.
Mụn tuổi dậy thì là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải trải qua. Mặc dù có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin, việc nặn mụn không phải là giải pháp tốt. Thay vào đó, việc áp dụng các phương pháp chăm sóc da đúng cách, duy trì lối sống lành mạnh và kiên nhẫn trong quá trình điều trị sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Mong rằng bài viết giải đáp “mụn tuổi dậy thì có nên nặn không?” sẽ giúp bạn có thể tìm được phương pháp chăm sóc da giai đoạn này!
Bình luận