Con gái tới tháng nên làm gì để giảm đau và bớt mệt mỏi
Con gái tới tháng nên làm gì? Kinh nguyệt là cơ chế sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Từ khi dậy thì, hầu như tháng nào chị em cũng phải trải qua 4-7 ngày kinh. Khi đến tháng cơ thể rất khó chịu và nhạy cảm đặc biệt là thường bị đau bụng kinh. Để giảm tình trạng này tối đa, chị em cần phải làm gì? Hãy tham khảo bài viết này ngay nhé!
1. Vì sao chị em bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh?
Chu kỳ kinh là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình xảy ra tự nhiên, định kỳ hàng tháng, khi cơ thể phụ nữ chuẩn bị cho việc thụ thai. Lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung phụ nữ hình thành niêm mạc mô máu, chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng.
Nếu được thụ tinh, trứng phát triển thành thai nhi. Nếu thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ thường kéo dài 4-7 ngày.
Khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra, chị em thường bị đau bụng dưới, đau lưng và phía đùi trên. Mọi người thường gọi là đau bụng khi hành kinh.
Khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết thì sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kinh. Prostaglandin là thành phần gây ra cơn đau, đồng thời giúp tử cung co lại.
Tuỳ theo thể trạng mỗi người, cơn đau bụng có thể nặng hoặc nhẹ. Nguyên nhân là do quá trình hành kinh cơ thể tiết ra nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau. Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm một số chị em phụ nữ đau nhiều hơn.
Vì sao chị em bị đau bụng ngày đèn đỏ?
Nguyên nhân chính khiến chị em bị đau bụng kinh là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp còn do nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
Thay đổi nội tiết tố:
Đến kỳ kinh, cơ thể tiết ra nhiều hormone prostaglandin, tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Các cơn đau là do hormone này, đi kèm với tình trạng tiêu chảy, buồn nôn. Sau vài ngày, niêm mạc tử cung bong hết, prostaglandin giảm xuống thì cơn đau bụng cũng giảm.
Do vòng tránh thai:
Nhiều chị em đặt vòng tránh thai để trứng sau khi được thụ tinh không thể bám vào tử cung để phát triển. Dụng cụ này có thể là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kéo dài đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên.
Nếu sau khi đặt vòng tránh thai, tình trạng đau bụng kéo dài, chu kỳ kinh không đều, chảy máu bất thường hoặc dịch âm đạo có mùi hôi, bị đau khi quan hệ, chị em nên đến cơ sở y tế để kiểm tra nhé!
Do bệnh lý: Có một số bệnh lý khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn:
- Lạc nội mạc tử cung: Khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng, mô lót trong khung chậu.
- U xơ tử cung: Xuất hiện khối u xơ gây áp lực cho tử cung, gây đau khi ra kinh nguyệt.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt: Khiến thay đổi nội tiết tế trước kỳ kinh nguyệt 1 - 2 tuần, cơn đau bụng kinh cũng kéo dài và nghiêm trọng hơn.
- Hẹp cổ tử cung: khi cổ tử cung có kích thước quá nhỏ, làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp lực tử cung và gây đau bụng.
- Viêm vùng chậu: tình trạng nhiễm trùng thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục xâm nhập gây ra.
Do chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng không lành cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn. Trước chu kỳ kinh hoặc trong chu kỳ kinh, chị em cần hạn chế những nhóm thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm mặn như khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp,… khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn và gây ra tình trạng đầy hơi, đau bụng.
- Nước uống có chứa caffeine: Chất này làm tăng tình trạng đầy hơi, kích thích tử cung khiến đau bụng kinh nặng hơn.
- Mỡ động vật: mỡ động vật, nhất là các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa khiến chị em dễ bị đầy hơi, đau vú, nổi mụn khi đến kỳ kinh. Acid arachidonic chứa nhiều trong thực phẩm này cũng khiến cơ thể tăng tiết hormone prostaglandin gây co bóp tử cung mạnh, đau bụng nặng hơn.
- Thực phẩm nhiều đường: Tiêu thụ nhiều đường dễ khiến chị em bị viêm, đau bụng khi kinh đến.
- Rượu: Rượu khiến bạn bị đau bụng tệ hơn khi tới kì kinh nguyệt do khiến cơ thể giữ nước, tăng tiết hormone prostaglandin.
3. Con gái tới tháng nên làm gì? Không nên làm gì?
Con gái tới tháng nên làm gì?
Để giảm đau bụng, cảm giác mệt mỏi, chị em có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Chườm nóng
Chị em có thể dùng đệm sưởi ấm hoặc túi chườm nóng lên vùng bụng trong những ngày chu kỳ kinh diễn ra. Cách này sẽ giúp cơ thể thư giãn cơ, giảm đau bụng kinh rất hiệu quả. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm mình trong bồn nước ấm để các cơ bụng, lưng và chân thư giãn.
Tập thể dục
Nhiều chị em bị mệt mỏi trong những ngày hành kinh, chỉ nằm một chỗ và hạn chế hoạt động. Như vậy tình trạng đau bụng kinh sẽ không thuyên giảm. Vậy con gái tới tháng nên làm gì? Lúc này, chị em nên tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi dạo hoặc thực hiện động tác căng cơ để cơ thể giải phóng hormone endorphin - thành phần được coi như thuốc giảm đau tự nhiên.
Massage
Massage bụng giúp thư giãn các cơ xương chậu cũng là biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng đau bụng, tác dụng được tăng cường nếu kết hợp với tinh dầu hoa hồng, hạnh nhân, quế hoặc đinh hương.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh. Những ngày này, chị em nên uống nước ấm để tăng lưu lượng máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, sẽ giảm tình trạng thiếu máu và oxy khiến tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn.
Lượng nước uống khuyến nghị mỗi ngày là khoảng 2,5 lít. Tuy nhiên, các loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày đã chứa khoảng 1/5 lượng nước khuyến nghị nên bạn chỉ cần uống thêm 9–12 ly nước.
Uống trà nóng
Nếu bạn chưa biết con gái tới tháng nên làm gì thì có thể uống trà nóng nhé! Các loại trà thảo mộc giúp làm ấm cơ thể, rất có hiệu quả trong giảm đau bụng ngày đèn đỏ như: trà thì là, trà hoa cúc,…
Ngủ đủ giấc
Để giảm cảm giác mệt mỏi, chị em nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, chị em hãy chú ý đến tư thế ngủ, ngủ đúng tư thế để làm giãn cơ bụng, giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn cũng là cách giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh hiệu quả.
Bổ sung sắt đầy đủ cho cơ thể
Mỗi chu kỳ kinh, cơ thể chị em mất máu nhiều, đau bụng kinh khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, mất sức sống. Hơn nữa chảy máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu, đau bụng kinh càng nghiêm trọng hơn. Vậy nên, chị em cần bổ sung đầy đủ sắt mỗi ngày để tình trạng đau bụng kinh giảm hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau bụng kinh vẫn dữ dội, không cải thiện được cơn đau, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nhanh. Tuy nhiên, chị em cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc và không lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Nên kiêng gì trong những ngày hành kinh?
Bên cạnh việc tìm hiểu con gái tới tháng nên làm gì, chị em cũng cần biết đau bụng kinh nên kiêng gì. Vì cơ thể chị em khá đặc biệt trong những ngày hành kinh, do đó không nên ăn thực phẩm gây lạnh bởi có thể làm tăng mức độ cơn đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
- Chị em cũng không nên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ và nhiều gia vị cay như ớt, hồ tiêu, đinh hương… bởi có thể làm lượng máu kinh ra quá nhiều.
- Không tắm bằng nước lạnh quá lâu để tránh trường hợp cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất chị em nên tắm bằng nước ấm, nếu sử dụng nước lạnh thì không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn.
- Ngoài ra, trong ngày “đèn đỏ” chị em không nên mặc đồ quá chặt, hãy lựa chọn trang phục thoải mái nhất, tránh gia tăng áp lực cho hệ thống mao mạch vùng kín, gây ảnh hưởng cho quá trình tuần hoàn máu, tăng ma sát âm đạo dẫn đến phù nề…
Hy vọng với bài viết này, mọi người đã biết con gái tới tháng nên làm gì để giảm đau và giảm cảm giác mệt mỏi nhé! Nếu cần tư vấn thêm hãy comment dưới bài viết này nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận