Hướng dẫn cách nặn mụn bọc không để lại sẹo thâm, an toàn

Dụng cụ sạch khuẩn và thao tác đúng kỹ thuật là 2 yếu tố quan trọng khi nặn mụn bọc.

Thảo Una , Thúy Nga 19 tháng 09, 2024 - 08:14 (GMT +07)   Hướng dẫn cách nặn mụn bọc không để lại sẹo thâm, an toàn

Mụn bọc là một trong những loại mụn khó chịu nhất, gây đau đớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về cách nặn mụn bọc an toàn và hiệu quả!

Mụn bọc là một loại mụn viêm sâu dưới da, thường gây đau và có kích thước lớn hơn các loại mụn thông thường. Không phải lúc nào cũng nên nặn mụn bọc.

NÊN CÂN NHẮC KỸ TRƯỚC KHI NẶN MỤN

  • Nên nặn: Khi mụn đã chín, có đầu trắng và mủ, việc nặn nhẹ nhàng có thể giúp đẩy nhân mụn ra ngoài, làm giảm viêm và rút ngắn thời gian lành thương.
  • Không nên nặn: Với mụn bọc chưa chín, mụn ẩn sâu dưới da, việc nặn sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, dễ gây sẹo và lây lan sang các vùng da khác.

>>> Xem ngay bài viết: Mụn bọc là gì? Có nên nặn mụn bọc không?

Cách nặn mụn bọc không để lại sẹo, an toàn

Lưu ý: Việc nặn mụn tại nhà chỉ nên áp dụng cho những trường hợp mụn đã chín và bạn có kinh nghiệm. Nếu không chắc chắn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.

Chanh Tươi Review sẽ hướng dẫn cách nặn mụn khoa học, hạn chế tối đa tổn thương da như sau:

Vệ sinh da, tay và dụng cụ

cách nặn mụn bọc 1
Vệ sinh sạch dụng cụ nặn mụn

Trước khi bắt đầu, bạn cần làm sạch da qua hai bước: tẩy trang kỹ lưỡng và rửa mặt bằng sữa rửa phù hợp để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và lớp trang điểm còn sót lại.

Chuẩn bị dụng cụ: Khăn sạch, Nước ấm, Cồn sát trùng, Kim tiệt trùng hoặc que nặn mụn chuyên dụng, Gạc vô trùng

Hãy vệ sinh tay và dụng cụ nặn bằng dung dịch sát khuẩn. Bạn nên rửa tay kỹ với xà phòng, sau đó lau khô bằng cồn. Dụng cụ nặn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng cồn hoặc oxy già để khử trùng.

Xông mặt

Xông hơi vùng da mặt trong vài phút giúp lỗ chân lông mở rộng, làm da thông thoáng và giúp quá trình lấy mụn dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng nước nóng hoặc thêm các loại thảo dược như tía tô, sả, và một chút muối vào nước để tăng cường hiệu quả.

Cách nặn mụn bọc nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật

cách nặn mụn bọc 2
Hướng dẫn nặn mụn bọc an toàn

Để nặn mụn đúng cách, bạn cần tuân thủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Chỉ nên nặn những nốt mụn đã chín và có đầu nhân rõ ràng.
  • Bước 2: Sử dụng găng tay y tế hoặc tăm bông để đảm bảo vệ sinh khi nặn.
  • Bước 3: Dùng dụng cụ nhẹ nhàng chạm vào miệng mụn, tạo một vết hở nhỏ để nhân mụn thoát ra. Tránh dùng lực mạnh hoặc chọc sâu vào da vì có thể gây chảy máu và để lại sẹo.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng ấn từ nhiều hướng bằng tay hoặc tăm bông để đẩy nhân mụn ra. Chỉ ấn trong 1-2 giây mỗi lần, sau đó thay đổi hướng để hạn chế tổn thương da.
  • Bước 5: Khi nhân mụn đã xuất hiện, cố gắng lấy hết phần chân mụn. Nếu còn sót lại, mụn sẽ dễ tái phát.
  • Bước 6: Sau khi nhân mụn được lấy ra, tiếp tục nặn cho đến khi máu độc (màu đỏ sẫm) chảy hết để mụn lành hoàn toàn.
  • Bước 7: Nếu cảm thấy đau khi nặn nhưng không có nhân mụn, chỉ có dịch trắng hoặc hồng, điều này cho thấy mụn chưa chín. Hãy ngưng ngay để tránh tổn thương da.

Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi áp dụng cách nặn mụn bọc trên, bạn hãy nhớ:

Sát khuẩn vùng da vừa nặn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch kháng khuẩn. Bạn cũng có thể đắp mặt nạ làm dịu da để giảm viêm và giúp da nhanh phục hồi.

Trong 24 giờ đầu, tránh sử dụng mỹ phẩm để ngăn kích ứng. Những ngày tiếp theo, hãy bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và khói bụi. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa AHA, BHA, hoặc retinol lên vùng da vừa nặn mụn, và cũng không nên thoa kem chống nắng nếu vết thương chưa liền hẳn.

Khi da đã lành, không còn sưng đỏ hay đau nhức, bạn có thể bắt đầu sử dụng sản phẩm trị thâm, phục hồi.

Đặc biệt, sau khi nặn mụn, việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Tránh để da tiếp xúc với tia UV để hạn chế tình trạng sạm đen, thâm nám sau mụn.

>>> Gợi ý sản phẩm sau khi nặn mụn:

Cách nặn một số loại mụn bọc cụ thể

Mụn bọc cũng có thể ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ như mụn bọc mủ, mụn bọc không đầu. Vì thế, cách xử lý cũng sẽ khác nhau:

Cách nặn mụn bọc không đầu

Mụn bọc không đầu thường là mụn viêm sâu, không có lỗ thoát mủ và dễ bị đau khi chạm vào. Với loại mụn này, bạn không nên cố nặn. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để hỗ trợ quá trình "chín" của mụn:

  • Chườm nóng: Sử dụng một chiếc khăn ấm, áp lên vùng mụn trong 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày. Nhiệt độ từ khăn sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, làm mụn nhanh chín hơn.
  • Sử dụng sản phẩm trị mụn chứa Benzoyl Peroxide hoặc Salicylic Acid: Các sản phẩm này giúp giảm viêm, làm khô mụn và hỗ trợ quá trình đẩy nhân mụn lên bề mặt da.
  • Chỉ khi mụn bọc đã có đầu trắng hoặc mụn sắp chín, bạn mới nên nặn.
  • Cách nặn tương tượng như hướng dẫn trên.

Cách nặn mụn bọc mủ

cách nặn mụn bọc 3
Cách nặn mụn mủ

Mụn bọc có mủ là dạng mụn bọc đã chín với đầu trắng rõ rệt. Tuy nhiên bạn chỉ được nặn mụn mủ này khi cồi trắng đã gom lại và không còn đau nữa. Khi nặn mụn bọc mủ, cần chú ý các bước sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ sạch sẽ: Khử trùng tay, dụng cụ nặn và bông gòn.
  • Làm sạch da kỹ lưỡng: Sử dụng sữa rửa mặt và xông hơi để lỗ chân lông mở rộng.
  • Nặn đúng cách: Dùng tay hoặc dụng cụ đã được khử trùng ấn nhẹ hai bên mụn. Khi mủ và nhân mụn đã thoát ra ngoài, hãy ngừng nặn ngay.
  • Sát khuẩn sau khi nặn: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da và bôi thuốc kháng khuẩn để tránh viêm nhiễm.

Lưu ý quan trọng khi nặn mụn bọc tại nhà

Khi nặn mụn tại nhà, để tránh sẹo thâm, thậm chí khiến mụn nặng hơn. Bạn lưu ý những điều sau:

  • Nếu trong quá trình nặn, bạn cảm thấy đau và thấy dịch trắng hoặc hồng trào ra mà không có nhân mụn, hãy dừng ngay. Điều này cho thấy nốt mụn chưa sẵn sàng để được nặn. Khi gặp trường hợp này, hãy ngừng việc nặn mụn ngay lập tức và đến gặp bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ da để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh nhiễm khuẩn, lây lan hoặc để lại sẹo.
  • Không tự ý nặn mụn: Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể tự ý nặn mụn ở những vị trí nguy hiểm như vùng chữ T, vùng quanh miệng, có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.
  • Không nặn mụn quá nhiều lần: Việc nặn mụn quá nhiều lần có thể làm tổn thương da, gây sẹo và làm da trở nên nhạy cảm hơn
  • Không chạm tay lên mặt: Vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào vết thương hở, gây viêm nhiễm.

Những rủi ro có thể xảy ra khi nặn mụn bọc

Một số rủi ro có thể xảy ra khi nặn mụn, bạn cần cân nhắc chọn đúng thời điểm nặn:

  • Sẹo mụn: Việc tạo áp lực khi nặn có thể làm tổn thương lớp da sâu bên dưới, gây ra sẹo.
  • Tăng sắc tố da: Nặn mụn có thể dẫn đến viêm nhiễm, từ đó gây ra tình trạng tăng sắc tố hoặc da bị đổi màu so với các vùng xung quanh.
  • Nhiễm trùng: Nặn mụn bọc tạo ra vết thương hở, là cơ hội để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khi nhiễm trùng, vùng da mụn có thể đỏ, nóng rát khi chạm vào và đôi khi chảy mủ.
  • Mụn bọc trở nên trầm trọng hơn: Nếu nặn mụn không đúng cách và không chăm sóc da sau khi nặn kỹ lưỡng, mụn có thể bị viêm nặng hơn, lan sang các vùng da khác, sưng đỏ, đau đớn và nhiều dịch mủ hơn.

Mặc dù có thể mang lại kết quả nhanh chóng, nhưng nặn mụn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không thực hiện đúng cách. Khi nặn mụn, bạn cần đảm bảo vệ sinh, nhẹ nhàng và chỉ nặn khi mụn đã chín. Nếu không tự tin nặn mụn tại nhà, tốt nhất bạn nên tìm đến các chuyên gia da liễu để được hỗ trợ. Mong rằng bài viết về cách nặn mụn bọc này đã hữu ích với bạn!

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una
thuynga
Tác giả: Thúy Nga
Biên tập viên
Với kiến thức chuyên môn về Ảnh Báo chí, Thúy Nga mong muốn mang đến cho độc giả những bài viết mỹ phẩm, làm đẹp, thời trang... chất lượng, hữu ích và chân thật.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thúy Nga

Thông báo