4 Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND cực nhanh, bạn cần biết

Bài viết hướng dẫn các bạn 4 cách kiểm tra nợ xấu qua CMND

Tú Cao 18 tháng 01, 2025 - 10:07 (GMT +07)   4 Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND cực nhanh, bạn cần biết

Bạn muốn đang muốn kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD để vay vốn? Hay bạn lo lắng vì hiện nay, xảy ra tình trạng nhiều người mắc nợ xấu mặc dù họ không hề đi vay vốn. Vậy bằng cách nào để kiểm tra mình có nằm trong những trường hợp “giở khóc giở cười” đấy đây?

Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn 4 cách để xem mình có bị dính nợ xấu hay không bằng kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD nhé!

Hướng dẫn 4 cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND nhanh chóng nhất

1. Cách kiểm tra nợ xấu online bằng Website của CIC

CIC - Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia được ngân hàng Nhà nước quản lý. Đơn vị này có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ và báo cáo lịch sử tín dụng cho các ngân hàng, hay công ty tài chính khi khách hàng đã nộp đơn đăng ký tín dụng lên hệ thống ngân hàng đó.

Kiểm tra nợ xấu CIC là một cách đơn giản và dễ sử dụng nhất. Bạn chỉ cần một chiếc điện thoại hay thiết bị thông minh có kết nối internet là có thể tra cứu mọi lúc, mọi nơi, bất kể thời gian nào.

Cách kiểm tra này cũng không còn quá xa lạ và cũng đã có rất nhiều bài viết hướng dẫn trên mạng. Để mang đến thông tin cập nhật nhanh và sớm nhất sau đây là quy trình giúp bạn tra cứu khoản nợ của mình một cách nhanh nhất:

Bước 1: khách hàng truy cập vào trang thông tin chính thức của CIC TẠI ĐÂY. Tiến hành đăng nhập nếu đã có tài khoản hoặc nhấp chọn vào “Đăng ký” ở trên, phía bên phải màn hình máy vi tính.

kiểm tra nợ xấu bằng cmnd (1)
Bạn nhấp vào mục “Đăng ký”

Bước 2: Điền các thông tin theo hướng dẫn (có hai mục, chọn “cá nhân” nếu bạn đang muốn kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân

kiểm tra nợ xấu bằng cmnd (2)
Đăng ký thông tin tài khoản cá nhân

Tại màn hình chính, bạn bấm chọn “Khai thác nhu cầu vay”, tick chọn vào “cá nhân”. Sau đó, điền đầy đủ các thông tin như họ và tên, số điện thoại, số chứng minh nhân dân,... Bạn cũng cần tải lên 03 hình ảnh là mặt trước CMND, mặt sau CMND và ảnh chụp chân dung có kèm với CMND.

Bước 3: Sau khi hoàn tất thông tin theo sự gợi ý từ CIC, hệ thống sẽ gửi mã OTP về thiết bị di động để hoàn tất quá trình đăng ký.

kiem-tra-no-xau-bang-cmnd-2-1659434847
Tại đây bạn hãy nhập mã OTP được gửi về điện thoại.
Bước 3

Bước 4: Thông thường dữ liệu báo cáo sẽ mất từ 1-3 ngày làm việc. Trung tâm tín dụng sẽ gửi Mail để “xác nhận thông tin” hoặc nhân viên sẽ gọi điện để xác minh thông tin khách hàng. Sau cùng, hãy truy cập  vào mục “Khai thác báo cáo”. Các thông tin về tài khoản tín dụng sẽ được hiển thị tại đây.

kiểm tra nợ xấu bằng cmnd (3)
truy cập  vào mục “Khai thác báo cáo” để xem dữ liệu

2. Kiểm tra nợ xấu bằng CMND qua ứng dụng CIC trên điện thoại

Khách hàng cũng có thể thực hiện check CIC online bằng chiếc smartphone của mình. Cách thức này cũng rất đơn giản. Hiện tại nền tảng này đã áp dụng cho cả hai hệ điều hành android và IOS. Cách đăng ký như sau:

Bước 1: Truy cập vào kho ứng dụng trên điện thoại và gõ “CIC Credit Concert”, tải ứng dụng nằm ở kết quả hiển thị đầu tiên.

kiểm tra nợ xấu bằng cmnd-2
Bạn nhớ tải ứng dụng nằm ở kết quả hiện thị đầu tiên

Bước 2: Trong trường hợp bạn đã có sẵn tài khoản, hãy chọn “Đăng nhập”. Nếu chưa hãy “Đăng ký” ở dưới màn hình.

kiểm tra nợ xấu bằng cmnd-3
 

Bước 3: Sau khi hoàn tất thông tin theo gợi ý của app, tương tự như tra cứu nợ xấu bằng CMND trên website, sau khi xác nhận mã OTP, khách hàng cần đợi từ 1 đến 3 ngày sau sẽ có mail gửi về xác nhận.

Sau khi nhận được thông báo xác minh từ CIC khách hàng đăng nhập lại vào app và truy cập vào mục “Khai thác báo cáo”. Các thông tin về tài khoản tín dụng sẽ được hiển thị tại đây.

kiểm tra nợ xấu bằng cmnd-4
 Các thông tin về tài khoản tín dụng sẽ được hiển thị tại đây.

Khách hàng nên lưu ý con số tại đề mục “mức độ rủi ro”, so với thông tin của bảng bên dưới để kiểm tra mình có nợ dấu hay không.

3. Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng app ngân hàng

Bên cạnh 2 cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND kể trên khách hàng cũng có thể kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng các app ngân hàng. Hình thức này hiện nay khá là phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng vì app ngân hàng cung cấp rất nhiều các tiện ích.

Một số ngân hàng có cung cấp dịch vụ đăng ký vay vốn online thông qua app của mình. Đây cũng là kênh thông tin giúp khách hàng kiểm tra nợ xấu vô cùng hiệu quả.

  • Bước 1: Đăng ký vay vốn online tại app ngân hàng

  • Bước 2: Cung cấp cá thông tin cá nhân như CMND/CCCD, ảnh chụp mặt trước và sau của CMND/CCCD để ngân hàng xác minh. Bên cạnh đó, các thông tin về CMND/CCCD cũng là tiền đề để giúp các giao dịch viên kiểm tra tình trạng nợ xấu giúp bạn.

  • Bước 3: Khi đã có kết quả, nhân viên sẽ gửi mail đến mail của khách hàng hoặc qua mục thông báo của app ngân hàng.

4. Kiểm tra nợ xấu ở ngân hàng

Việc kiểm tra nợ xấu bằng CMND ở ngân hàng sẽ chi tiết hơn ở các công ty tài chính. Vì thế, bạn có thể nhờ nhân viên tín dụng ngân hàng hỗ trợ trong phần kiểm tra nợ xấu CIC khi bạn đăng ký nộp hồ sơ mở thẻ tín dụng hay vay vốn trực tiếp tại ngân hàng.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay tiền hay mở thẻ tín dụng nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin hồ sơ thông qua CMND của khách hàng. Sau đó họ sẽ tiến hành kiểm tra nợ xấu bằng CMND của khách hàng để đưa ra đánh giá trước khi phê duyệt.

Như thường lệ thì khoảng 24h là khách hàng sẽ nhận được thông báo về kết quả kiểm định hồ sơ của mình kèm kết quả nợ xấu chính xác trong thời gian là 5 năm gần nhất.

Tuy nhiên, khách hàng cũng nên lưu tâm đến vấn đề này, đó là với phương thức này khách hàng sẽ nhận được kết quả kiểm tra nợ xấu chính xác nhất nhưng có vẻ đây là phương thức tốn nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sợ và chờ báo cáo về từ nhân viên ngân hàng.

Vậy nên tùy vào độ gấp gáp và các điều kiện phù hợp khác mà khách hàng lựa chọn hình thức tra cứu, kiểm tra thuận tiện và hiệu quả nhất nhé!

Tìm hiểu những điều cần biết về nợ xấu

Nợ xấu là gì? 

Trước tiên, chúng ta sẽ đến với khái niệm “Nợ xấu là gì?"

Hiểu một cách đơn giản nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, hay là nợ quá hạn (đến thời gian thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng nhưng không thể chi trả).

Vì sao lại bị mắc nợ xấu?

Thuật ngữ này thường được dùng trong ngân hàng để ám chỉ các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn ở ngân hàng nhưng khi đến hạn thanh toán thì không đủ khả năng chi trả toàn bộ tiền vay và tiền lãi lại cho ngân hàng.

Khi mà bạn đã bị liệt vào nhóm nợ xấu theo phân loại của CIC (Credit Information Center - Đây là trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước) thì bạn sẽ khó khăn khi vay vốn trên các ngân hàng khác. Nhiều ngân hàng sẽ không thực hiện cho vay đối với các trường hợp nợ xấu này.

Ngày nay, vấn đề nợ xấu này còn có nhiều bất cập. Thực trạng cho thấy không phải cứ đi vay vốn mới có nguy cơ bị nợ xấu. Tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân ngày một nghiêm trọng.

Thậm chí, họ còn sử dụng thông tin đánh cắp đó và giao dịch tại một ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào đấy mà chúng ta không hề biết. Rồi một ngày bị liệt vào danh sách nợ xấu lúc nào không hay.

Có mấy nhóm nợ xấu?

Hiện nay nợ xấu được phân loại cụ thể trên CIC theo 5 nhóm dưới đây:

Nhóm NợĐặc ĐiểmCác Trường HợpRủi Ro
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩnNợ trong hạn và có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn. 
- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi. 
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại mục 2 Thông tư 11.
Rủi ro thấp, khả năng thu hồi nợ rất cao, không có dấu hiệu rủi ro lớn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ýNợ quá hạn đến 90 ngày, hoặc nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng không thể thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi. 
- Khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, có thể thu hồi một phần nhưng không hoàn toàn. 
- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và còn trong hạn. 
- Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2.1, 2.2 Thông tư 11.
Rủi ro trung bình, cần giám sát chặt chẽ, khả năng thu hồi có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình tài chính của người vay.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩnNợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn.- Khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, trừ khoản nợ có rủi ro cao hơn. 
- Nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn nhưng có dấu hiệu không thu hồi được nợ đúng hạn. 
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do người vay không có khả năng trả lãi đầy đủ. 
- Khoản nợ chưa thu hồi được trong 30 ngày kể từ quyết định thu hồi theo các điều khoản của Luật Các tổ chức tín dụng.
Rủi ro cao, cần có biện pháp thu hồi quyết liệt, khả năng thu hồi nợ đầy đủ rất thấp.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờNợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày.- Khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, trừ khoản nợ có rủi ro cao hơn. 
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày. 
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn. 
- Khoản nợ chưa thu hồi được trong 30 đến 60 ngày kể từ quyết định thu hồi. 
- Nợ quá hạn theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng chưa thu hồi được trong 30 đến 60 ngày.
Rủi ro rất cao, khả năng thu hồi nợ rất thấp, cần có kế hoạch thu hồi mạnh mẽ.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốnNợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. 
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên. 
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn. 
- Nợ cơ cấu lại lần thứ ba trở lên, trừ trường hợp nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn. 
- Khoản nợ chưa thu hồi được trong trên 60 ngày kể từ quyết định thu hồi. 
- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt, phong tỏa tài sản.
Rủi ro cực kỳ cao, khả năng mất vốn, rất khó thu hồi.

FAQ kiểm tra nợ xấu

1. Kiểm tra nợ xấu bằng CMND có mất phí không?

Kiểm tra nợ xấu cá nhân là một hình thức dịch vụ, và thông thường sẽ tổn một khoản chi phí. Khoản phí này còn tùy theo ngân hàng hay các đơn vị hỗ trợ tài chính mà bạn sử dụng tra cứu. Chi phí sẽ dao động từ khoảng 30.000đ đến 100.000đ cho một lần kiểm tra.

Khách hàng có thể nộp phí tại quầy giao dịch hoặc là trừ thông qua tài khoản ngân hàng.

2. Cách xóa nợ xấu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, thông tin về nợ xấu của bạn sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC sau 5 năm kể từ khi bạn hoàn tất thanh toán khoản vay. Do đó, việc thanh toán nợ nhanh chóng sẽ giúp bạn làm sạch hồ sơ tín dụng và cải thiện tình trạng nợ xấu của mình.

3. Làm sao để cải thiện điểm tín dụng?

Để nâng cao điểm tín dụng trên hệ thống CIC, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Thanh toán đúng hạn: Đảm bảo bạn thanh toán các khoản vay đúng hạn để duy trì lịch sử tín dụng tốt và nâng cao độ tin cậy.
  • Chọn khoản vay hợp lý: Đảm bảo vay số tiền không vượt quá 50% thu nhập và có kế hoạch tài chính rõ ràng để đảm bảo khả năng trả nợ.
  • Không vượt hạn mức tín dụng: Hiểu rõ hạn mức tín dụng của mình và tránh chi tiêu quá mức để không bị phạt và không làm giảm điểm tín dụng.
  • Tránh vay hộ: Không vay tiền cho người khác vì nếu họ không thanh toán đúng hạn, điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
  • Hoàn tất nợ cũ trước khi vay mới: Trả hết các khoản nợ cũ trước khi vay mới để không gây nghi ngờ về khả năng chi trả của bạn.

4. Nợ xấu có ảnh hưởng đến việc xin Visa không?

Theo Điều 21 Nghị định 136/2017/NĐ-CP, nếu bạn có nợ xấu chưa giải quyết, ngân hàng có quyền yêu cầu cấm xuất cảnh để đảm bảo nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn có tài sản thế chấp hoặc giấy ủy quyền hợp lệ, bạn vẫn có thể xin visa.

Xem thêm:

Kết luận

Kiểm tra nợ xấu là một hành động hết sức cần thiết để giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi của chính mình. Cùng với đó là tiết kiệm được thời gian cũng chi phí nếu bạn khách hàng có nhu cầu muốn vay vốn mới tại các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Mong rằng sau bài viết này quý khách hàng sẽ tìm cho mình được hình thức kiểm tra nợ xấu bằng CMND phù hợp và hiệu quả nhất nhé! Chúc quý khách hàng có một ngày tốt lành!

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
caotu
Tác giả: Tú Cao
Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân
Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng doanh nghiệp. Anh cũng là giảng viên đào tạo các khóa học về SEO từ năm 2016.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Tú Cao

Thông báo