Chuyên gia trả lời: Ăn tỏi sống có chữa mụn trứng cá không?
Nên thận trọng và dùng lượng vừa đủ khi ăn tỏi sống, tốt hơn hết chỉ nên dùng như một loại gia vị.
Ăn tỏi sống có chữa mụn trứng cá không là câu hỏi đang “gây bão” trên mạng xã hội, khi hàng loạt video TikTok chia sẻ việc nhai tỏi sống mỗi ngày để có làn da sạch mụn. Với những đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, tỏi từ lâu đã được xem là "siêu thực phẩm" cho sức khỏe. Nhưng liệu việc ăn tỏi sống thật sự có tác dụng trị mụn như lời đồn, hay chỉ là một trào lưu thiếu kiểm chứng? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ chuyên gia da liễu để làm rõ thực hư.
Trào lưu mới đang “gây sốt” trên mạng xã hội là ăn tỏi sống để trị mụn trứng cá, từ việc nuốt cả tép tỏi đến ăn từng thìa tỏi băm. Một video trên TikTok ghi lại hành trình ăn tỏi sống để cải thiện mụn nội tiết đã thu hút hơn 30 triệu lượt xem. Video khác, với hơn 16 triệu lượt xem, cũng cho thấy tiến triển trong việc giảm mụn và vết thâm nhờ ăn tỏi sống.

Video hơn 30 triệu lượt xem (tính đến tháng 7/2025) ăn tỏi tươi chữa mụn trứng cá:
Ăn tỏi sống có chữa mụn trứng cá không?
Tỏi được xem là một nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị các bệnh như mỡ máu cao hay bệnh tim mạch.
Tiến sĩ Priyanka Kuri, nhà tư vấn da liễu tại Bệnh viện Aster Whitefield, Bengaluru (Ấn Độ) nói về trend chữa mụn trứng cá bằng cách ăn tỏi tươi như sau: “Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chỉ riêng việc ăn tép tỏi có thể làm giảm mụn trứng cá"
Theo bác sĩ da liễu Rachel Nazarian (Mỹ), hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc ăn tỏi sống có thể trị được mụn. Bà khẳng định: “Không có liều lượng tỏi nào có thể chữa khỏi mụn khi ăn qua đường miệng.”
Một số chuyên gia khác cũng đồng tình rằng tỏi có thể hỗ trợ sức khỏe làn da nói chung nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tương tự như các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trà xanh, lựu, hoặc quả mọng. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn chỉ mang tính lý thuyết, vì chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh hiệu quả trực tiếp của tỏi với mụn trứng cá.
Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn ở mỗi người rất khác nhau: có người do nội tiết, có người do mỹ phẩm hoặc sản phẩm skincare làm bít tắc lỗ chân lông. Trong cả hai trường hợp, việc ăn tỏi sống gần như không tác động rõ rệt đến nguyên nhân gây mụn.
Bên cạnh đó, qua trải nghiệm thực tế của Tiktoker gracemayofficial (246K Follow) ăn tỏi trong 60 ngày thì tình trạng mụn của ngày đầu tiên so sánh với ngày 60 có sự cải thiện nhẹ, không phải khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, không ai biết thực sự hiệu quả đến từ ăn tỏi hay do sản phẩm skincare, chế độ sinh hoạt hàng ngày,…

Tóm lại, dù tỏi có một số lợi ích sức khỏe, việc ăn tỏi sống hằng ngày để trị mụn như trên TikTok không phải là cách tối ưu, thậm chí có thể gây hại nếu lạm dụng. Nếu đang gặp vấn đề mụn, bạn nên tìm đến giải pháp chuyên sâu và khoa học hơn là chạy theo trào lưu thiếu kiểm chứng này.
Bạn có thể tham khảo một số cách trị mụn khoa học sau:
- 5 cách điều trị mụn nội tiết tố từ chuyên gia - Trị từ gốc để không tái lại!
- Cách trị mụn trứng cá tại nhà
- Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả mụn trứng cá
Chuyên gia khuyên: Liệu có nên ăn tỏi sống có chữa mụn trứng cá không?

Mặc dù một số người vẫn muốn thử ăn tỏi sống để trị mụn dù thiếu bằng chứng khoa học, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng và dùng ở mức độ vừa phải.
Tiến sĩ Elizabeth Geddes-Bruce - bác sĩ da liễu được cấp phép hành nghề tại Westlake Dermatology ở Austin, Texas gợi ý rằng thay vì ăn cả tép tỏi sống mỗi ngày, bạn chỉ nên tăng cường tỏi trong bữa ăn hàng ngày như một loại gia vị. Việc tiêu thụ quá nhiều tỏi sống không chỉ gây kích ứng đường tiêu hóa, mà còn có mùi nồng khó chịu và không phải là cách điều trị mụn hiệu quả.
Nếu bạn nghĩ rằng bôi tỏi trực tiếp lên da có thể hiệu quả hơn, thì đây cũng là điều không nên thử. Bác sĩ Elizabeth Geddes-Bruce cho biết: “Tỏi sống có thể gây kích ứng mạnh nếu tiếp xúc trực tiếp với da. Chúng tôi đôi khi dùng tỏi để điều trị mụn cóc tại nhà – điều đó cũng đủ để bạn hình dung nó mạnh tới mức nào.”
Melanie Palm - bác sĩ da liễu được cấp phép và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Art of Skin MD bổ sung thêm rằng vì thiếu các nghiên cứu rõ ràng về việc ăn hoặc bôi tỏi trong điều trị mụn, nên rất khó để khuyến nghị đối tượng nào sẽ phù hợp hoặc dễ gặp tác dụng phụ hơn với phương pháp này.
Thực tế, tỏi có chứa allicin – một hoạt chất có đặc tính kháng viêm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy allicin có thể làm giảm các phân tử gây viêm (cytokine tiền viêm) trong môi trường phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, khi tỏi được nấu chín, lượng allicin sẽ giảm đáng kể, làm giảm cả hiệu quả chống viêm. Dù vậy, nghiên cứu này không chỉ ra rõ ràng rằng allicin có thể điều trị mụn, mà chỉ cho thấy tiềm năng trong các bệnh viêm nói chung.
Tóm lại: Các chuyên gia không khuyến khích ăn hoặc bôi tỏi sống để trị mụn, vì nguy cơ kích ứng cao và thiếu bằng chứng rõ ràng. Thay vào đó, bạn nên chọn những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả và an toàn hơn để kiểm soát mụn. Các bác sĩ da liễu thường khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, trái cây và rau quả tươi, chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe làn da nói chung.
Vì sao lại có lời đồn tỏi tươi có thể chữa mụn trứng cá?
Thắc mắc ăn tỏi sống có chữa mụn trứng cá không xuất phát từ chính những đặc tính sinh học nổi bật của loại gia vị này. Tỏi chứa nhiều hoạt chất như allicin, diallyl disulfide và các hợp chất lưu huỳnh – được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng đỏ và hỗ trợ làm lành tổn thương da.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những thành phần này có thể giúp ức chế vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm viêm và đau do mụn gây ra. Ngoài ra, tỏi còn chứa các vitamin nhóm B, vitamin E và các khoáng chất như canxi, phốt pho, magie – những yếu tố góp phần phục hồi làn da, làm sáng da, ngăn ngừa sẹo và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của da.
Không những thế, tỏi còn nổi bật với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể giúp trung hòa các gốc tự do – một trong những nguyên nhân góp phần vào quá trình viêm da và lão hóa. Chính vì những đặc điểm này, nhiều người cho rằng việc ăn tỏi sống hoặc dùng tỏi như một liệu pháp thiên nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá mà không cần đến thuốc đặc trị.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng tỏi cho mục đích làm đẹp. Dù tỏi có lợi cho sức khỏe nói chung, nhưng việc ăn tỏi sống thường xuyên hoặc bôi trực tiếp lên da có thể gây kích ứng, bỏng rát hoặc tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt với làn da nhạy cảm. Vì vậy, dù lời đồn có phần dựa trên cơ sở khoa học, người dùng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh rước họa vào thân.
Dù tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, song hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định hiệu quả trị mụn khi ăn tỏi sống. Các chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng và ưu tiên những phương pháp điều trị mụn đã được kiểm chứng an toàn. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bấy lâu nay “ăn tỏi sống có chữa mụn trứng cá không?”
Tài liệu tham khảo:
- Short-term heating reduces the anti-inflammatory effects of fresh raw garlic extracts on the LPS-induced production of NO and pro-inflammatory cytokines by downregulating allicin activity in RAW 264.7 macrophages (2013) - https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0278691513002287
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận .