Phân biệt đào bích là gì? Đào phai là gì? Nên mua loại nào?
Đào bích và đào phai là 2 loại hoa được nhiều người chọn lựa nhất mỗi dịp tết đến xuân về? Vậy đào bích là gì? Đào phai là gì mà cây có màu hồng sẫm, cây lại có màu hồng nhạt? Cách phân biệt 2 loại hoa đào này ra sao và nên chọn mua loại nào để trưng tết? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé
Đào bích là gì? Đào phai là gì?
Đào phai và đào bích là hai loại đào phổ biến nhất trong dịp Tết Nguyên Đán bởi nó đẹp, giá cả phải chăng, hương thơm dễ chịu và dễ dàng mua được ở bất kỳ đâu. Vậy cụ thể 2 loại hoa đào này là gì?
Đào phai và đào bích đều thuộc họ cây đào Prunus persica (peach blossom), là loài cây thân gỗ nhỏ, có lá, chiều cao trung bình có thể đạt tới 10m. Hoa đào phai và hoa đào bích thường nở vào đầu mùa đông và mùa xuân. Trong đó, hoa đào phai có vẻ đẹp đầy quyến rũ với màu hoa nhạt hơn, từ hồng trắng cho đến hồng nhạt. Còn hoa đào bích có hoa màu hồng đậm thơm lừng và đầy sức sống.
Quả của cây đào phai và đào bích đều thuộc loại quả hạch có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng, thịt quả đào thường có màu vàng hoặc trắng, có mùi vị thơm thanh và nhẹ nhàng, lớp vỏ của quả đào được bao quanh bởi lông tơ mềm.
Phân biệt hoa đào phai và đào bích
Ông Trần Thanh Long, làng trồng đào Nhật Tân, Hà Nội cho biết, đào có nhiều giống, ví dụ như đào bích, đào phai, đào thế, đào cảnh...Cách phân biệt 2 loại đào phai và đào bích cũng rất đơn giản như sau:
- Đào bích là loại đào có tán rộng, hoa rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu. Hoa đào bích là hoa kép đường kính từ 3,5 cm trở lên, tỷ lệ nở hoa lên đến 95%, có màu đỏ thắm. Loại hoa này có thể chơi chậu lớn, cắt cành to cắm lọ lộc bình trưng trong phòng khách, hoặc cành nhỏ - gọi là đào dăm - để cắm trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết nên là loại hoa phổ biến được các gia đình ưu tiên mua sắm. Thời gian hoa nở kéo dài trung bình từ 15– 16 ngày.
- Đào phai là giống đào có hoa màu nhạt, phơn phớt hồng. Hoa đào phai cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và thanh. Bên cạnh đó, đào phai cũng có nhiều loại như hoa đào phai 5 cánh hoặc nhiều cánh hơn, thậm chí có giống hoa còn có 20 đến 30 cánh xếp chồng lên nhau nhìn rất to và dày. Hoa đào phai thường nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày và có tỉ lệ nở hoa cao > 90%
Một số loại hoa đào khác
Ngoài đào bích và đào phai thì hiện còn rất nhiều các loại hoa đào khác. Bạn có thể tham khảo để tìm mua nếu ưng ý nhé:
Bạch đào
Đây là giống đào rất hiếm, sắc trắng tinh khôi, thuần khiết, hiện nay còn rất ít chỉ khoảng vài gốc nên khó có thể gặp được loại hoa này vì được nhiều đại gia săn lùng với giá thuê cao ngất ngưởng lên tới cả chục triệu đồng/cây
Giống đào này cho hoa màu trắng, bông to đường kính 3,5 cm, số lượng hoa từ 18 – 20 cánh một bông, chống chịu sâu bệnh tốt.
Đào thất thốn
Đây là giống đào cổ, rất quý và hiếm trước đây chỉ dành cho vua thưởng thức nên còn được gọi với cái tên là đào tiến vua. Hoa đào thất thốn có dáng lùn, nở nhiều hoa màu đỏ rực được xếp đan xen tạo nên màu sắc cuốn hút.
Mỗi đoạn thân cây chỉ dài 7 đốt ngón tay, cây sẽ chia cành khác và mỗi thốn chỉ có 7 hoa, bông rất to dày, nhiều lớp có màu đỏ tươi, hoa mọc phân bố đều từ thân đến cành. Số lượng đào thất thốn cũng không nhiều nên tại vườn Nhật Tân loại hoa này cũng được săn đón không kém với giá từ 10 triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng/cây.
Đào má hồng
Đào má hồng hay còn có tên gọi khác là đào lông hay đào vạn trượng, đây là loại đào lai được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà Lạt với mầm của các loại hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào… Nó có tên gọi đặc biệt như vậy là vì khi chín, một phần quả đào sẽ chuyển sắc hồng phơn phớt như đôi má hồng thiếu nữ. Hoa đào má hồng là hoa kép có khoảng 25 cánh chụm lại, có mùi thơm đặc trưng và giữ được lâu.
Đào má hồng cho hoa kép với khoảng 25 cánh, đẹp hơn hẳn hoa đơn 5 cánh của đào Đà Lạt; độ bền của hoa kéo dài cả tháng. Thân đào là những cây mai anh đào hàng chục năm tuổi nên trông khá cổ, dáng thế đẹp và rất độc đáo.
Đào đá
Đào đá mọc chủ yếu trong rừng sâu, thân cây xù xì, cành to khỏe, do có các thực vật khác ký sinh nên thân cây có hình dạng rất đặc biệt. Đào đá có 5 cánh đơn rất đẹp mắt nhưng lại ít hoa hơn so với đào bích hay đào phai.
Đào rừng
Một giống đào khác nữa là từ giống đào phía bắc. Đây là loại đào ăn quả có màu hoa phớt hồng, mỗi bông hoa có 5 cánh đơn cứng cáp, mang dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn. Loại nào này hiện được nhiều người ưa chuộng, thường mang về từ các vùng Mộc Châu, Sơn La vào ngày giáp Tết. Hoa nở bền, thân đào có rêu mốc tự nhiên nên có rất đông người mua chơi tết.
Đôi nét thông tin thêm về cây hoa đào
Nguồn gốc của hoa đào
Theo giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada) cho biết cây đào có nguồn gốc hình thành khoảng 7.500 năm trước và được con người thuần hóa, lai ghép và trở thành loài cây mang ý nghĩa tốt đẹp cho đời sống con người.
Hoa đào ngày Tết lần đầu được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó được lai tạo và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,...Và dần trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.
Sự tích hoa đào ngày Tết
Xưa kia, ở phía Đông núi Sóc Sơn, cây đào đã mọc lên từ rất lâu đời. Cành lá hoa sum suê, trông to lớn rất khác thường, tạo thành bóng râm che phủ một vùng trời. Lúc này, hai vị thần tên gọi Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này.
Tại thời điểm đó, quỷ dữ bén mạng tới đây đều bị hai vị thần linh trừng phạt. Chúng sợ sự uy vũ sấm sét của hai vị đến nội sợ luôn cả cây đào. Kể từ đấy, chỉ cần nhìn thấy cây đào quý dữ, ma quái đều cao chạy xa bay.
Vào một ngày cuối năm, khi hai vị thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Lợi dụng những ngày hai vị thần vắng mặt, lũ quỷ dữ hoành hành, tác oai tác quái. Để tránh khỏi sự quấy phá của chúng, người dân đã bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Những ai không bẻ được cành đào sẽ lấy giấy hồng điều vẽ 2 vị thần linh dán trước nhà. Và sự tích hoa đào ngày Tết cũng bắt nguồn từ đó.
Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết Cổ Truyền
Hoa đào không chỉ là sắc hoa để tô điểm cho không gian ngày Tết, mà phía sau sắc hương của hoa là tầng tầng ý nghĩa được gửi gắm từ bao đời nay vào ngày Tết cổ truyền.
- Tinh hoa ngũ hành: Chính sắc độ nhẹ nhàng, tươi thắm của hoa đào đã được xem như tinh hoa ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ, điều không may và mang lại cho chúng ta một năm mới an yên, hạnh phúc.
- Biểu tượng của sinh sôi nảy nở: Sự mơn mởn, tinh tế và cùng sự sinh sôi, khoe sắc cho một năm mới đã làm chúng ta thêm hy vọng về một cuộc sống tốt lành, sẽ gặp được may mắn, mở ra một chặng đường đầy thuận lợi.
- Biểu tượng cho sự hòa thuận, gắn kết: Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa gắn kết và chung thủy bởi Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: "không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng".
- Biểu tượng của sự thịnh vượng: Sắc hồng được xem là màu sắc may mắn, luôn mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp, mang đến những điều thịnh vượng, hạnh phúc, sự an yên, ấm áp trong một năm mới.
Vào mỗi dịp tết đến hoa đào được lựa chọn phổ biến tại miền Bắc với mong muốn cả năm vượng khí, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Trên đây là các thông tin về các giống đào trên thị trường cũng như giúp bạn phân biệt hoa đào bích là gì, hoa đào phai là gì. Chúc các bạn chọn được cành đào đón tết ưng ý.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.