Mụn chai có nặn được không? Khi nào nặn được mụn chai cứng?
Không nên nặn mụn chai, mà nên sử dụng các biện pháp giúp nó trồi lên, hình thành mủ và dần tự gom lại. Sau đó mới tùy theo tình trạng để quyết định nặn hay không.
Mụn chai là loại mụn “cứng đầu” ở mãi dưới da khiến nhiều người khó chịu. Vì thế, câu hỏi đặt ra là “mụn chai có nặn được không?”. Nhiều người cho rằng phải nặn thì mụn mới hết được. Tuy nhiên quan điểm này chưa đúng trong trường hợp mụn chai. Cùng tìm hiểu câu trả lời lý hơn trong bài viết nhé!
Mụn chai có nặn được không?
Nhiều người cho rằng phải nặn mụn chai thì nó mới khỏi được, không thì nó sẽ ở mãi dưới da. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Đúng là mụn chai sẽ không tự hết nếu không can thiệp, tuy nhiên mụn chai là loại mụn đã cứng lại, nhân mụn bám sâu vào da và khó lấy ra. Việc tự ý nặn mụn chai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở, gây viêm nhiễm, khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sẹo: Việc nặn mụn quá mạnh hoặc không đúng cách có thể để lại sẹo lõm, sẹo lồi hoặc thâm sạm.
- Mụn lan rộng: Vi khuẩn có thể lây lan sang các vùng da khác, khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
- Mụn chai cứng hơn: Việc nặn mụn không đúng cách có thể khiến mụn chai trở nên cứng hơn, khó điều trị hơn.
Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi “Mụn chai có nặn được không?” là “Không được nặn mụn chai vì nó nằm sâu, cố gắng lấy sẽ làm tổn thương da”.
Cách xử lý khi bị mụn chai
Vậy nếu không nặn mụn chai thì chúng ta nên làm gì để xử lý loại mụn này? Chanh Tươi Review đã có bài viết chi tiết về cách xử lý mụn chai, bạn đọc ngay nhé!
Mụn chai là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng không để lại sẹo
Mặc dù mụn chai thì không nên nặn nhưng vẫn có một số bạn đặt ra các câu hỏi "Khi nào nên nặn mụn chai? Cách nặn như thế nào?
Mụn chai khi nào nặn được?
Đúng là mụn chai thì tuyệt đối không nên nặn khi mụn vẫn còn đang trong giai đoạn chai lì dưới da, đầu mụn chưa xuất hiện, còn sưng, viêm, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, khiến nhân mụn không được xử lý triệt để.
Tuy nhiên, ở bước cuối cùng của “công cuộc” trị mụn chai thì một số trường hợp sẽ phải nặn mụn. Bởi vì trong quá trình điều trị mụn chai sẽ phải sử dụng các loại thuốc để mụn chai tự nhiên trồi lên, hình thành mủ và dần tự gom lại, ví dụ như kháng sinh (dạng bôi hoặc uống) hoặc kem chứa Adapalene kết hợp với Benzoyl Peroxide. Lúc này mụn không còn là mụn chai nữa mà là một loại mụn viêm có nhân thông thường. Khi nhân mụn được đẩy ra nó có thể tự khô và bong, hoặc cũng cần phải can thiệp nặn mụn.
Vì thế, để tránh làm tổn thương da và giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo, bạn chỉ nên nặn mụn khi nó đã chín muồi - tức là khi mụn không còn sưng, viêm, đã khô đầu và bắt đầu nhô ra khỏi bề mặt da. Nếu bạn thấy mụn đã trồi lên rõ ràng trên bề mặt da, đó là thời điểm thích hợp để tiến hành nặn và điều trị mụn.
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng
Lưu ý: Chanh Tươi Review khuyên bạn không nên tự thực hiện nặn mụn bọc chai cứng tại nhà, mà nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia da liễu để thực hiện.
Tại sao không nên nặn mụn chai tại nhà?
- Mụn chưa chín: Mụn bọc chai cứng thường chưa sẵn sàng để nặn, việc cố gắng nặn sẽ khiến nhân mụn bị đẩy sâu vào trong da, gây viêm nhiễm nặng hơn. Tìm đến bác sĩ da liễu sẽ kê đơn thuốc giúp gom cồi mụn trước khi nặn.
- Dụng cụ không đảm bảo: Dụng cụ nặn mụn không được vô trùng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
- Kỹ thuật không đúng: Việc nặn mụn đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu không thực hiện đúng cách sẽ dễ gây tổn thương da.
Vậy phải làm sao?
Tìm đến bác sĩ da liễu: Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Nếu vẫn muốn nặn tại nhà thì sao?
Trong trường hợp không có điều kiện đến bác sĩ và phải nặn mụn tại nhà bạn cần đảm bảo những điều sau và thực hiện đúng các bước. Đặc biệt phải lưu ý: Mụn chai chỉ được nặn khi nó đã được xử lý để trồi nhân lên bề mặt, gom cồi. Còn nếu chưa có đầu mụn trồi lên TUYỆT ĐỐI KHÔNG ÁP DỤNG CÁCH NẶN MỤN DƯỚI ĐÂY!
Chuẩn bị:
- Vệ sinh da mặt và tay
- Dụng cụ nặn mụn bắt buộc phải khử trùng.
- Áp dụng nặn đúng kỹ thuật.
Các bước thực hiện:
Về cơ bản, phương pháp nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da tương tự như nặn mụn thông thường, nhưng đòi hỏi sự cẩn thận hơn để tránh gây tổn thương da và ngăn ngừa sẹo. Dưới đây là các bước nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1 - Làm sạch da
- Bước 2 - Xông hơi: Hãy xông hơi trong khoảng 7 đến 10 phút, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Xông hơi cũng giúp làm sạch lỗ chân lông hiệu quả hơn. Bạn nên sử dụng nước nóng khoảng 70° đến 80°C để xông hơi và có thể thêm một vài giọt tinh dầu như oải hương, cam, bưởi, hoặc tràm trà để tạo cảm giác thư giãn.
- Bước 3 - Nặn mụn: Khi nặn mụn, hãy chuẩn bị bông gòn và quấn vào hai đầu ngón tay. Vì mụn bọc bị chai cứng khó xử lý hơn, hãy chuẩn bị thêm một cây nặn mụn đã được khử trùng bằng cồn 70°. Bạn cũng cần chuẩn bị bông gòn để lau máu và làm sạch da với nước muối sinh lý sau khi nặn mụn.
- Đầu tiên, dùng cây nặn mụn để chọc một lỗ nhỏ ở đỉnh mụn, giúp cồi mụn trồi lên.
- Sau đó, nhẹ nhàng đẩy mụn từ từ từ dưới lên trên.
- Khi cồi mụn đã trồi lên hoàn toàn, nặn nhẹ thêm để đẩy hết máu độc ra ngoài, điều này giúp giảm thâm sau mụn.
- Cuối cùng, làm sạch vùng mụn bằng bông gòn và nước muối sinh lý. Sau đó, rửa sạch tay và vệ sinh lại dụng cụ đã sử dụng.
- Bước 4 - Chăm sóc da sau nặn mụn.
>>> Xem thêm bài viết cách chăm sóc da sau nặn mụn: SAU KHI NẶN MỤN NÊN LÀM GÌ?
Tóm lại, mụn chai không nên nặn, mà cần được điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận. Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc và điều trị từ chuyên gia, bạn có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng mụn chai và bảo vệ sức khỏe làn da của mình. Hy vọng bài viết “mụn chai có nặn được không?” đã giúp ích được cho bạn.
Bình luận