Đọt choại là gì? Có độc không? Có ăn được không? Chế biến như nào?
Đọt choại là món quà được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho chúng ta. Đây là loại rau sạch được các bà, các mẹ chọn lựa nấu trong bữa cơm gia đình cũng như đãi khách phương xa. Vậy loại rau này nấu được những món gì? Hãy tham khảo bài viết này nhé!
1. Rau đọt choại là gì? Nguồn gốc, xuất xứ
Rau đọt choại hay còn được nhiều người gọi là rau chạy có tên khoa học là Stenochlaena palustris Burm. f. Bedd là một loại cây thực vật thân thảo, dây leo thuộc họ dương xỉ. Loại rau này phân bố rộng rãi ở những khu rừng ẩm nhiệt đới.
Đặc điểm để phân biệt loại cây này với các loại cây họ dương xỉ khác là cây dây leo có thể bò rất xa, với những tán cây dài đến hơn 15m và thân có vảy hơi thưa, xếp thành lớp.
Điểm giúp mọi người có thể nhận biết là phần ngọn non khi mới mọc sẽ có màu xanh ngọc cuộn chặt theo vòng, uốn cong lại. Đây là phần ngon nhất được sử dụng làm rau ăn.
Lá của rau đọt choại mọc so le cách quãng với nhau, phiến lá kép lông chim, gân lá chính chạy dài khoảng 40cm và có phần cuống dài từ 10 - 20cm. Một phần thân dưới của nhánh cây sẽ cuộn xoắn mềm và dài từ 40-50cm.
Đến đây, chúng ta lại đặt ra câu hỏi “Đọt choại có độc không?”. Vì các cây thuộc họ dương xỉ được chứng minh có độc tố tuy nhiên chưa nghiên cứu nào chỉ ra có hại đối với cơ thể. Rau choại cũng vậy.
Môi trường sống lý tưởng nhất của cây chính là những vùng đất có độ cao khoảng từ 400m, ẩm ướt, vùng ven những con sông hay kênh rạch nơi có nguồn nước lớn. Ở Việt Nam loài cây này phân bố ở vùng núi phía Bắc và một vài tỉnh thuộc miền ở Đông Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Bạn có thể thưởng thức loại rau này dễ dàng khi đến các địa phương kể trên.
2. Rau đọt choại có tốt không? Có ăn được không?
Rau choại ngày càng được biết đến phố biến hơn và được dùng rất nhiều trong bữa cơm gia đình, quán ăn nhà hàng như loại rau đặc sản vùng miền. Bởi bên cạnh hương vị thơm ngon lạ miệng thì rau còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Ngoài đặc tính thanh mát khi ăn rau choại còn rất giàu chất sắt. Vì vậy, những bạn có cơ địa nóng trong, thiếu sắt thì loại rau này là một nguồn thực phẩm tự nhiên rất lý tưởng cung cấp chất sắt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, rau choại còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi cảm mạo bạn có thể dùng rau choại sắc lấy nước uống.
Rau choại ăn rất ngon và là rau sạch được các mẹ rất ưa chuộng chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm hàng ngày. Vì nó mọc hoang, sinh trưởng mạnh mẽ trong tự nhiên và không chịu tác động của thuốc hay phân hóa học.
Rau choại có vị ngọt thanh tự nhiên, giòn giòn, ăn vào sẽ có cảm giác trơn trơn giống như đậu bắp nhưng ngọt và ngon hơn rất nhiều. Đây là loại rau đặc sản của người miền Tây và một số tỉnh vùng cao phía bắc.
Hơn thế, rau choại ăn sống cũng rất ngon nhé. Tuy nhiên, bạn cần lựa những chồi non rồi rửa sạch và ăn kèm cùng với giấm, ớt hoặc muối. Cách này được những người đi rừng sử dụng phổ biến để chống đói trong những ngày dài.
3. Tác dụng của rau đọt choại
Cây rau choại ngoài công dụng là rau ăn lá, các bộ phận khác của cây còn mang lại nhiều tác dụng hữu ích khác nếu bạn biết tận dụng. Đặc biệt, nhưng bài thuốc dân gian từ rau choại cũng được sử dụng rất phổ biến.
- Dùng lá rau choại rửa sạch, giã nát sau đó thoa nước đắp bã lên da sẽ giúp điều trị triệt để được những bệnh về da và duy trì được tuổi thanh xuân.
- Giảm đau, hạ sốt, thanh nhiệt cơ thể là những công dụng tuyệt vời khi bạn dùng phần thân dây rửa sạch và phơi khô rồi sắc uống. Bạn dùng để hạ sốt, bạn nhớ sắc nước đặc để uống nhé.
- Bổ sung sắt hoàn toàn tự nhiên giúp cơ thể dễ hấp thụ tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Hơn thế, cây đọt choại được những người miền núi tận dùng làm dây bện đăng, nò, lộp đánh cá và dây thừng chịu nặng khi cột kèo xuồng, ghe hay phao trên biển,… Qua những thông tin chia sẻ ở trên bạn cũng đã nắm được về cây đọt choại có tác dụng gì rồi đúng không.
4. Cách chế biến các món ngon từ rau đọt choại
Rau choại rất sạch có vị thơm, ngọt nhẹ, hơi nhớt khi được kết hợp với các nguyên liệu khác sẽ tạo ra mỹ vị nhân gian. Vậy rau đợt choại làm món gì ngon. Bạn có thể tham khảo một số món ăn được chế biến từ đọt choại dưới đây nhé.
4.1. Đọt choại luộc chấm nước tương
Rau đọt choại luộc là món ăn dễ chế biến nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị phần đọt non rau choại và một số gia vị pha nước tương là có thể thưởng thức vị ngon ngọt của loại rau này.
Nguyên liệu:
- 1 bó đọt choại khoảng 500gr
- 1/2 muỗng cafe muối
- 1 muỗng cafe dầu ăn
- Nước tương
- Đường
- Tỏi
- Ớt
Cách chế biến
Bước 1: Nhặt rau
Đọt choại mua về lặt bỏ hết lá già, chỉ giữ lại cọng non và phần ngọn, cắt khúc rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Làm nước tương
Cho chảo lên bếp cho ít dầu ăn vào chảo rồi cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm sau đó cho 3 muỗng cafe nước tương và 2 muỗng cafe đường 2 muỗng canh nước lọc khuấy đều nấu hơi sệt lại thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cho ra chén thêm ớt và tỏi tùy theo khẩu vị.
Bước 3: Luộc rau
Cho nồi nước lọc lên bếp nấu sôi thêm ít muối và dầu ăn vào rồi cho đọt choại vào luộc với lửa lớn.Sau khi luộc đọt choại vừa chín thì vớt ra rổ để ráo rồi cho ra đĩa.
Vậy là đã hoàn thành món đọt choại luộc chấm nước tương đơn giản mà bổ dưỡng cho cả gia đình.
4.2. Rau choại xào tỏi
Rau choại xào tỏi ăn cũng rất cuốn nhé. Bạn sẽ cảm nhận được vịt giòn ngọt của rau và dậy mùi đặc trưng của tỏi.
Nguyên liệu
- 300 g rau choại
- Ít hạt nêm, tiêu
- Củ tỏi
Cách chế biến
Bước 1:
Rau rửa sạch nhiều lần với chút muối. Thường không phải lặt lại vì khi hái họ đã lặt đọt non.
Bước 2:
- Để rau giòn khi xào, bạn trụng sơ rau với nước sôi rồi ngâm qua nước đá.
- Phi tỏi thơm cho rau dớn vào đảo nhanh lửa lớn, nêm chút nước mắm. Nhấc xuống rắc tiêu xay.
Bước 3:
Trút ra đĩa dùng kèm nước tương và ớt xắt.
4.3. Đọt choại xào hành tây chay
Bên cạnh xào tỏi, bạn có thể xào rau choại với hành tây như một món chay rất hấp dẫn. Đặc biệt, món này rất dễ ăn mà lại cung cấp nhiều dưỡng chất.
Nguyên liệu
- 300 g đọt choại đã nhặt sẵn
- 1 củ hành tây
- 4 muỗng canh dầu ô liu
- 4 muỗng canh xì dầu
Cách chế biến
Bước 1:
- Hành tây bóc vỏ, cắt lát.
- Đọt choại đã được nhặt sẵn nên chỉ cần rửa sạch qua 3 lần nước, để ráo nước.
Bước 2:
Cho hành và dầu ăn vào chảo, xào đến khi lên mùi thơm, sau khoảng 1 phút, bạn cho đọt choại vào xào tiếp 1 phút nữa rôi cho xì dầu vào đảo thêm 1 phút là tắt bếp và dọn lên mâm thôi.
4.4. Đọt choại xào thịt bò
Rau choại xào thịt bò là phiên bản nâng cấp của rau xào tỏi nhé. Một món ăn đổi vị và cung cấp siêu dinh dưỡng cho cả gia đình.
Nguyên liệu
- 200 g thịt bò mềm
- 1/2 kg rau choại
- Dầu hào, hạt nêm,đường, tiêu
- Củ tỏi
Cách chế biến
Bước 1:
Thịt bò cắt mỏng ướp với củ tỏi băm nhỏ, 1/2 muỗng cafe hạt nêm,1 muỗng cafe dầu hào xíu tiêu khoảng 10 phút. Đọt choại rửa sạch để với nước muối pha loãng.
Bước 2:
- Cho ít dầu vào chảo phi thơm tỏi cho thịt bò vào xào, thịt bò vừa chín tới cho ra dĩa.
- Dùng lại chảo cho đọt choại vào xào, nêm thêm ít hạt nêm và xíu đường đảo đều. Đọt choại vừa chín cho thịt bò vào xào chung.
- Nêm nếm lại vừa khẩu vị, tắt bếp.
Bước 3:
Cho ra dĩa thêm ít tiêu. Chấm kèm với nước tương hay nước mắm tuỳ thích. Rau vừa mềm giòn ăn cùng với thịt bò rất ngon.
Ngoài những món ăn kể trên ra, bạn còn có thể chế biến rau choại thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như nhúng lẩu, nộm đọt choại, hoặc đơn giản là ăn sống cùng các loại rau khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về rau đọt choại - loại rau rừng mọc tự nhiên, siêu sạch và rất ngon. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã thực sự hữu ích với bạn đọc.
Bình luận