Rau lủi là gì? Hướng dẫn 3 cách chế biến món ngon từ rau lủi

15.05.2023 - 16:57

Rau lủi là một đặc sản của núi rừng ngày càng được nhiều người yêu thích. Bạn có biết loại rau này nấu món gì ngon nhất không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn đang tìm kiếm nhé. 

1. Rau lủi rừng là rau gì?

Rau lủi rừng còn được gọi với nhiều tên gọi khác như kim thất, thân cây lủi. Rau thuộc loại cây bò trườn, thân có màu tím thẫm, có lá mọc so le nhau, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa không đều và bề mặt lá nhẵn bóng, lá có mùi thơm rất đặc trưng.

rau-lui-1
Rau lủi rừng

Trước đây, cây lủi chỉ mọc tự nhiên trong rừng. Rau thường phân bố ở những nơi sườn dốc cheo leo có nhiều đá, với nền đất feralit đỏ vàng, có đặc tính thoáng khí cũng như thoát nước tốt.

Tuy nhiên, giờ loại rau này đã được trồng nhiều ở miền núi vùng cao, địa hình dốc như Gia Lai, Quảng Nam… Đặc điểm, cây rau sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên rất khỏe mà không cần chăm bón. Thân cây này sẽ đan chéo vào thân kia nên khi thu hái mọi người phải rẽ lối mới có thể hái một cách dễ dàng.

Ngoài được sử dụng như mồ loại rau giàu chất dinh dưỡng, cây lủi còn có tác dụng như một vị thuốc. Vì vậy, loại rau này ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một trong những cây rau quý của nước ta.  

Rau lủi có hương vị rất đặc trưng, vị thanh mát, ngọt lành của núi rừng. Khi ăn bạn sẽ có cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu ở hậu vị.

Nếu vài năm trước bạn sẽ khó mua và thưởng thức loại rau này nếu sống ở vùng đồng bằng. Khi muốn ăn, bạn chỉ có thể người quen ở trên vùng núi hoặc đi du lịch gửi/mang về cho để đổi khẩu vị. Tuy nhiên, với sự giao thương mạnh mẽ nhờ đường xá giao thông thuận tiện, loại rau này đã có ở khắp các chợ trên mọi miền tổ quốc.

 

2. Rau lủi rừng có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của đông y, cây lủi sống chứa vị cay, ngọt thơm và có tính bình. Nhờ đó, rau có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta khi ăn.

  • Thanh nhiệt và giải độc rất tốt với những bạn thường xuyên nóng trong, bức bối, khó chịu.
  • Lợi tiểu, tiêu viêm và tán ứ tiêu thũng rất tốt cho những ai thường xuyên bị mụn nhọt, da dữ.
  • Tác dụng làm ấm hỗ trợ trong chữa viêm họng, viêm phế quản mãn, ho gà, ho lao hiệu quả.
  • Mang đến những tác dụng tốt khi chữa phong tê, thấp khớp, đau xương khớp, chấn thương sưng đau
  • Tiêu viêm, giảm đau với vết thương do ngã, bong gân.
  • Điều hoà huyết áp, an thần, giảm đau đầu, chóng mặt, điều hòa kinh nguyệt
  • Điều trị đái dắt, đái buốt, đái dầm...

3. Một số bài thuốc dân gian từ rau lủi rừng

Cây lủi được coi là loại thảo dược của trong dân gian với nhiều bài thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Điển hình là có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng và chống bệnh tật, điều hoà, tăng cường chức năng nội tiết…

rau-lui-2
Bài thuốc dân gian từ rau lủi

Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây lủi rừng mà bạn có thể áp dụng cho mình hoặc người thân, bạn bè.

Bài thuốc chữa tiểu đường

Bạn chỉ cần nhai và nuốt khoảng 7 - 8 lá lủi sống mỗi ngày là đủ. Đây được biết đến là một vị thuốc thiên nhiên chữa tiểu đường đơn giản và hiệu quả. Bởi trong rau lủi có hoạt chất giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Chữa viêm họng, viêm phế quản:

Thời tiết thay đổi thất thường cùng khói bụi ô nhiễm môi trường khiến bạn mắc bệnh viêm họng, ho gió, ho khan… Nếu trong nhà đang có cây lủi thì bạn hãy hái vài lá rồi nhai, ngậm và nuốt nước.

Lá lủi có tính bình và vị ngọt thanh mát có tác dụng làm dịu cổ họng hiệu quả. Nhờ đó, các cơn ho, đau họng của bạn sẽ được giảm dần và khỏi hẳn.  

Chữa vết thương và chảy máu

Trường hợp bạn bị ngã trầy xước chảy máu thì có thể giã nát lá rau lủi bịt vào miệng vết thương. Những hoạt chất có trong lá rau sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và kháng viêm rất hiệu quả.

Chữa mất ngủ

Rau cây lủi có tác dụng an thần, điều hoàn tuần hoàn máu trong cơ thể. Vì vậy, khi bạn thường xuyên bị mất ngủ, hãy tăng cường ăn món ăn được chế biến từ rau lủi để có được giấc ngủ ngon lành nhé. Đây là một trong những cách trị mất ngủ dân gian hiệu quả!

Trên đây là những bài thuốc dân gian vô cùng lành tính từ cây rau lủi bạn có thực hiện. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến chuyên gia nếu tình trạng của mình không có tiến triển nhé.

4. Món ăn ngon từ rau lủi rừng

Từ loại rau rừng dân giã này bạn có thể chế biến được rất nhiều món ngon cho bữa cơm của gia đình thêm đa dạng mỗi ngày nhé. Sau đây là những món ăn vừa dễ nấu lại rất hấp dẫn khi nấu với cây lủi.

4.1. Rau lủi rừng luộc ăn với thịt kho

Trong ẩm thực Việt, rau luộc là món ăn mà tất cả các gia đình đều ăn. Nó thường được thưởng thức cùng với nước tương, nước mắm hay thịt kho… Rau lủi rừng luộc mà ăn cùng với thịt kho, cũng rất hao cơm đó nhé. Cách làm món ăn này cùng siêu đơn giản.

rau-lui-3
Rau lủi luộc với thịt kho

Nguyên liệu:

Thịt ba chỉ: 100 gr, một ít thịt mỡ, rau rừng: 200 gr.

Cách chế biến

Bước 1: Kho thịt

  • Thịt mỡ bạn rửa sạch rồi cắt hạt lựu sau đó cho lên chảo đun lửa nhỏ để ra hết nước mỡ thành tóp mỡ, bạn vớt ra.
rau-lui-4
Rán tóp mỡ
  • Thịt ba chỉ rửa sạch rồi thái con chì hoặc quân cờ. 
rau-lui-5
Sơ chế thịt ba chỉ
  • Đun nóng chảo vừa nấu mỡ rồi cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm sau đó cho thịt ba chỉ đảo xém cạnh, bạn nêm đường cho lên màu. Tiếp đến bạn cho nước mắm và chút bột ngọt để vừa ăn.
  • Khi nước thịt đã sánh bạn rắc hành lá cắt nhỏ lên mặt, thêm tóp mỡ và vài lát ớt. Sau đó tắt bếp, vậy là hoàn thành phần thịt kho.
rau-lui-6
Thịt ba chỉ kho

Bước 2: Luộc rau 

Bạn nhặt rau, bỏ phần già và úa hỏng rồi rửa sạch. Trong lúc đó, bắc nồi nước đun sôi rồi cho rau vào luộc chín, bạn vớt rau ra đĩa và ăn kèm cùng thịt kho

Lưu ý:

  • Bạn nên cho chút muối vào nồi trước khi cho rau để rau thêm đậm đà và xanh nhé.
  • Rau nhanh chín nên bạn chỉ luộc khoảng 3 phút vớt ra không sẽ bị nhừ ăn không ngon đâu.

4.2. Rau lủi xào tôm

Rau rừng xào tôm là món ăn tiếp theo mình muốn giới thiệu đến mọi người. Cách chế biến cũng rất nhanh chóng và đơn giản.

Nguyên liệu:

  • Rau rừng: 200gr
  • Tôm sú: 100gr.
  • Các loại gia vị: muối, tiêu, hành, tỏi

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tôm lột vỏ, chẻ lưng và ướp với ít hạt nêm, tiêu, hành để cho ngấm gia vị. 
  • Rau lủi rừng bạn nhặt lấy phần ngọn non và thân mềm rồi rửa sạch.
rau-lui-7
Sơ chế nguyên liệu 

Bước 2: Xào rau lủi với tôm

  • Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu nóng, bạn cho tỏi vào phi. Tiếp đến, bạn cho tôm vào xào chín tới.
rau-lui-8
Xào tôm
  • Sau đó, bạn cho rau vào xảo cùng, đảo nhanh tay và nêm thêm gia vị. Cuối cùng, bạn cho thêm chút tỏi băm nhỏ vào và tắt bếp, cho món ăn ra đĩa và thưởng thức nhé!
rau-lui-9
Rau lủi xào rôm

Lưu ý:

Vì loại ra này ra khá nhiều nước nên bạn cần xào với lửa to và đảo nhanh tay để rau có vị giòn cũng như giữ được màu xanh tươi ngon mắt nhất.

4.3. Rau lủi xào tỏi

Rau rừng xào tỏi cũng siêu đơn giản và ai cũng có thể chế biến món này. Bạn cùng mình vào bếp nhé.

rau-lui-10
Rau lủi xào tỏi

Nguyên liệu

  • 400 gr rau lủi rừng
  • 1 củ tỏi nhỏ
  • 1 muỗng cà phê Dầu hào
  • 2 muỗng canh Dầu ăn/ Mỡ nước
  • 1 muỗng cà phê Tương ớt
  • 2 muỗng cà phê Nước tương
  • 2 muỗng canh nước lọc
  • Tiêu xay
  • Hành tỏi phi giòn

Cách làm

Bước 1:

Rau lủi lặt bằng tay dễ thấy phần non-già. Ngắt khúc vừa ăn. Ngâm nước rửa sạch để ráo

rau-lui-11
Rau lủi nhặt lấy phần non và rửa sạch

Bước 2:

  • Phi thơm tỏi với mỡ heo/dầu ăn, thêm rau để lửa lớn, thêm các gia vị vào đảo đều cho thấm.
  • Đảo khoảng 5 phút rau được. Rau này không dễ mềm nên lỡ lửa lâu chút cũng không sao.
rau-lui-12
Xào rau
  • Gắp ra rắc tiêu xay, hành tỏi phi giòn. Món ăn dùng kèm mắm cua là đúng bài hoặc nước tương dằm ớt cũng được nhé!
rau-lui-14
Rau lủi xào tỏi

Tổng kết thì qua bài viết này chúng ta đã có thêm rất nhiều thông tin hữu ích về loại rau rừng quý giá này. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mọi người có thêm cách chế biến món ngon từ rau lủi

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!