Tháng 5 có ngày lễ gì? Chi tiết các ngày lễ nổi bật tháng 5
Nhắc đến tháng 5 người ta có thể nhớ ngay đến không khí rực lửa, đầy sôi động của mùa hè. Hòa cùng trong cái nắng vàng oi ỏ và những tiếng ve kêu vang trời, đây là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều các dịp Lễ quan trọng và đầy ý nghĩa. Vậy liệu rằng các bạn đã biết tháng 5 có ngày lễ gì hay chưa?
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu tất tần tật các ngày Lễ tháng 5 trong năm 2023, để giúp bạn có thể chủ động sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp và có một kì trải nghiệm thật ý nghĩa trong năm sắp tới nhé!
Các ngày Lễ tháng 5 của Việt Nam và Thế Giới
1. Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Nguồn gốc lịch sử:
Ngày quốc tế lao động chính thức ra đời vào ngày 1/5/1886 tại Chicago, Hoa Kỳ. Bắt nguồn từ thành phố Chicago – một thành phố công nghiệp lớn hàng đầu nước Mỹ, năm 1886 khoảng 40.000 công nhân đã đồng loạt đứng lên biểu tình và tham gia bãi công nhằm đòi lại công bằng, khi họ bị đối xử bất công và thiếu thốn. Khẩu hiệu được họ đưa ra đó là: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”
Tại Việt Nam, Ngày quốc tế lao động lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 1/5/1930. Đồng thời cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các nước Đông Dương, phong trào công nhân được công nhận một cách chính thức. Ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22c NV/CC công bố ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức trên toàn quốc và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày.
Ý nghĩa:
Ngày 1/5 chính là ngày biểu dương cho lực lượng lao động trên toàn thế giới, đấu tranh cho sự công bằng, dân chủ và tiến bộ.
Ngày 1/5 là ngày hội của toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện cho sự đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới.
Lực lượng người lao động đông đảo là những người xứng đáng được tôn vinh bởi các cống hiến hết mình của họ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và toàn cầu. Vào ngày quốc tế lao động, chính là dịp để tất cả chúng ta dành sự ưu tiên vinh danh cho những cống hiến của họ.
Những hoạt động diễn ra:
Vào ngày này, tất cả các công nhân, nhân viên, viên chức, cán bộ…làm tại các cơ quan, đơn vị tổ chức, nhà máy, xí nghiệp…đều được nghỉ 1 ngày mà vẫn hưởng nguyên lương.
Ngày 1/5/2025 là dịp kỷ niệm 139 năm ngày quốc tế lao động, sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức nhằm tôn vinh vai trò và vị trí quan trọng của lực lượng lao động.
Tổ chức hoạt động ý nghĩa mang tên “Cảm ơn người lao động”, đây là hoạt động nhằm tri ân lực lượng công nhân và nhân dân lao động cả nước. Các bí thư tỉnh ủy sẽ trực tiếp đến thăm nơi làm việc của công nhân, kiểm tra cơ sở vật chất, trao tặng những phần quà ý nghĩa cho người lao động.
2. Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5
Nguồn gốc lịch sử:
Đây là thắng lợi vang dội “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam ta. Chiến thắng này bắt nguồn từ chính sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của toàn Đảng, kết hợp với tinh thần yêu nước, đoàn kết của toàn dân tộc.
Kiên định với tinh thần cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa tận dụng nguồn lực trong nước vừa tranh thủ sự đồng tình ủng hộ đến từ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Sau thắng lợi ngày 7/5/1954 đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, tiến hành kí kết hiệp định Genevo để cam đoan chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời công nhận sự độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ tại Việt Nam nói riêng và ba nước Đông Dương nói chung.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy tự hào là sự đánh đổi bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ cha ông đi trước, mang lại cho ta nền độc lập hòa bình như ngày hôm nay.
Ý nghĩa:
Chiến thắng này là niềm tự hào dân tộc, khẳng định thêm độc lập tự do của nước Việt Nam là bất khả xâm phạm, bất kì ai bất kì quốc gia nào cũng không có quyền xâm lược, chà đạp nên sự toàn vẹn lãnh thổ này.
Đây còn là chiến thắng chung của các nước Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Từ đó góp phần cổ vũ tinh thần cho các nước thuộc địa có thêm sức mạnh để đứng lên đấu tranh giành lại sự tự do.
Ngày này là dịp để người dân cả nước bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống trên con đường tìm kiếm sự hòa bình, để rồi khắc sâu trong tâm trí mỗi người một niềm tự hào dân tộc thiêng liêng và lớn lao hơn bao giờ hết.
Những hoạt động diễn ra:
Ngày 7/5/2025 là ngày kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức:
- Chương trình nghệ thuật nhằm tri ân các anh hùng lịch sự và kỷ niệm chiến thắng vang dội, tái hiện lại những năm tháng hào hùng của dân tộc nhằm tăng thêm tinh thần yêu nước của mỗi người.
- Các chương trình thiện nguyện, trao quà cho các thương bệnh binh, những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh tàn khốc.
- Tổ chức chương trình thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang A1 (Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) thể ơn lòng thành kính, biết ơn sâu sắc khi đứng trước các vong linh những người con của dân tộc đã ngã xuống khi làm nhiệm vụ
3. Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5
Nguồn gốc lịch sử:
Tại Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (1931) đã ra Nghị quyết thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931). Ngày 15/05/1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đảng đã ra chỉ thị cho Đoàn Thanh niên thành lập Đội thiếu niên, nhi đồng cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền Phong ngày nay).
Ý nghĩa:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập do tính tất yếu của lịch sử nước ta. Đội nhi đồng cứu quốc ra đời nhằm tập hợp thiếu nhi thành một tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên.
Từ đó góp vai trò quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao tinh thần cách mạng cho thiếu niên nhi đồng trong cả nước.
Những hoạt động diễn ra:
Các liên đội tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng như quyên góp từ thiện, giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng,…
Vào ngày 15/5 hàng năm, các nhà trường ra sức đẩy mạnh phong trào thiếu nhi, thiếu niên thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thông qua các hoạt động như tổ chức hội thi thể thao, biểu diễn văn nghệ, hội thao, đồng diễn toàn trường, diễu hành,…
4. Ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh 19/5
Nguồn gốc lịch sử:
Đến tận tháng 5 năm 1946 nhân dân ta mới được biết ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi Bác Hồ là người sống giản dị, liêm khiết nên không thích tổ chức sinh nhật hay nhận quà cáp.
Nhưng tối ngày 18/5/1946 Bác muốn thông báo tổ chức sinh nhật nhằm mục đích hợp lý hóa cùng với lễ tiếp đón Cao ủy Đác-giăng-li-ơ và ông Xanh-tơ-ni, tại Bắc Bộ phủ, khiến buộc lễ tiếp đón không bị phô trương mà vẫn trang trọng. Cuộc thăm viếng xã giao vô hình chung biến thành cuộc đến chúc mừng nhân ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch
Ý nghĩa:
Sau này ngày sinh nhật Bác chính là dịp để nhân dân cả nước hướng lòng biết ơn về một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một vị lãnh tụ vĩ đại.
Thông qua đó góp phần truyền tải thông điệp về tinh thần yêu nước, nhắc nhở và giáo dục các thế hệ đi sau về lịch sử hào hùng của dân tộc, phát huy phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Những hoạt động diễn ra:
Tại trường học, các em học sinh sẽ được động viên tham gia các phong trào học tập và văn nghệ thể thao hướng đến chủ đề về Bác Hồ.
Tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật để nâng cao không khí hân hoan, tự hào mừng sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh mang chủ đề như “Nhớ về Bác - lòng ta trong sáng hơn”, “Xin hát về Người”.
5. Ngày của Mẹ vào chủ nhật thứ hai của tháng 5 (10/5/2025)
Nguồn gốc lịch sử:
Bắt nguồn từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã, người ta đã tổ chức lễ hội tri ân mẹ vào mùa xuân, người Hy Lạp cổ đại thường cúng tế cho vị nữ thần Rhea – người được xem là mẹ của nhiều vị thần theo thần thoại Hy Lạp.
Có người lại cho rằng lịch sử ngày của Mẹ được bắt nguồn từ nước Anh trong khoảng những năm 1600. Tuy nhiên phong tục này lại bị lãng quên vào thế kỉ 19.
Phải sau đó 100 năm, Ngày của Mẹ mới được bà Ann Maria Reeves Jarvis khởi xướng lại ở Mỹ vào năm 1908.
Đến ngày 8/5/1914, tổng thống Woodrow Wilson ký vào một nghị quyết công bố ngày Chủ Nhật thứ hai của Tháng Năm hàng năm là “Ngày của mẹ” (Mother’s day). Sau này ngày này càng được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Ý Nghĩa:
Đây là dịp để mọi người tôn vinh vai trò, vị trí và đóng góp to lớn của người mẹ, tình mẹ đối với mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng.
Là cơ hội để người con thể hiện tình cảm của mình đối với người đã sinh thành và nuôi ta khôn lớn. Bằng tình yêu thương vô bờ, mẹ luôn là người chở che cho ta, họ không ngại hy sinh cả cuộc đời mình đã mong cho con cái hạnh phúc. Vì thế vào ngày này, mỗi người con dù ở xa cũng luôn cố gắng dành thời gian bên cạnh mẹ dù ít hay nhiều.
Những hoạt động diễn ra:
Vào ngày này, con cái sẽ dành thời gian bên cạnh mẹ, họ có thể tổ chức một bữa ăn ấm cúng, gia đình quây quần bên cạnh nhau và cùng chia sẻ những câu chuyện thường ngày.
Con cái cũng hay chuẩn bị các món quà nhỏ cho mẹ của mình, đó có thể là một bông hoa nhỏ xinh hay một thứ mà mẹ yêu thích,… Loài hoa hay được sử dụng để tặng mẹ đó là hoa cẩm chướng, một loài hoa đẹp mang ý biểu trưng cho tình cảm bao la của người mẹ.
Nếu bạn có điều kiện hơn thì cũng có thể lên kế hoạch cho một chuyến du lịch cùng mẹ, để họ có thể nghỉ ngơi và thư giãn. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động khác như: chụp hình kỷ niệm gia đình, đi dạo phố, đi ăn nhà hàng,...
6. Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5
Nguồn gốc lịch sử:
Xuất phát từ cuộc chiến giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp – Italy chống lại quân Áo, nảy ra 2 ý tưởng trong cuốn sách “Ký ức về Solferino”:
- Thành lập một Hội Cứu trợ gồm những người tình nguyện, người có danh tiếng, những chính khách để chăm sóc cho những nạn nhân từ chiến tranh tại mỗi quốc gia
- Vận động thiết lập một thỏa thuận quốc tế nhằm bảo vệ và chăm sóc những binh lính bị thương
Năm 1863, chính thức đánh dấu sự ra đời đầu tiên của Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC)
Năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được thành lập.
Năm 1948, Lễ kỷ niệm “Ngày Chữ thập đỏ” quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức.
Năm 1946, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam được thành lập
Năm 1984, “Ngày Chữ thập đỏ quốc tế” đổi tên thành “Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế”.
Ý nghĩa:
Tổ chức này ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn, với mục tiêu tạo ra một hiệp hội chính thức trên toàn thế giới và tại mỗi quốc gia nhằm giúp đỡ và bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, hướng đến một cộng đồng chung tốt đẹp hơn.
Ngày này là dịp để khẳng định hơn nữa vai trò của hiệp hội Chữ thập đỏ, tổ chức các hoạt động nhân đạo, thiện nguyện ý nghĩa thông qua mạng lưới các cán bộ, tình nguyện viên đông đảo, gắn kết toàn cầu.
Những hoạt động diễn ra:
Kêu gọi các Hiệp Hội đa quốc gia chung tay chia sẻ công việc, hoạt động ý nghĩa của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên,…đặc biệt trong công tác ứng phó với những tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid 19, đậu mùa khỉ,…
Lan tỏa thông điệp tốt đẹp “Kết nối cộng đồng – Vượt qua thách thức” đến với tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Thực hiện các chương trình thiện nguyện, kêu gọi nguồn lực hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, trao quà đến tận tay những người gặp khó khăn.
Các ngày lễ tháng 5 khác mà bạn cần biết
- 3 tháng 5: Ngày Tự do Báo chí Thế Giới
- 8-9 tháng 5 Thời gian cho Tưởng niệm và Hòa giải cho những người thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai
- 9 tháng 5: Ngày chiến thắng Phát xít Đức
- 13/05: Ngày Chim Di cư Thế giới vào thứ 7 thứ hai trong tháng 5
- 15 tháng 5: Ngày quốc tế gia đình
- 17 tháng 5: Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT)
- 21 tháng 5: Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hoá vì Đối thoại và Phát triển
- 22 tháng 5: Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học
- 23 tháng 5: Ngày Quốc tế Kết thúc Lỗ rò sản khoa
- 29 tháng 5: Ngày Quốc tế Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc
- 31 tháng 5: Ngày Thế giới không thuốc lá
Ngày lễ tháng 5 âm lịch 2025
Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm)
Nguồn gốc:
Theo truyện xưa kể lại, tháng 5 âm lịch hàng năm là khoảng thời gian mùa hè, thời tiết nắng nóng, sâu bọ phát triển nhiều, ăn hại hết cây trái lương thực. Trong lúc người dân đang lo lắng thì có một ông lão xuất hiện khuyên bảo mọi người hãy lập một dàn cúng gồm trái cây đơn giản, rồi ra trước nhà vận động thể dục. Lão ông còn bảo thêm: “Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng ”. Sau đó, dân làng đã làm theo lời của ông và thế là sâu bọ chết hết, cây trồng lương thực, trái cây được cứu sống.
Thế là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ ra đời.
Ý nghĩa:
Với mục tiêu nhằm phát động phong trào diệt sâu bọ, tiêu trừ các loại sâu bệnh phá hoại vụ mùa, cây trồng. Người dân cầu mong cho một mùa màng bội thu, cuộc sống thêm đủ đầy hạnh phúc.
Những hoạt động diễn ra:
Vào ngày này, người dân thường dâng lên ban thờ hoa quả, rượu nếp. Rồi sau đó súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Ở một số nơi vào ngày này, người ta còn thờ cúng và ăn bánh gio, chè trôi nước, hạt sen,…
Hy vọng rằng sau bài viết này, các bạn đã có thể nắm được hết những thông tin cần thiết về các ngày lễ tháng 5 và chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch trình cho công việc cũng như là cho việc vui chơi nghỉ mát sắp tới nhé.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.