Bé không chịu bú bình và 8 cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất

31.10.2022 - 10:05

Bé không chịu bú bình là vấn đề “đau đầu” chung của nhiều ba mẹ bỉm sữa trong giai đoạn chăm sóc con đầu đời.

Nhu cầu cho bé bú bình, làm sao cho bé bú bình được nhiều có tác dụng quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp dinh dưỡng để bé yêu phát triển toàn diện thể chất và trí não. Ngay trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, mẹ hoàn toàn không thể cho bé ty mẹ trực tiếp 100%.

Tuy nhiên, việc tập cho bé bú bình với nhiều gia đình lại vô cùng khó khăn và gian nan. Bé 3 tháng không chịu bú bình? Trẻ 11 tháng không chịu bú bình? Bé 1 tuổi không chịu bú bình? Làm sao để bé chịu bú bình?

Cùng Chanhtuoi đi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân cũng như các giải pháp khắc phục ngay sau đây!

Tại sao bé không chịu bú bình? Trẻ bỏ bú bình?

be-khong-chiu-bu-binh-nguyen-nhan
Nguyên nhân phổ biến khiến bé chống đối việc bú bình là gì?

Khi quyết định cho bé yêu bú bình, nhiều ba mẹ gặp phải tình trạng trẻ quấy khóc không chịu bú bình. Nguyên nhân bé không chịu bú bình là vì sao?

Trên thực tế, có nhiều yếu tố dẫn đến điều này. Ở mỗi bé, mỗi giai đoạn phát triển cũng sẽ có sự khác nhau mà ba mẹ buộc phải theo dõi mới phát hiện ra đúng. Tuy nhiên, những nguyên nhân xuất hiện phổ biến nhất thường do:

1. Bé chưa thực sự đói

Thường ngày, bé có thể sẽ có thói quen ti mẹ, ngậm ti mọi lúc kể cả khi chúng không đói vì cảm giác thoải mái và được nằm trong lòng mẹ âu yếm, vỗ về. Có thể vì thế mà các mẹ nhầm tưởng rằng các con nhanh đói và cho con bú bình theo thời gian bú ti mẹ. 

Nhưng sự thật thì các bé lại thường chỉ bú bình khi cảm thấy thực sự đói. Cho nên nếu mẹ ép bé bú khi không đói thì sẽ không nhận được sự hợp tác từ con. 

2. Bé quen hơi sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ 6 tháng đầu đời là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Sau thời gian này hoặc sau 24 tháng, tùy theo một số nguyên nhân mà mẹ có thể bắt đầu cho bé dùng sữa công thức.

Riêng trường hợp mẹ ít sữa bé không chịu bú bình là điều rất ảnh hưởng đến con.

be-khong-chiu-bu-binh-vi-sao
Bé đã quen hơi cơ thể và sữa mẹ nên có thể chối bú bình

Sự thay đổi khi bé đang quen hơi sữa mẹ khiến bé không quen, chưa kịp thích nghi với mùi vị mới. Đây có thể là nguyên do khiến bé yêu của bạn không bú bình dù nhiệt độ sữa phù hợp, bình sữa tự nhiên,…

3. Loại sữa ngoài không phù hợp

Trường hợp do loại sữa mẹ pha cho bé bú không phù hợp, bé không thích, mùi hương từ đường tinh chế, vani hay các loại hương khác khiến cho bé từ chối việc bú bình cũng là điều dễ hiểu.

Một số vấn đề nguy hiểm hơn như là hết hạn sử dụng, bị nhiễm mùi, ẩm mốc,…

4. Nhiệt độ sữa không phù hợp

Bé đói nhưng không chịu bú bình khi mẹ pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh. Con khá nhạy cảm với nhiệt độ nên khi cảm thấy sữa không phù hợp, không đúng nhiệt độ như sữa mẹ bé sẽ từ chối bú.

5. Núm ty bình sữa quá cứng hoặc bị cũ

Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? trước đó bé bú bình rất thoải mái nhưng khi bình đã cũ, núm ty có dấu hiệu bị cứng hay cũ sẽ khiến bé không còn cảm thấy thoải mái như ty mẹ. Riêng với một số loại bình sử dụng chất liệu cứng cho núm vú khiến bé không thích nghi, không giống bầu sữa mẹ mềm mại trước đó.

Hoặc là size núm ti của bình sữa không còn phù hợp với bé ở độ tuổi hiện tại, nó quá nhỏ hay quá lớn.
Ngoài ra, kích thước lỗ trên núm ty khiến sữa chảy với tốc độ quá chậm hoặc quá nhanh so với lực mút của bé cũng sẽ khiến bé không chịu bú bình.

6. Loại bình sữa không phù hợp với bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa với đa dạng các kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Tất nhiên là không phải loại bình sữa nào cũng sẽ phù hợp với bé nhà bạn. Nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ chất liệu, kích dáng, dung tích,…

Bình sữa quá lớn, núm ty quá cứng hay không giống bầu sữa mẹ. Chất liệu bình sữa gây khó khăn trong quá trình bé bú sữa vì quá nặng, dễ rơi vỡ. Nhiều bình sữa không được trang bị van thông khí, chống sặc khiến bé rất dễ sặc sữa, đầy hơi, ọc sữa sau khi bú. Những lần sau, bé có thể bị ám ảnh nỗi sợ và không chịu bú bình nữa.

Nơi mua tốt nhất

tiki-buy-now

165.750 ₫

shopee-buy-now

386.100 ₫

7. Trẻ bỏ bú bình do khi mọc răng

Đây cũng là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng vì trong giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng chống lại việc bú bình. Khi đó, các bé chỉ thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa để làm dịu cơn đau nướu và nhất quyết không chịu mút sữa.

Việc bú bình đòi hỏi cử động mút có thể làm đau nướu của bé. Do đó, những bé mọc răng thường bỏ bú bình vì quá đau và khó chịu khi bú. Vì vậy, mà mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này.

8. Thay đổi thói quen cho bé bú đột ngột

Nhiều bé chưa tập làm quen sớm với việc bú bình thì cần thêm thời gian để các con biết cách và làm quen với việc bú bình.
Sau giai đoạn nuôi các bé trực tiếp bằng sữa mẹ thì mẹ cũng phải quay lại với công việc. Và một người khác có thể sẽ đảm nhiệm việc cho bé bú bình. Mùi hương lạ, khuôn mặt không quen có thể khiến bé phản ứng bằng cách không chịu bú bình.

Hoặc do môi trường xung quanh quá ồn ào, náo nhiệt, hay khí hậu nóng bức cũng có thể khiến bé bị chi phối và không chịu ti bình. 

9. Trẻ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe

be-khong-chiu-bu-binh-quay-khoc
Giai đoạn bé mệt mỏi, ốm cũng ít bú sữa bình

Ngoài trường hợp mọc răng khiến bé nóng sốt, mệt mỏi, đau nướu, bé cũng có thể quấy khóc, không chịu bú sữa trong bình nếu có gặp phải những vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

Sau khi bé tiêm phòng về thường sẽ có thể sốt, quấy khóc nên sẽ rất lười bú bình.

Hoặc do bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn kém nên dễ bị đau bụng, buồn nôn… Khi hệ tiêu hóa của bé có vấn đề thì thường sẽ ít bú hơn.

Ngoài ra, thì nấm lưỡi cũng là một bệnh thường gặp, khiến lưỡi của các con xuất hiện những vết loét nhỏ. Nó ảnh hưởng đến vị giác của bé, gây đau đớn trong quá trình bú sữa.

10. Trẻ đang trải qua giai đoạn wonder week

Thêm một lý do giải đáp cho thắc mắc tại sao bé không chịu bú bình chính là con đang trong giai đoạn wonder week, hay còn gọi là tuần khủng hoảng. Lúc này bé rất dễ bị cáu gắt, hay nhõng nhẽo, dẫn đến bỏ bú, bỏ ngủ rồi càng quấy khóc và bám mẹ nhiều hơn.

Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhạy cảm cho cả mẹ và bé.

11. Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng (nếu có)

Nếu mẹ đang cho bé sử dụng một số loại thuốc với tác dụng khác nhau, tác dụng phụ của thuốc có thể khiến cơ thể bé thay đổi và không chịu ăn, không chịu bú bình. Mẹ cũng có thể đang sai sót trong thời gian cho bú hay loại thuốc không phù hợp với con.

Không những thế, có một số mẹ thường có thói quen hòa tan thuốc vào sữa cho bé bú. Nó không chỉ làm thay đổi mùi vị của sữa mà còn khiến bé bị ám ảnh mỗi khi bú. 

Bé không chịu bú bình phải làm sao: Cách tập cho bé bú bình

be-khong-chiu-bu-binh-tu-van
Mẹ có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để tập bú bình cho con yêu

Ba mẹ đang không biết kinh nghiệm trẻ không chịu bú bình, làm sao để bé bú bình được nhiều khi mà mỗi ngày trẻ đều quấy khóc không chịu bú bình. Điều này không chỉ khiến bé đói, mệt mà ba mẹ và người thân cũng mệt mỏi hơn.

Theo chia sẻ của các ông bố bà mẹ bỉm sữa đã từng trải qua hoàn cảnh này, có thể áp dụng một số giải pháp khi bé không chịu bú bình thực tế và hiệu quả dưới đây.

Bé không chịu bú bình: Nên cho trẻ bú bình khi thực sự đói

Ngoại trừ nguyên nhân bé đói nhưng không chịu bú bình, ở những lý do khác ba mẹ nên để khi bé thực sự đói mới cho bé bú. Lúc này, bé cần nạp dinh dưỡng, những sự thay đổi cơ thể sẽ giúp bé bú ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.

Còn nếu bé đã ăn dặm thì các mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều thức ăn mỗi bữa, làm như vậy sẽ khiến bé no và có thể sẽ giảm bú sữa bình lại đấy!

Tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa dành cho bé không chịu bú bình

be-khong-chiu-bu-binh-bang-sua-me
Giai đoạn đầu, ,mẹ nên hút sữa ra bình để bé có thể bú dễ dàng

Các mẹ nên bắt đầu cho bé học cách bú bình bằng chính sữa mẹ. Vì bé đã quen với việc sử dụng sữa mẹ, nên khi tập cho con bú bình mẹ nên vắt sữa vào bình và cho bé tập bú. Do bé đã quen với sữa mẹ rồi nên việc hợp tác sẽ có thể dễ dàng hơn. 

Sau khi bé quen với cách bú này, bố mẹ có thể đổi sang sữa công thức. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức gần giống với sữa mẹ, hay còn gọi là sữa dành cho bé không chịu bú bình, các mẹ nên tham khảo nhé.

Làm sao để bé chịu bú bình: Chọn bình sữa cho bé không chịu bú bình tốt

Nguyên nhân do bình sữa không phù hợp xuất hiện rất phổ biến. Để khắc phục, các mẹ nên lựa chọn loại bình sữa phù hợp với kích thước của bé. Để bé có thể dễ dàng cầm nắm, cũng như sử dụng hiệu quả hơn. Chẳng hạn:

  • Bé từ 3 tháng tuổi trở xuống: mẹ nên chọn bình sữa có dung tích từ 50ml đến 120ml.
  • Bé từ 3 đến 12 tháng tuổi: mẹ nên chọn bình sữa từ 120ml đến 180 ml.
  • Bé trên 1 tháng tuổi: mẹ nên mua bình sữa có dung tích từ 180ml đến 250ml cho bé.
be-khong-chiu-bu-binh-avent
Mẹ cần ưu tiên lựa chọn cho con những sản phẩm tốt nhất

Và các mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm bình sữa cho bé từ những thương hiệu uy tín có mặt trên thị trường nhé! Dưới đây là một số sản phẩm bình sữa cho bé không chịu bú bình nổi bật và được nhiều mẹ bỉm tin dùng.

Nơi mua tốt nhất

lazada-buy-now

157.250 ₫

shopee-buy-now 9

180.000 ₫

tiki-buy-now 10

182.000 ₫

tiki-buy-now 11

256.000 ₫

lazada-buy-now 12

267.750 ₫

Xem thêm: Gợi ý chi tiết các loại bình sữa cho trẻ không chịu bú bình

Kinh nghiệm trẻ không chịu bú bình: Thay đổi núm ty phù hợp với bé

Bên cạnh bình sữa thì núm ty cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bú bình của con. Mẹ hãy kiểm tra xem núm ti có quá cứng khiến cho bé không thích hoặc khó bú bình hay không. Nếu có thì mẹ hãy đổi sang loại núm mềm mại và phù hợp hơn với con nhé!

Cũng tùy theo sở thích, một số bé lại không thích núm ty quá mềm và đàn hồi.

Size núm ty theo tháng tuổi phù hợp là điều tiếp theo mẹ cần chú ý. Tùy theo độ tuổi, bé sẽ vừa vặn với các size núm khác nhau. Lưu ý ở từng loại bình sữa (kiểu dáng cổ rộng - cổ hẹp; thương hiệu), quy định chuẩn mực về size cũng khác biệt đấy nhé!

Ngoài ra, các mẹ cũng nên làm ấm núm vú trong nước ấm trước khi cho bé bú hoặc làm mát núm vú trong giai đoạn bé đang mọc răng nhé.

Tạo môi trường thích hợp cho bé khi bú, tập bú bình khi đi dạo

Sở thích và thói quen của mỗi bé là không giống nhau. Có bé thích không gian yên tĩnh, không có quá nhiều người hay âm thanh ồn ào. Nhiều bé lại thích được mẹ đưa đi dạo, vừa đi vừa bú.

Ba mẹ cần theo dõi con, chú ý đến những chi tiết nhỏ để áp dụng cách hợp lý nhất cho bé yêu nhà mình.

Khi bé khóc lóc, bạn hãy thật kiên nhẫn đợi một lát nữa và thử lại. Trong khoảng thời gian đó, mẹ cũng hãy trò chuyện và tiếp tục đi dạo với con để giúp con có tâm trạng tốt hơn nhé!

Giải pháp khi bé không chịu bú bình: Cho bú khi đang buồn ngủ

be-khong-chiu-bu-binh-nen-lam-gi
Khi bé buồn ngủ, mẹ dễ cho bé tập bú bình hơn

Thông thường các mẹ sẽ cho con bú trước khi đi ngủ, vừa giúp bé dễ ngủ mà mẹ cũng có nhiều thời gian để ngủ hơn. Bởi vì trước khi ngủ, con cũng đang khá mệt nên sẽ bú bình một cách không ý thức.

Đặc biệt, nhiều bé không chịu bú bình khi đang thức thì đây sẽ là cách tập bú bình hiệu quả nhất mẹ nên áp dụng.

Để áp dụng cách này, mẹ có thể cho bé bú ti mẹ như bình thường, khi con ngừng lại một chút, mẹ liền đặt bình sữa vào miệng ngay cho bé ti.

Bé không chịu bú bình phải làm sao: Mẹ hãy tạm tránh đi nơi khác khi cho bé bú

Khi bé bú sữa, mẹ nên tạm tránh đi nơi khác. Bởi vì, khi mẹ ở ngay cạnh đó thì bé sẽ chỉ đòi ti mẹ mà nhất quyết không chịu bú bình sữa.

Khi đến giờ cho bé uống sữa, các mẹ nên nhờ bố hay bà nội, bà ngoại cho bé uống. Có thể ban đầu bé không chịu bú bằng bình sữa nhưng khi đã vừa đói cộng với việc không thấy mẹ, bé có thể sẽ chịu uống thôi!

Bé bỏ bú bình phải làm sao: Chú ý kiểm tra và theo dõi sức khỏe của con thường xuyên

Ở phần trên bài viết, Chanhtuoi đã giải thích cho ba mẹ nghe về một số lý do tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ liên quan đến sức khỏe. Ba mẹ hay chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con.

Khi thấy bé có bất cứ biểu hiện nào không tốt ở sức khỏe, hãy cho bé đi thăm khám sớm, kịp thời phát hiện và điều trị, tránh trường hợp để lâu ngày bé càng mệt và ảnh hưởng nhiều hơn.

Xem thêm: Bình sữa cao cấp giá tốt nhất

shopee-buy-now 14

342.000 ₫

tiki-buy-now 15

385.000 ₫

lazada-buy-now 16

246.500 ₫

Cách nhận biết trẻ đủ nhu cầu dinh dưỡng

be-khong-chiu-bu-binh-sua
Mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể bé cần nạp lượng dinh dưỡng khác nhau

Nếu như bé không chịu ti bình thì các bố mẹ sẽ rất lo lắng không biết con có ăn đủ no chưa, đủ chất dinh dưỡng hay chưa. Để nắm được bé có đủ nhu cầu dinh dưỡng hay không các bố mẹ cần để tâm đến sự phát triển và một số các biểu hiện như sau:

  • Nếu bạn thấy sau  khoảng 2 tuần học bú bình mà bé vẫn không tăng cân đạt chuẩn hoặc tăng cân chậm thì có nghĩa là việc cung cấp dinh dưỡng chưa được đầy đủ.
  • Bé đi tiểu ít trong ngày. Lượng nước đưa vào cơ thể bé lúc này chủ yếu dựa vào việc uống sữa nhưng nếu bé bú bình không đủ thì lượng nước tiểu cũng sẽ giảm và không trong, có màu vàng.
  • Các mẹ cũng nên cho bé có thời gian để tập bú bình, tuy nhiên không nên cho bé tập trước 2 tháng tuổi vì có thể sẽ khiến bé bị nhầm lẫn giữa ti mẹ và ti bình dẫn đến một số bé sẽ có thể bỏ bú mẹ.

Sức khỏe con yêu là điều vô cùng quan trọng. Ba mẹ hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con để đảm bảo quá trình phát triển toàn diện cho con yêu nhé!

Hi vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề bé không chịu bú bình do đâu. Cùng với đó là những giải pháp khi bé không chịu bú bình mà nhiều ba mẹ có kinh nghiệm chia sẻ.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!