Phân biệt AHA và BHA. Tác dụng và cách dùng cho mỗi loại da

AHA và BHA là hai hoạt chất thuộc nhóm Axit Hydroxy, có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và cải thiện kết cấu da.

Thảo Una , Nguyễn Thắm 18 tháng 09, 2024 - 15:00 (GMT +07)   Phân biệt AHA và BHA. Tác dụng và cách dùng cho mỗi loại da

AHA và BHA là hai thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da. Mặc dù cùng có tác dụng tẩy tế bào chết, nhưng chúng lại hoạt động theo những cơ chế khác nhau, phù hợp với từng loại da riêng biệt. Vậy đâu là sự khác biệt giữa AHA và BHA? Loại nào sẽ là lựa chọn phù hợp cho làn da của bạn? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân biệt sự khác nhau AHA và BHA

Đây là hai loại axit phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng chúng có những công dụng và cách hoạt động khác nhau. Khi biết cách lựa chọn và sử dụng đúng loại axit, bạn sẽ dễ dàng đạt được làn da mịn màng và tươi trẻ hơn.

Thành phần AHA và BHA là gì?

AHA và BHA là hai hoạt chất thuộc nhóm Axit Hydroxy, có nguồn gốc tự nhiên. Cụ thể, AHA là viết tắt của Alpha Hydroxy Acid, còn BHA là Beta Hydroxy Acid. Cả hai hoạt động bằng cách làm bong tróc các tế bào chết, giúp da loại bỏ lớp sừng khô ráp, từ đó mang lại làn da mịn màng, tươi trẻ.

aha và bha 1
Thành phần AHA và BHA

Có nhiều sản phẩm chăm sóc da hàng ngày như sữa rửa mặt, mặt nạ, toner, kem dưỡng ẩm, và sản phẩm tẩy tế bào chết chứa AHA và BHA. Tùy thuộc vào nồng độ của các hoạt chất này, chúng có thể tẩy tế bào chết ở một phần hoặc toàn bộ vùng da.

BHA và AHA có tác dụng gì?

  • Giảm viêm khi bị mụn trứng cá
  • Ngừa mụn
  • Ngăn ngừa lỗ chân lông to
  • Ngăn ngừa nếp nhăn
  • Làm đều màu da

Sự khác nhau AHA và BHA

Mặc dù cả hai đều là những hoạt chất hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết, thể nhưng AHA và BHA có sự khác biệt về công dụng, thành phần, đặc tính và phù hợp với từng loại da khác nhau.

aha và bha 2
Phân biệt

AHA (Alpha Hydroxy Acid): Là nhóm các axit hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên, thường được chiết xuất từ trái cây như cam, chanh, táo, nho,... AHA có khả năng hòa tan trong nước, hoạt động chủ yếu trên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào chết, làm sáng da và tăng cường độ ẩm.

BHA (Beta Hydroxy Acid): Cũng là một nhóm axit hữu cơ, nhưng BHA lại có khả năng hòa tan trong dầu. Điều này giúp BHA thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, làm sạch bã nhờn, giảm viêm và ngăn ngừa mụn. Thành phần phổ biến nhất của BHA là salicylic acid.

Bạn có thể theo dõi cụ thể ở bảng sau:

Đặc điểm

AHA (Alpha Hydroxy Acid)

BHA (Beta Hydroxy Acid)

Thành phần bao gồmAxit lactic, axit glycolic, axit tartaric, axit mandelic, axit malic (chiết xuất từ trái cây)Salicylic acid (chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng)
Đặc tínhHòa tan trong nước, tác động chủ yếu trên bề mặt daHòa tan trong dầu, thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông
Đối tượng sử dụngDa khô, da thường, da lão hóa, muốn làm sáng da, giảm thâm námDa dầu, da mụn, lỗ chân lông to, muốn làm sạch sâu
Công dụng
  • Khôi phục độ ẩm và sự căng mịn của da
  • Cải thiện làn da xỉn màu
  • Giảm thiểu nếp nhăn
  • Làm mờ các vết thâm
  • Tăng cường sự đều màu và kết cấu da
  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, đầu trắng, đầu đen,...
  • Làm sạch sâu lỗ chân lông
  • Se khít lỗ chân lông.
  • Điều trị mụn thịt và tình trạng lông mọc ngược.
Nồng độ lý tưởng

5-20%

  • 2% - 5%: loại bỏ tế bào chết và làm sạch da
  • 5% - 10%: giảm nếp nhăn, chống lão hóa
  • 12% - 17% phù hợp cho việc trị thâm mụn, nám và sẹo.
  • Trên 20% rất hiếm khi sử dụng, phải có hướng dẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ da liễu.

0.5-2%

  • 0.5%: cho da nhạy cảm, mới bắt đầu làm quen với BHA.
  • 1%: Là nồng độ phổ biến, phù hợp với hầu hết các loại da.
  • BHA 2%: Phù hợp với da dầu, mụn, đã quen với các sản phẩm chứa acid.
Thời gian sử dụngTối ưu nhất là vào buổi tối, trước khi đi ngủTối ưu nhất là vào buổi tối, trước khi đi ngủ

Cách dùng AHA và BHA cho từng loại da

Đối với từng tình trạng da, bạn có thể lựa chọn các hoạt chất sao cho phù hợp, cụ thể:

1. Da Dầu, Mụn

BHA: Là lựa chọn hàng đầu cho da dầu mụn. BHA có khả năng thấm sâu vào lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn, giảm viêm và ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Cách dùng:

  • Nên chọn sản phẩm có chứa BHA với nồng độ từ 1-2%.
  • Sử dụng 2-3 lần/tuần vào buổi tối.
  • Kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ để cân bằng độ ẩm cho da.

2. Da Khô

AHA: AHA có khả năng cấp ẩm và làm mềm da, rất phù hợp với làn da khô.

Cách dùng:

  • Nên chọn sản phẩm có nồng độ AHA thấp (khoảng 5%) và có chứa các thành phần dưỡng ẩm như hyaluronic acid.
  • Sử dụng 2-3 lần/tuần vào buổi tối.
  • Kết hợp với kem dưỡng ẩm giàu độ ẩm.

3. Da Nhạy Cảm

AHA/BHA: Cần cẩn trọng khi sử dụng AHA và BHA cho da nhạy cảm.

Cách dùng:

  • Nên chọn sản phẩm có nồng độ thấp (0.5-1%).
  • Bắt đầu với tần suất 1 lần/tuần và tăng dần khi da đã quen.
  • Luôn thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng toàn mặt.

4. Da Hỗn Hợp

Kết hợp AHA và BHA: Da hỗn hợp có thể kết hợp cả AHA và BHA để giải quyết các vấn đề về da.

Cách dùng:

  • Sử dụng AHA cho vùng da khô và BHA cho vùng chữ T nhiều dầu.
  • Có thể sử dụng xen kẽ các ngày hoặc kết hợp trong cùng một sản phẩm.

? Mặc dù AHA thường được khuyến khích cho da khô, sạm nám, BHA phù hợp hơn với da dầu mụn, thế nhưng cả hai hoạt chất này đều có thể sử dụng cho mọi loại da. Điều quan trọng là nắm rõ cách dùng và điều chỉnh nồng độ sao cho phù hợp với tình trạng da của từng người.

Cách sử dụng mỹ phẩm chứa AHA

AHA giúp loại bỏ tế bào chết hiệu quả, nhưng để giảm nguy cơ kích ứng, nên chọn sản phẩm có nồng độ AHA từ 10% đến 15%. Khi mới bắt đầu sử dụng AHA, nên áp dụng cách ngày để da có thời gian làm quen và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, do AHA làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, việc sử dụng kem chống nắng đều đặn là rất quan trọng để bảo vệ da khỏi tổn thương.

aha và bha 3
Cơ chế hoạt động của AHA

Dưới đây là một số loại AHA phổ biến mà bạn có thể thêm vào quy trình chăm sóc da của mình:

Axit Glycolic: Chiết xuất từ mía, hiệu quả trong việc điều trị mụn và cải thiện kết cấu da. Thường có trong sữa rửa mặt, toner và mặt nạ.

Axit Lactic: Chiết xuất từ sữa, tác dụng chống lão hóa và tẩy tế bào chết tốt. Hoạt chất này thường có trong các sản phẩm dưỡng da như toner và tẩy tế bào chết.

Axit Tartaric: Chiết xuất từ nho, giúp giảm mụn và tổn thương da từ nắng. Thường có trong tẩy tế bào chết và kem chống lão hóa.

Axit Citric: Chiết xuất từ cam quýt, làm mịn da và cân bằng pH. Có trong tẩy tế bào chết, toner và serum. Axit Citric nên được dùng trước kem dưỡng và kết hợp với kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

Axit Malic: Chiết xuất từ táo, Axit Malic kết hợp cả AHA và BHA, giúp tăng cường hiệu quả của các loại axit khác. Nó thường được dùng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết ban đêm.

Axit Mandelic: Chiết xuất từ quả hạnh, Axit Mandelic thường được sử dụng cùng với các loại AHA khác để tẩy tế bào chết. Có thể dùng riêng để cải thiện lỗ chân lông và kết cấu da, thường có trong kem tẩy tế bào chết và tẩy lông.

Xem thêm: 

Cách sử dụng mỹ phẩm chứa BHA

Bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa BHA hàng ngày, tuy nhiên, giống như nhiều loại mỹ phẩm khác, khi bắt đầu sử dụng, nên bắt đầu với một lượng nhỏ và tần suất thấp vài lần mỗi tuần để da có thời gian thích nghi với sản phẩm.

So với AHA, BHA không làm tăng độ nhạy cảm của da dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng, bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày.

aha và bha 4
Cơ chế của BHA

Axit salicylic: Một dạng BHA phổ biến, thường có nồng độ từ 0,5% đến 5%. Nó chủ yếu được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, giảm viêm và sưng. Các sản phẩm chứa axit salicylic thường là kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt trị mụn, gel trị mụn.

Axit Citric: Mặc dù axit citric thường được biết đến như một loại AHA, nó cũng có thể xuất hiện trong các công thức BHA. Axit citric giúp làm sạch tế bào chết sâu trong lỗ chân lông và làm khô bã nhờn dư thừa.

Xem thêm:

Những lưu ý khi dùng AHA và BHA 

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất trong quá trình sử dụng, Chanh Tươi Review nhắc bạn chú ý đến những điều sau:

  • Bắt đầu với nồng độ thấp để da làm quen dần và tránh tình trạng kích ứng.
  • Bắt đầu với 2-3 lần/tuần, sau đó tăng dần lên hàng ngày khi da đã quen.
  • Nên thoa sản phẩm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để sản phẩm thẩm thấu tốt hơn.
  • Cần sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên hàng ngày, kể cả khi ở trong nhà.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da để cấp ẩm cho da.
  • Chọn sản phẩm có thành phần lành tính, không chứa hương liệu, màu nhân tạo.
  • Tránh tiếp xúc với mắt:
  • Không sử dụng khi da đang bị tổn thương, cháy nắng, mụn bọc, vết thương hở.
  • Thay đổi sản phẩm định kỳ sau 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc đang gặp vấn đề về da, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

AHA và BHA dùng chung được không? Cách kết hợp

Câu trả lời là chúng hoàn toàn có thể dùng chung được! Thậm chí, việc kết hợp cả hai còn mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng loại. 

aha và bha 5
Gợi ý kết hợp

AHA tác động lên bề mặt da, giúp tẩy tế bào chết và làm sáng da, trong khi BHA thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa và ngăn ngừa mụn. Khi kết hợp cả hai, bạn sẽ có làn da sạch sẽ, mịn màng và sáng khỏe.

Có hai phương pháp kết hợp AHA và BHA:

Sử dụng đồng thời: Bạn có thể áp dụng cả AHA và BHA trong cùng một thời điểm, vào buổi sáng hoặc buổi tối. Kết hợp AHA và BHA cùng lúc giúp làm sạch da, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, và cung cấp lợi ích chống lão hóa, làm cho da sáng mịn và trẻ trung hơn. Quy trình sử dụng bao gồm:

  • Bước 1: Tẩy trang.
  • Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt.
  • Bước 3: Dùng toner không chứa cồn hoặc nước hoa hồng.
  • Bước 4: Thoa AHA và đợi khoảng 20-30 phút để sản phẩm thẩm thấu.
  • Bước 5: Thoa BHA và chờ 10-15 phút để sản phẩm thẩm thấu.
  • Bước 6: Sử dụng serum.
  • Bước 7: Áp dụng sản phẩm đặc trị (chấm mụn, chấm nám, v.v.).
  • Bước 8: Thoa kem dưỡng ẩm.
  • Bước 9: Sử dụng kem chống nắng.

Lưu ý: Để tránh tác động của ánh nắng mặt trời, hãy thực hiện quy trình này vào buổi tối. Vào buổi sáng, nhớ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.

Sử dụng luân phiên: Nếu da bạn nhạy cảm hoặc chưa quen với các axit, việc sử dụng AHA và BHA theo chế độ luân phiên là lựa chọn tốt hơn. Bạn có thể:

  • Sử dụng theo ngày: Ví dụ, dùng AHA vào các ngày chẵn và BHA vào các ngày lẻ.
  • Sử dụng theo tuần: Dùng AHA một tuần và BHA tuần sau.
  • Sử dụng theo buổi: Sử dụng AHA vào buổi sáng và BHA vào buổi tối.
  • Phương pháp luân phiên này có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng da và nhu cầu cụ thể của bạn.

Vấn đề liên quan

AHA, BHA dùng cho bà bầu được không?

Không nên sử dụng AHA và BHA trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu chưa đủ để khẳng định sự an toàn của việc sử dụng các hoạt chất này đối với thai nhi. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Khi nào nên ngừng sử dụng AHA và BHA?

Bạn nên ngừng sử dụng AHA và BHA khi:

  • Da bị kích ứng: Xuất hiện các triệu chứng như đỏ, ngứa, bong tróc, nổi mụn…
  • Da bị cháy nắng: AHA và BHA có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.
  • Da đang bị tổn thương: Ví dụ như vết thương hở, eczema…
  • Trước khi thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ: Nên ngừng sử dụng AHA và BHA trước khi thực hiện các thủ thuật như lăn kim, laser...

AHA và BHA có tương thích với các sản phẩm khác không?

Tương thích: AHA và BHA có thể kết hợp tốt với các sản phẩm dưỡng ẩm, serum vitamin C, kem chống nắng.

Không nên kết hợp: Nên tránh kết hợp AHA/BHA với các sản phẩm có tính tẩy mạnh, chứa cồn hoặc các hoạt chất có thể gây kích ứng da.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về 2 thành phần AHA, BHA quen thuộc trong các sản phẩm mỹ phẩm. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ nhất về AHA và BHA.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una
thamnguyen
Tác giả: Nguyễn Thắm
Biên tập viên
Là một cựu sinh viên Ngôn ngữ Anh, Nguyễn Thắm đã chia sẻ nhiều bài viết hữu ích giúp độc giả có những lựa chọn sáng suốt hơn.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Nguyễn Thắm

Thông báo