10+ cách làm đèn Trung Thu cho bé siêu đơn giản tại nhà mà đẹp mắt
Một mùa Trung Thu nữa lại đến, chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh đang muốn tìm hiểu xem cách làm đèn Trung Thu như thế nào để cùng các bạn nhỏ thực hành và có những phút giây thật ý nghĩa bên nhau phải không nào! Hiện nay, có rất nhiều mẫu đèn Trung Thu khác nhau làm từ nguyên liệu giấy, bìa, chai nhựa, tre nứa,… đẹp mắt. Ba mẹ hãy cùng Chanh Tươi Review khám phá cách làm chúng dễ dàng và đẹp mắt nhất nhé!
Ý nghĩa của đèn Trung Thu trong đêm trăng rằm
Khi nhắc đến Trung Thu chúng ta không thể không nghĩ đến những chiếc đèn lồng rực rỡ, phản chiếu ánh sáng dưới bầu trăng vàng. Chúng được tạo ra từ những nguyên liệu sáng tạo và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như giấy, vải, lụa, giấy nilon đa màu sắc, tre, và nến. Chất liệu đa dạng, kiểu dáng tinh tế và chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc đêm trăng rằm.
Đèn Trung Thu truyền thống mang theo một đa dạng hình dáng, bao gồm đèn cá chép, đèn ông sao, đèn kéo quân,... và cách chế tạo đèn Trung Thu cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Tuy nhiên, điểm chung là bất kể ở đâu, những chiếc đèn đầy màu sắc này đã trở thành một món quà đặc biệt, mang theo những kỷ niệm đáng nhớ từ tuổi thơ của mỗi người.
Đèn Trung Thu không chỉ là một phần không thể thiếu của lễ hội, mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong đêm trăng rằm. Truyền thống kể rằng, một con cá chép vàng từng biến thành tinh linh và sau đó, khi hóa thân thành người, đã tạo ra nhiều rắc rối bằng cách trêu đùa và lừa dối phụ nữ. Để chống lại sự gian ác này, Bao Công đã khuyến khích mọi người treo đèn cá chép và các hình thú treo trước cửa nhà để đánh đuổi tinh linh xấu xa.
Kể từ đó, vào dịp Trung Thu, mọi gia đình đều thả cá chép xuống hồ và trang trí những loại đèn động vật khác nhau để trẻ em có thể tham gia trong lễ hội dưới ánh trăng và đuổi đi những điều không tốt. Mỗi loại đèn truyền thống còn mang theo một ý nghĩa riêng.
- Như đèn ông sao tượng trưng cho sự hòa hợp và cân bằng trong cuộc sống.
- Đèn cá chép biểu hiện tinh thần vượt qua khó khăn.
- Đèn kéo quân thể hiện tình yêu thương và lòng hiếu thảo.
- Đèn tròn thì tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và sự tròn trịa của ánh trăng.
Những lưu ý cách làm đèn Trung Thu đơn giản cho bé
Làm đèn Trung Thu đơn giản cho bé là một hoạt động thú vị và giúp tăng cường tình cảm gia đình. Dưới đây là các lưu ý quan trọng:
- Chọn mẫu đèn đơn giản: Hãy chọn một mẫu đèn dễ làm, không quá phức tạp và không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt. Điều này giúp bé cảm thấy tự tin và thú vị trong quá trình làm đèn.
- Đảm bảo an toàn cho bé: Luôn đảm bảo rằng mẫu đèn bạn chọn là an toàn cho bé. Tránh sử dụng các nguyên liệu hoặc dụng cụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ như kim loại sắc nhọn, hoá chất độc hại hoặc nến thường.
- Tham khảo kỹ hướng dẫn: Tìm hướng dẫn cụ thể và chi tiết trước khi bắt đầu làm đèn. Điều này giúp bạn hiểu rõ quy trình và dễ dàng hướng dẫn bé khi họ tham gia.
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ: Trước khi bắt đầu, đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết như giấy màu, bút màu, dây thừng, băng dính, khung đèn, và đèn LED. Điều này giúp tránh tình huống phải tạm dừng quá trình làm đèn để tìm nguyên liệu.
- Kết hợp thực hiện với bé: Để tạo sự gắn kết, hãy tham gia cùng bé trong quá trình làm đèn. Hãy hỗ trợ họ khi cần và khuyến khích họ thể hiện sự sáng tạo của mình. Việc làm này sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và tăng cường mối quan hệ gia đình.
Nhớ rằng mục tiêu chính trong việc làm đèn Trung Thu cho bé là để họ có trải nghiệm thú vị và thể hiện sự sáng tạo của mình, vì vậy hãy tạo một môi trường vui vẻ và an toàn cho bé yêu ba mẹ nhé!
Hướng dẫn các cách làm đèn Trung Thu đêm trăng rằm đơn giản nhất
Dưới đây là 10+ cách làm đèn Trung Thu đơn giản nhất có thể làm tại nhà bằng những nguyên liệu dễ tìm và cũng không mất quá nhiều thời gian mà bạn có thể tham khảo:
1. Hướng dẫn cách làm đèn kéo quân
Dụng cụ: 3 - 4 tờ bìa giấy cứng, dày; 6 - 7 tờ bìa màu hoặc trắng cỡ A4; Compa; Dao cắt giấy; Kéo; Keo dán; Thước.
Cách làm:
Bước 1: Dùng tờ bìa cứng cắt hình bát giác như trên, mỗi cạnh 9.5cm để làm nóc lồng đèn.
Bước 2: Dùng thêm một tờ bìa cứng còn lại làm giá để nến, cạnh 9.5cm tương tự. Dùng compa chấm một tâm ở giữa, cách đều mỗi hình tam giác phải bỏ đi là 1.5cm.
Bước 3: Dùng tờ bìa màu trắng A4 cắt chiều rộng thành 9.5 cm. Như vậy, mỗi tờ A4 là được 2 vách. Bạn cứ cắt cho đến khi có được 8 vách, có thể lựa chọn màu sắc tùy ý. Sau đó, bạn khoét phần giữa vách vừa cách ra.
Bước 4: Lấy tờ bìa trắng, bạn đo đạc kích thước sao cho vừa khít với cửa sổ mà bạn đã khoét trước đó, xong lấy hồ dán lại thành vách có ô cửa sổ trắng. Làm tượng tự cho hết cả 8 miếng.
Bước 5: Với mỗi vách bạn vừa làm xong, bạn gập mỗi đầu và cuối vào khoảng 1cm. Bạn làm tương tự như vậy với những miếng vách còn lại.
Bước 6: Lấy keo dán, dán phần gập 1cm bạn vừa gập vào nắp của lồng đèn, mỗi vách bạn dán vào một cạnh của nắp.
Lấy đầu còn lại của vách, bạn dán vào phần bìa cứng để giá nến. Lúc này, bạn sẽ có được phần nào hình thù của lồng đèn kéo quân rồi đấy.
Bạn cắt các thanh để cố định các vách với nhau bên trong lồng đèn, có chiều rộng khoảng 2-3 cm, chiều dài thì bạn cứ đo cho vừa với chiều dài của lồng đèn.
Bước 7: Làm cánh quạt bằng cách lấy một tờ giấy trắng, đo bằng compa và cắt thành một hình tròn nhỏ hơn kích thước của lồng đèn. Dùng bút chì chia hình tròn thành những miếng bánh tam giác nhỏ, đều nhau khoảng 8-16 hình tam giác, sau đó lấy dao cắt giấy rọc theo các đường kẻ của bút chì.
Bạn nhớ chừa ra một khoảng cách tâm 1cm bạn nhé. Xong, bạn gập đầu mỗi cánh quạt và khoảng 0.5cm như hình.
Dùng tiếp một miếng bìa cứng, cắt hình tròn có đường kính nhỏ bằng đường kính hình tròn của cánh quạt đã gập đầu vào 0.5cm. Sau đó bạn khoét đi 4 hình tam giác, sao cho đặt vừa vào cánh quạt và dán cố định tâm cánh quạt với tâm hình tròn bạn vừa cắt.
Tiếp tục bạn dán một phần nhỏ đoạn bạn gập 0.5 cm vào thanh của hình tròn như hình. Cứ như vậy, dán đủ hết những cách quạt mà bạn có.
Bước 8: Khi dán xong cánh quạt bạn có hình dạng như thế này, sau đó đục một lỗ ở ngay tâm cánh quạt. Dùng một thanh trục có bánh răng để cố định quạt lại, khi quay quạt sẽ không bị lắc.
Bước 9: Dùng băng keo và dán những hình thú tùy ý bạn chọn vào như hình.
Bước 10: Lấy một thanh sắt quấn thành như hình, đục 2 lỗ ở 2 bên mép của nắp lồng đèn và gắn thanh sắt vào. Thanh sắt này có tác dụng dùng để giữ cho trục quay. Nếu như muốn đốt nến thì bạn lấy cánh quạt ra và để 2 cây nến lên 2 bên sao cho cân và đối xứng bạn nhé.
Vậy là bạn đã có thành quả tự làm lồng đèn kéo quân rồi đấy.
2. Cách làm đèn Trung Thu bằng giấy A4
Dụng cụ: Giấy bìa cứng nhiều màu; 1 chiếc bút; 1 thước kẻ; 1 hộp hồ dán; 1 cuộn băng dính trong; 1 đoạn dây len.
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
Bước 2: Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
Bước 3: Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
Bước 4: Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
Bước 5: Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên là chúng ta đã hoàn thành cách làm đèn Trung Thu bằng giấy A4 rồi nhé.
3. Cách làm đèn Trung Thu đơn giản cho bé bằng giấy màu
Đây là một trong những cách làm đèn Trung Thu cho bé đơn giản nhất. Đèn Trung Thu làm bằng giấy màu có dụng cụ và nguyên liệu dễ kiếm, cách làm nhanh và dễ dàng.
Dụng cụ: Đối với cách làm đèn lồng bằng giấy thì đầu tiên cần 7 tờ bìa giấy màu tùy chọn; compa; keo dán; kéo; thước kẻ.
Cách làm:
Bước 1: Cắt 16 hình tròn nhiều màu có đường kính 8cm, gấp đôi chúng lại.
Bước 2: Cắt tiếp 1 hình chữ nhật có chiều dài 17,5 x 10cm, kẻ những vạch nhỏ cách đều nhau 1cm.
Bước 3: Dán những cạnh của hình tròn đã gấp vào những chỗ mà bạn đã vạch, cách phần đầu và đáy 1cm.
Bước 4: Dùng một tờ giấy màu khác cắt 1 hình chữ nhật 16 x 8cm. Cắt thành những sợi tua rua, chừa phần đầu không cắt khoảng 1cm.
Bước 5: Dán 2 cạnh chiều rộng hình chữ nhật đã dán những hình tròn lại. Dán miếng tua rua vào đáy của lồng đèn.
Bước 6: Cắt 2 mảnh giấy 16 x 1 (cm), dán vào đầu, đáy cho lồng đèn và một mảnh giấy dài 12 x 1 (cm) làm quai xách cho lồng đèn.
4. Cách làm đèn Trung Thu bằng chai nhựa
Bằng dụng cụ là những chai nhựa, chúng ta có thể làm được rất nhiều mẫu đèn Trung Thu bằng chai nhựa đẹp mắt. Mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 cách khá đơn giản và dễ làm với mẫu đèn Trung Thu hình con heo bằng chai nhựa tái chế để các bạn tham khảo nhé!
Dụng cụ: Sơn hoặc phun màu hồng (có sẵn các màu khác nếu muốn); Cọ vẽ; Dây dù treo đèn; Que làm cán; Dao, kéo; Máy gắn keo nhựa; Nến nhỏ hoặc đèn pin nhỏ; 1 giờ giấy bìa hồng; 1 chai nhựa.
Cách làm:
Bước 1: Dùng bút và thước kẻ để vẽ hình chữ nhật trên thân chai. Dùng dao nhựa cắt bỏ hình chữ nhật vừa vẽ và rửa lại chai nhựa. Xịt toàn bộ chai với màu sắc của con vật bạn muốn làm.
Bước 2: Cắt bìa cứng thành hai chiếc tai hình tam giác. Một vòng tròn xoắn cho đuôi và một cho mũi. Khi cắt, nên vẽ lại bằng thước dây và bút dạ. Nhờ vậy, tai heo được dẹp, đuôi và mũi trông đẹp mắt hơn.
Bước 3: Vẽ vị trí của đuôi, mũi và tai của heo bằng bút đen. Dùng máy hàn nhựa gắn mũi, tai và đuôi vào thân chai. Lấy đinh bấm lỗ để nối dây treo.
Bước 4: Gắn cây nến vào bên trong lồng đèn và nối dây dù vào lỗ vừa làm. Buộc dây bằng que nhựa.
5. Cách làm đèn Trung Thu bằng ống hút
Dụng cụ: Ống hút 2 màu; Thước kẻ, dây thép loại nhỏ, keo, súng bắn keo, kéo,…
Cách làm:
Bước 1: Cắt ống hút thành những đoạn dài 10cm. Xếp 3 ống hút màu khác nhau thành hình tam giác và dùng súng bắn keo để dán các góc lại với nhau.
Bước 2: Gắn 3 đoạn ống hút vào trong hình tam giác. Làm tương tự để có được 10 hình tam giác.
Bước 3: Dùng một đoạn thép nhỏ, nối các hình tam giác lại với nhau, tạo hình thanh ngôi sao 5 cánh, làm tương tự với 5 cánh còn lại.
Bước 4: Dùng súng bắn keo, dán phần chóp nhọn của hai hình ngôi sao lại với nhau. Gắn 4 đoạn ống hút nhỏ vào giữa hai hình ngôi sao để tạo độ phồng cho lồng đèn.
Bước 5: Gắn dây vào phần đỉnh, trang trí thêm tùy ý.
Cách làm đèn Trung Thu bằng ống hút này rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian phải không mọi người? Thế nên Trung Thu này nhất định phải làm 1 em này cho ngày lễ thêm đặc sắc hơn nhé!
6. Cách làm đèn Trung Thu bằng vỏ bia
Dụng cụ: Vỏ lon bia (hoặc vỏ lon nước ngọt…); Thước, kéo, dao trổ.
Cách làm:
Bước 1: Dùng thước đo và kẻ những đường sọc dài bằng chiều dài của vỏ lon. Sau đó dùng kéo để tạo nét, vẽ các đường kẻ sọc đều nhau cho tới khi hết bề ngang của vỏ lon.
Bước 2: Tiếp theo, các bạn dùng dao dọc giấy và trổ đều theo những đường kẻ ở trên. Hoặc các bạn có thể sử dụng kéo để cắt, tuy nhiên nên chú ý để cách 2 đầu vỏ lon một đoạn để đèn lồng được cứng.
Bước 3: Dùng tay ấn nhẹ vào đầu vỏ lon mục đích để những đường kẻ ở lon được phình ra và tạo thành những đường cong có dạng đèn lồng.
Bước 4: Tiến hành phủ một lớp sơn để chiếc đèn lồng được đẹp mắt và lung linh hơn khi thắp đèn.
Cách làm đèn lồng bằng lon bia cũng khá đơn giản nhưng công đoạn thực hiện lại thường nguy hiểm vì khiến cho các bạn dễ đứt tay. Bởi vỏ lon khi cắt ra thường mỏng và sắc nên chúng ta nếu sử dụng để làm đèn lồng thì nên chú ý cẩn thận nhé!
7. Cách làm đèn Trung Thu bằng hộp sữa
Dụng cụ: Lon sữa; Dây đồng; Nến; Đinh, búa, kìm; Bút dạ; Hộp sơn nhỏ, chổi quét sơn; Giấy scan; Bật lửa; Cát; Nước; Dây kẽm
Cách làm:
Bước 1: Phác thảo các hình ảnh tùy thích lên thân lon sữa hoặc dùng scan để scan lại hình ảnh bạn thích rồi đặt cố định lên thân lon sữa.
Bước 2: Tiến hành đục lỗ theo các hình bạn đã chọn trên thân lon, khoảng cách giữa các lỗ khoảng 0.3 - 0.5 cm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đục thêm 2 lỗ nhỏ đối diện nhau ở gần miệng lon để làm dây treo nhé!
Bước 3: Đổ hết cát ra ngoài rồi tô vẽ cho chiếc lồng đèn theo ý thích.
Bước 4: Luồn dây kẽm qua hai lỗ gần miệng lon đã đục sẵn sao cho chắc chắn và cân xứng là đã có thể hoàn thành cách làm đèn Trung Thu bằng hộp sữa rồi đó các bạn
Và đây là hình ảnh sau khi hoàn thiện, rất đẹp và lung linh đó các bạn.
8. Cách làm đèn Trung Thu truyền thống
Dụng cụ: Thanh tre/nứa vót nhẵn; Keo 502; Túi bóng kính nhiều màu; Giấy màu; Dây thép.
Cách làm:
Bước 1: Dùng keo 502 cố định các thanh tre/nứa lại với nhau. Sau đó hãy dùng dây thép mềm để cố định một lần nữa cho chắc chắn 100%. Khi đã có 2 hình ngôi sao tương tự nhau thì bạn hãy buộc 2 hình ngôi sao này thành một.
Bước 2: Sử dụng một thanh tre hoặc thanh nứa chắc chắn, có độ cao vừa phải và đặt giữa 2 ngôi sao để tạo độ phồng cho đèn. Bạn lưu ý là sử dụng nhiều thanh chống ở các góc để đèn Trung Thu đảm bảo chắc chắn.
Bước 3: Dùng keo cố định các thanh chống, để chúng không bị trượt khi trẻ vui đùa.
Bước 4: Dùng túi bóng kính phủ lên trên khung đèn, bước này cần cẩn thận để mặt kính không bị nhăn các bạn nhé.
Bước 5: Cuối cùng là dùng giấy màu cắt thành những dải tua rua để trang trí thêm cho đèn thêm sinh động. Dùng dây thép để tạo móc treo hoặc làm thêm cán cầm tùy theo sở thích là hoàn thành.
9. Cách làm đèn Trung Thu bằng tre/gỗ
Dụng cụ: Nhiều que tre/gỗ cùng kích thước (có thể sử dụng que kem); Keo nến và keo 502; Dây thép mềm; Nến tròn; Đồ trang trí tùy thích; 1 miếng gỗ mỏng hoặc bìa cứng.
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên hãy đặt một miếng gỗ mỏng hoặc bìa cứng mà bạn đã chuẩn bị để làm đế đèn (tùy vào hình dáng của đèn Trung Thu mà đế cũng sẽ có hình đó).
Bước 2: Tiếp theo là dùng keo dán lần lượt các lớp gỗ tới độ cao mà bạn mong muốn. Dùng dây mềm để làm quai đèn.
Bước 3: Trang trí thêm các họa tiết để chiếc đèn Trung Thu handmade của mình thôi nổi bật bạn nhé. Có thể dùng sơn màu, giấy dán hoặc các loại hoa lá trang trí theo sở thích.
Bước 4: Đặt nến tròn lên đế đèn, vậy là bạn đã có một chiếc đèn Trung Thu vô cùng độc đáo cho mình rồi.
10. Cách làm đèn Trung Thu hình con cá bằng lõi giấy vệ sinh
Dụng cụ: Lõi giấy vệ sinh; Giấy màu, càng nhiều màu càng tốt (hoặc bố mẹ có thể cùng con tô màu giấy trắng theo sở thích); Kéo; Keo dính.
Cách làm:
Bước 1: Cắt giấy màu thành nhiều hình tròn hoặc bán tròn có bán kính khoảng 1,5cm.
Bước 2: Dán chồng từng lớp lên trên, xếp sao để k bị lặp màu và dính đè 50% lên lớp cũ cho ra hình vảy cá.
Bước 3: Dùng 1 hình tròn bằng giấy trắng và hình tròn đen nhỏ hơn làm mắt cá cho 2 bên.
Bước 4: Cắt giấy thành những sợi tua rua làm đuôi cá. Và thành quả của chúng ta là đàn cá nhiều màu sắc rực rỡ.
11. Cách làm đèn Trung Thu hình tròn
Lồng đèn tròn không chỉ thường xuất hiện trong lễ hội Trung Thu mà còn được sử dụng để trang trí trong nhiều dịp khác. Đây là biểu tượng của mặt trăng vào ngày rằm, với hình dáng tròn và sự sáng rực rỡ. Nó thể hiện sự tôn vinh đối với vẻ đẹp tự nhiên và lòng biết ơn đối với thiên nhiên đã mang lại một mùa màng bội thu phong phú.
Để làm lồng đèn tròn, bạn chỉ cần sử dụng các nguyên liệu đơn giản như giấy màu, bìa cứng, kim chỉ, và keo dán. Bạn chỉ cần sử dụng tay khéo léo để cắt, dán, và gấp giấy lại với nhau, sau đó cố định bằng chỉ, và bạn sẽ có một chiếc lồng đèn tròn để tham gia vào lễ hội Trung Thu một cách dễ dàng!
Ba mẹ cũng có thể tìm mua nhiều mẫu đèn Trung Thu, đèn ông sao đẹp tại đây nhé!
Trên Shopee:
Trên Lazada:
Ba mẹ cũng có thể chọn mua thêm bánh trung thu cho bé ở đây nhé!
Xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn cách làm mặt nạ Trung Thu đơn giản ngay tại nhà
- Nguyên liệu làm bánh Trung Thu và những dụng cụ không thể thiếu
Mong rằng mùa Trung Thu này bạn có thể dành nhiều thời gian bên gia đình, người thân, cùng nhau làm nên những chiếc đèn Trung Thu ý nghĩa với 10+ cách làm đèn Trung Thu đơn giản tại nhà mà Chanh Tươi Review đã vừa chia sẻ nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.