Nợ xấu nhóm 3 là gì? Nợ nhóm 3 có vay ngân hàng được không?
Nợ xấu nhóm 3 đó là cụm từ thường được dùng trong ngôn ngữ tài chính dùng để chỉ một khoản nợ khó đòi. Vậy cụ thể nợ xấu nhóm 3 là gì? và có xoá được không? Hãy cùng Chanh Tươi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Nợ xấu nhóm 3 là gì?
Theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng thì nợ xấu nhóm 3 còn gọi là nợ dưới tiêu chuẩn.
Bạn có biết khi nào thì khoản vay được áp dụng vào nợ nhóm 3 không? đó là:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu nhóm 3 phát sinh có thể đến từ khoản vay của bạn trong quá khứ tại các tổ chức tín dụng, các lần mua trả góp thiết bị điện máy, khoản thanh toán thẻ tín dụng, vay ngân hàng... đã đến hạn nhưng chưa trả hơn 3 tháng trôi qua hoặc thậm chí là phí thường niên thẻ mà đã lâu rồi bạn chưa dùng đến.
Trong các năm gần đây mà cụ thể là năm 2021 và 2022 nhiều cá nhân tổ chức rơi vào tình trạng nợ xấu khá nhiều. Bởi lẽ do dịch bệnh Covid -19 và lạm phát tăng ở mức kỷ luật khiến FED (Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) nhiều lần tăng mức lãi suất để chống lạm phát.
Về Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực để kiềm chế nhóm nợ xấu, hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nợ nhóm 3 có ảnh hưởng như thế nào?
Việc rơi vào tình trạng nợ xấu hay nói cách khác là liệt vào danh sách đen là điều không ai muốn bởi lẽ khi bị gán vào nợ nhóm 3 sẽ ảnh hưởng rất nhiều với hoạt động tài chính sau này của bạn với các giới hạn đặc biệt.
Việc bị các tổ chức tín dụng liệt kê vào nợ xấu sẽ làm cho khả năng tiếp cận nguồn tín dụng trong tương lai của bạn hạn hẹp đi. Đa phần khi bị xếp vào nhóm này các tổ chức tín dụng sẽ không chấp nhận hồ sơ của bạn.
Điều này cũng cho là dễ hiểu thôi, vay tiền không trả hoặc kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn vốn của tổ chức tín dụng. Nếu số tiền lớn và nhiều hợp đồng vay ứ đọng cùng một lúc sẽ là một bài toán cân não dành cho các vị lãnh đạo tài chính, bởi vì đằng sau đó là cả một hệ lụy không nhỏ kéo theo.
Không những hạn chế cho vay mà còn áp dụng "lệnh trừng phạt" lên đến 5 năm trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín Dụng Quốc gia (CIC) với việc tồn tại nợ xấu.
Cách để xóa nợ nhóm 3
Chúng ta có thể kiểm tra lịch sử tình trạng nợ xấu của mình tại cổng thông tin của Trung tâm tín dụng Quốc gia (CIC) khi có nhu cầu.
Có 2 trường hợp xảy ra trong sự phát sinh nợ xấu (do bản thân và nhầm lẫn), nên ứng với từng trường hợp sẽ có cách xoá khác nhau, cụ thể:
Trường hợp: Nhầm lẫn từ các tổ chức tín dụng
Bước 1: Đối với tình huống này bạn cần kiểm tra chính xác thông tin lịch sử nợ xấu cá nhân.
Bước 2: Gửi công văn đến tổ chức tín dụng liên quan hoặc Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC để được xác minh và kiểm chứng thông tin.
Bước 3: Đối với trường hợp nhầm lẫn, phía CIC sẽ có quyết định điều chỉnh thông tin hoặc tổ chức tín dụng sẽ cấp giấy xác nhận xóa tình trạng nợ xấu của bạn.
Hiện nay, có nhiều cá nhân hoặc tổ chức quảng cáo trên mạng việc có thể xóa nợ xấu ngay lập tức trên CIC chỉ với một số chi phí ban đầu.
Tuy nhiên những quảng cáo này là sai sự thật. Bạn cần tỉnh táo trước các thông tin lừa đảo, lợi dụng sự lo lắng khi bị dính nợ xấu của người dân để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Trường hợp: Nợ xấu phát sinh do bản thân
Bước 1: Dù nợ xấu phát sinh do các khoản vay không thể thanh toán đúng hạn trước đó nhưng bạn cũng cần kiểm tra chính xác thông tin nợ xấu và số tiền nợ.
Bước 2: Nhanh chóng hoàn tất thanh toán toàn bộ gốc, lãi và phí phạt quá hạn liên quan đến khoản nợ.
Sau 60 tháng (5 năm) kể từ khi thanh toán hết khoản nợ, thông tin nợ nhóm 3 sẽ được xóa trên hệ thống CIC và bạn có thể tiếp cận các khoản vay của ngân hàng và tổ chức tín dụng
Lưu ý để hạn chế việc nợ xấu xảy ra
Nợ xấu xảy ra có thể đến từ nhiều nguyên nhân và trong thực tế có cả những sự việc khó đỡ tồn tại, bạn được báo mình đang nằm trong nhóm nợ xấu mà mình không biết việc gì đang xảy ra. Bởi vậy, để có thể hạn chế việc phát sinh nợ xấu, bạn có thể thực hiện các lưu ý sau đây:
- Kiểm tra và xác minh kỹ càng các điều khoản được ghi trong hợp đồng vay vốn (mua trả góp, thẻ tín dụng…) đặc biệt là các quy định về cách tính lãi suất và phí phát sinh.
- Ưu tiên thanh toán tự động thông qua dịch vụ Internet Banking từ ngân hàng điện tử mà bạn đang sử dụng để được sao kê thanh toán chi tiết.
- Chỉ nên chi tiêu trong định mức cho phép, số tiền trả nợ mỗi tháng không nên vượt quá 50% tổng thu nhập bình quân của bạn. Một trong những cách dễ bị dính nợ nhất là chi tiền online, việc chi tiền mặt sẽ làm bạn xót xa mỗi lần chi tiền được xem là cách hạn chế chi quá mức.
- Nếu phát sinh nợ xấu hay gặp các vấn đề khó khăn về tài chính không thể thanh toán khoản vay đúng hạn cần chủ động liên lạc với tổ chức tín dụng để được hỗ trợ.
- Lựa chọn các khoản vay phù hợp với khả năng tài chính của bản thân, cũng như lên kế hoạch trả nợ hợp lý để không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống. Nếu trả nợ chậm hãy báo nay có các tổ chức tín dụng để yêu cầu gia hạn thời gian cho vay
- Hãy nên tất toán khoản vay sớm nếu có điều kiện để tránh bị gánh thêm lãi suất,phí, "lãi mẹ đẻ lãi con".
Giải đáp thắc mắc về nợ nhóm 3
Nợ xấu nhóm 3 bao lâu được xóa?
Về thời gian lưu giữ và cung cấp lịch sử nợ xấu trên CIC, theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:
"Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"
Như vậy thông tin nợ xấu của khách hàng vay sẽ được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm.
Tuy nhiên, căn cứ chính sách cung cấp thông tin của CIC, nếu bạn có nợ xấu với dư nợ dưới 10 triệu đồng thì CIC sẽ ngừng cung cấp thông tin ngay sau khi khách hàng tất toán và thông tin tất toán được ngân hàng báo cáo.
Nợ nhóm 3 có vay ngân hàng được không?
Việc xếp vào nợ nhóm 3 sẽ làm cho bạn có cửa hẹp để được ngân hàng chấp thuận giải ngân, việc lách qua cửa hẹp này còn tùy theo bạn rơi vào trường hợp nào sau đây:
Trường hợp 1:
Nợ xấu nhóm 3 đã thanh toán hết cách đây 12 tháng. Những trường hợp thanh toán dưới 12 tháng thì tỷ lệ được vay hầu như không có.
Trường hợp 2:
Đã thanh toán hết số tiền nợ xấu đang tồn động, số tiền vay ít so với mức lương được nhận hàng tháng và sẽ là lợi thế cho những ai nhận lương bằng chuyển qua tài khoản ngân hàng so với tiền mặt vì sẽ có bằng chứng để ngân hàng thẩm định, đánh giá và quyết định có nên cho bạn vay không?
Trường hợp 3:
Có tài sản thế chấp có thể là sổ đỏ, sổ hồng thì tỷ lệ khách hàng được vay ngân hàng là 50%.
Kết luận
Nợ xấu là một thứ không mấy tốt đẹp nếu bạn lỡ rơi vào tình cảnh này thì hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục nhé vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bạn, cũng là cách gián tiếp làm uy tín của bạn giảm đi.
Hãy biết cách chi tiết hợp lý và hạn chế tối đa vay tiêu dùng để phát sinh nợ khó trả. Trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng sẽ rơi vào tình cảnh nợ nần do thiếu tiền, vì vậy hãy có gắng lao động và tích luỹ số vốn cần thiết đó là cách tốt nhất không dính vào khoản nợ hoặc khi đã vay hãy tìm cách trả đúng hạn đó.
Hy vọng rằng đọc tới đây bạn đã hiểu được về nợ xấu nhóm 3 và các vấn đề có liên quan. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm bài viết.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.