Hóa vàng ngày nào đẹp, giờ nào tốt Tết Ất Tỵ năm 2025

Quỳnh Trang 28 tháng 11, 2024 - 11:04 (GMT +07)   Hóa vàng ngày nào đẹp, giờ nào tốt Tết Ất Tỵ năm 2025

Hóa vàng ngày nào đẹp năm Ất Tỵ 2025 là điều mà nhiều người quan tâm. Trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán, ngoài lễ cúng giao thừa, cúng 3 ngày Tết, thì lễ hóa vàng cũng được các gia đình chú trọng tiến hành. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về ngày giờ đẹp hóa vàng năm 2025 để có một năm may mắn, làm ăn thuận lợi, hanh thông.

Hóa vàng ngày nào đẹp Tết Ất Tỵ 2025

Theo tư liệu được tham khảo từ sách "Văn khấn nôm" của Thượng toạ Thích Viên Thành do Nhà xuất bản Thanh Hoá phát hành và "Văn khấn cổ truyền của người Việt" - Nhà xuất bản Hồng Đức, hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ, theo dân gian đây là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.

Theo chuyên gia phong thủy, nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào cụ thể. Các gia đình có thể hóa vàng từ mùng 3 Tết trở ra, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp mệnh với chủ nhà. 

Trong năm 2025 (Tết Ất Tỵ), các gia đình có thể chọn những ngày đẹp để hóa vàng như sau:

  • Mùng 3 Tết: Ngày truyền thống, được nhiều gia đình lựa chọn.
  • Mùng 4, 5, 7 Tết: Cũng là những ngày tốt, tùy thuộc vào sự tiện lợi của từng gia đình.
hoa-vang-ngay-nao-dep
Ngày đẹp hóa vàng Tết Giáp Thìn

Giờ đẹp hóa vàng Tết 2025

Việc chọn giờ đẹp để hóa vàng Tết Ất Tỵ cần dựa trên các yếu tố sau:

  • Tuổi gia chủ: Giờ tốt nên phù hợp với bản mệnh của gia chủ, tránh các giờ xung khắc với tuổi.
  • Hướng nhà: Mỗi hướng nhà mang năng lượng khác nhau, cần chọn giờ phù hợp để tạo sự cân bằng và hài hòa.
  • Mục đích hóa vàng: Tùy vào mong muốn như cầu tài lộc, sức khỏe, hay bình an, nên chọn giờ tương ứng. Ví dụ, cầu tài lộc nên chọn giờ thuộc hành Thổ hoặc Kim.

Tuy nhiên dưới đây sẽ là giờ đẹp hóa vàng Tết 2025 chung nhất giúp gia chủ mọi sự hanh thông:

Mùng 3 Tết:

  • Giờ Tân Mão (5h – 7h)
  • Giờ Giáp Ngọ (11h – 13h)
  • Giờ Bính Thân (15h – 17h)
  • Giờ Đinh Dậu (17h – 19h)

Mùng 4 Tết:

  • Giờ Mão (5h – 7h)
  • Giờ Ngọ (11h – 13h)
  • Giờ Thân (15h – 17h)
  • Giờ Dậu (17h – 19h)

Mùng 5 Tết:

  • Giờ Mão (5h – 7h)
  • Giờ Tỵ (9h – 11h)
  • Giờ Thân (15h – 17h)
  • Giờ Tuất (19h – 21h)

Mùng 7 Tết:

  • Giờ Dần (3h – 5h)
  • Giờ Thìn (7h – 9h)
  • Giờ Tỵ (9h – 11h)
  • Giờ Thân (15h – 17h)
  • Giờ Dậu (17h – 19h)
  • Giờ Hợi (21h – 23h)

Chuẩn bị lễ vật hóa vàng

Bạn đã có câu trả lời cho: hóa vàng ngày nào đẹp? Vậy chuẩn bị lễ vần những gì? Các gia đình khi tiến hành làm lễ hóa vàng sẽ thường chuẩn bị: 

  • Mâm ngũ quả; 
  • Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít; 
  • Hoa tươi; 
  • Hương; 
  • Trầu cau; 
  • Bánh kẹo; 
  • Rượu; 
  • Có nơi cúng 2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Mâm cỗ cúng hóa vàng hết Tết tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù làm mâm cỗ mặn hoặc chay cũng nên có đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

 le-vat-hoa-vang
Mâm cúng hóa vàng

Hóa vàng ngày nào đẹp? Cách làm lễ hóa vàng

  • Sau khi dâng mâm cúng, gia chủ tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn hóa vàng.
  • Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép thần linh và tổ tiên vàng mã đi hóa.
  • Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần trước, sau đó mới đến tổ tiên.
  • Hóa vàng phải tiến hành ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng.
  • Hóa vàng mã của  gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên, cuối cùng là phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm.
  • Khi tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vào. Theo quan niệm xưa, phải làm như vậy thì các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Lưu ý: Khi hóa không dùng que gẩy tiền vàng liên tục, vì sẽ làm rách tiền, các cụ không tiêu được.

Ý nghĩa nghi lễ hóa vàng ngày Tết

Theo phong tục tập quán của người Việt, lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà, hay còn được gọi là mâm cơm cúng gia tiên, từ ngày 30 Tết đón các cụ về ăn Tết với gia đình thì nay cũng làm mâm cơm tiễn các cụ về cõi âm.

Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng chính là tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh, tổ tiên, ông bà trong nhà và là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông.

Câu hỏi thường gặp

1. Khi hóa vàng xong thì tro đó đi đâu là tốt nhất?    

Sau khi hóa vàng coi như các cụ đã nhận được rồi, có nghĩa lễ đã hoàn thành. Chỗ tro thì nên bón cây hoặc gói lại gửi xe rác, đừng vãi ra lối đi công cộng hoặc cửa nhà hàng xóm.

2. Có nên hóa vàng lúc 12h trưa?  

Theo những thông tin về ngày giờ tốt hóa vàng đã được cung cấp phía trên, bạn có thể lựa chọn thời gian phù hợp với gia đình để hóa vàng, bao gồm cả 12h trưa.

3. Thắp hương xong bao lâu thì hóa vàng?  

Sau khi dâng hương làm lễ xong, gia chủ sẽ đốt vàng mã và hóa vàng, thụ lộc. Thời gian đợi xong lễ là 3 tuần hương, tương đương khoảng 45 đến 60 phút tùy vào từng loại hương.

Trên đây là những thông tin về nghi lễ hóa vàng dịp Tết Nguyên Đán. Chắc hẳn bạn đã biết nên chọn hóa vàng ngày nào đẹp Tết Giáp  này để mọi sự hanh thông. Chúc bạn năm mới nhiều may mắn.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo