Các món ăn dặm cho bé: 9 món vừa rẻ vừa ngon lại nhiều chất
Các món ăn dặm cho bé giàu dinh dưỡng mà lại tiết kiệm tiền là mục tiêu mà mẹ nào cũng muốn chuẩn bị cho con. Khi bé mới chào đời thức ăn chính của bé là sữa mẹ, sữa mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bé.
Ngoài ra, khi sữa mẹ không đủ có thể sử dụng sữa ngoài để bổ sung cho bé (sữa bột pha theo công thức) việc bổ sung này không những thay thế cho sữa mẹ mà còn giúp cho bé có thể quen dần với việc thay đổi thức ăn chính quen dần với lối sống của người lớn.
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu phát triển vượt trội hơn. Vì vậy mà mẹ cần bổ sung kết hợp giữa sữa mẹ và thức ăn ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của bé trong giai đoạn này.
Khi bé được 6 tháng tuổi đồng nghĩa với việc các vi chất, vi lượng trong sữa mẹ cũng giảm dần như sắt, canxi, kẽm trong khi đó nhu cầu sắt, canxi, kẽm trong giai đoạn này của bé lại tăng cao. Nếu chỉ cho bé bú mẹ bé sẽ thiếu chất trầm trọng và có thể khiến cho bé rơi vào tình trạng thiếu máu hay còi xương.
Ăn dặm có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ, vì ở giai đoạn này cơ thể bé rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu như không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ăn dặm còn giúp bé hình thành được thói quen ăn uống sau này.
Ăn thế nào mới đúng cách?
Có không ít các mẹ cho rằng con mình luôn cần các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, tôm, cua để phát triển trí tuệ, thể chất. Tuy nhiên quan niệm này chưa hoàn toàn đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ mà cơ thể bé cần những chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như bé bị suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu máu thì cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin D,.... Cũng theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng Quốc gia, mỗi trẻ dưới 1 tuổi cần 23g protein. Do vậy bố mẹ cần chú ý cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ. Bên cạnh đó cũng cần giữ gìn vệ sinh trong khi trẻ ăn uống để tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể con.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mẹ có thể lựa chọn các món ăn dặm cho bé khác nhau như mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo xay. Dù là mẹ chọn cách nào đi nữa thì mẹ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc khi nấu cho bé với mỗi bữa của bé đều phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết sau đây:
A/ 4 Nhóm dưỡng chất tốt cho bé
- Đối với nhóm cung cấp chất đạm bao gồm: Thịt, cá, trứng, hải sản,..
Nhóm chất đạm trong các món ăn dặm cho bé.
Khi bé mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ ăn thịt nạc và trứng. Còn khi bé đã bắt đầu quen dần với việc ăn dặm (từ tháng thứ 7 trở đi) thì nên tăng cường thêm các loại hải sản,1 tuần ăn ít nhất là 3 bữa và nên có 1 bữa cá béo.
- Đối với nhóm cung cấp tinh bột bao gồm: Gạo, khoai tây, khoai sọ…
Nhóm tinh bột trong các món ăn dặm cho bé
Với nhóm này thì mẹ không nên cho bé ăn thêm các loại thực phẩm khác như: Hạt sen, đậu xanh, gạo nếp… vào bột của trẻ. Đảm bảo loại bột được chọn cho trẻ phải là đảm bảo chất lượng không sử dụng các loại bột không rõ nguồn gốc.
- Đối với nhóm cung cấp chất béo bao gồm: Dầu và mỡ. Mẹ nên cho bé ăn xen cả dầu thực vật và mỡ động vật.
- Đối với nhóm cung cấp chất xơ và vitamin bao gồm: Các loại rau, củ, quả.
Nhóm chất xơ và vitamin c
Lưu ý không cho cả rau và củ cùng lúc vào bột của trẻ hay không dùng quá nhiều muối và gia vị khi chế biến thức ăn cho bé. Khi nấu nên cho rau vào sau cùng khi sắp nhắc nồi bột ra khỏi bếp.
Hiện nay, các mẹ thường cho bé ăn dặm theo 2 kiểu chính đó là ăn dặm kiểu truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Do đó, tôi sẽ chia sẻ tới các mẹ một số món ăn dặm vừa tiết kiệm vừa giàu chất dinh dưỡng cho bé theo 2 kiểu đã nói trên:
B/ Các món ăn dặm cho bé kiểu truyền thống
Cháo cà rốt
- Nguyên liệu khá đơn giản: bột gạo, cá nạc tươi được hấp chín, cà rốt luộc chín và băm nhuyễn và 1 thìa dầu ăn.
- Cách làm: cho bột gạo vào nước ấm rồi khuấy đều đến khi bột mịn và nhuyễn ( tránh làm bột bị vón lại). Tiếp theo, cho cá đã chuẩn bị sẵn vào nước nóng, nấu đến khi chín rồi cho cà rốt vào và nêm một chút gia vị. Trộn hỗn hợp này với bột gạo trước đó, thêm một chút dầu ăn và cuối cùng là cho bé thưởng thức. Tuy cách nấu món ăn này khá đơn giản nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp cho bé đã quen với việc ăn dặm (bước sang giai đoạn ăn dặm thứ 2 – khoảng 7-8 tháng).
Cháo cá hồi cà chua
- Nguyên liệu: Cá hồi, sữa tươi không đường, sả hoặc gừng, cà chua, bột gạo, 1 thìa café dầu ăn.
- Cách làm: Trước tiên, cá hồi rửa sạch bỏ lớp da rồi ngâm với sữa tươi không đường 20 đến 30 phút thì rửa lại cá rồi đem hấp với chút sả hoặc gừng. Sau khi cá chín thì lấy thịt dằm nát. Cà chua rửa sạch bỏ vỏ, bỏ hột rồi đem đi hấp và tán nhuyễn. Khi cháo chín thì cho cá hồi, cà chua đã chuẩn bị vào đợi 3 phút để sôi rồi mới bắc xuống bếp. Cuối cùng, cho 1 thìa cafe dầu ăn vào. Món này thích hợp cho bé từ 7 đến 8 tháng tuổi.
Cháo bí đỏ nghiền
Cháo bí đỏ trong các món ăn dặm cho bé
- Nguyên liệu: nguyên liệu để nấu món này rất đơn giản đó là bí đỏ
- Cách làm: Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi luộc hoặc hấp đến khi mềm. Sau đó dùng thìa nghiền qua để lược bớt phần xơ và thô của bí. Sau khi nghiền xong, mẹ cho bí vào nồi với nước sao cho độ loãng vừa phải phù hợp với khả năng ăn thô của bé. Cuối cùng, khuấy đều đun trên lửa nhỏ đến khi sôi khoảng 5-10 phút là được.
Cháo tôm mướp:
- Món này nấu rất đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu: tôm, mướp, một ít hành khô,bột gạo.
- Cách làm: tôm được bóc vỏ, bỏ đầu, sống lưng và chỉ bụng rồi băm nhỏ. Hành khô băm nhỏ phi thơm rồi cho tôm vào xào, sau đó cho mướp đã băm nhỏ vào. Mướp và tôm chín thì cho cháo vào nấu nhừ.
C/ Các món ăn dặm kiểu Nhật
Cháo trắng
Cháo trắng là 1 trong các món ăn dặm cho bé dễ thực hiện
- Nguyên liệu: gạo, nước trắng
- Cách làm: Mẹ chỉ cần cho gạo và nước theo tỉ lệ 1:10,1:7 ( tùy theo tháng tuổi của bé) vào 1 chiếc bát nhỏ, sau đó đặt vào nồi cơm điện và mẹ có thể nấu chung với cơm của cả gia đình. Sau khi cháo đã chín thì các mẹ bỏ ra rây qua lưới, mẹ nên rây qua lưới 2 lần để đảm bảo độ nhuyễn mịn của cháo để bé có thể dễ nuốt hơn. Khi bé đã lớn hơn thì mẹ không cần xay quá kĩ nữa vì lúc này khả năng ăn thô của bé đã tăng.
Cháo rau chân vịt
Cháo rau chân vịt trong các món ăn dặm cho bé
- Nguyên liệu: rau chân vịt, bột gạo
- Cách làm: rau chân vịt sau khi được rửa sạch và lấy phần lá thì đem luộc rau đến khi thật mềm rồi đem nghiền nhỏ, rây qua lưới và trộn đều với cháo trắng cho bé ăn.
Cháo thịt heo nấm rơm
Cháo thịt heo nấm rơm
- Nguyên liệu: bột gạo, nấm rơm băm nhuyễn, thịt heo, dầu ăn, nước.
- Cách làm: trước tiên, cho thịt heo vào nấu với nước cho đến khi chín. Sau đó, cho nấm rơm vào và đợi đến khi sôi thì bắc xuống. Cuối cùng, trộn bột vào hỗn hợp trên, khuấy đều.
Các món ăn dặm cho bé: cháo trứng gà, dưa leo
- Nguyên liệu: bột gạo, dưa leo, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn.
- Cách làm: Trước tiên, cho bột vào nước ấm và khuấy đều đến khi bột mịn và nhuyễn. Tiếp theo, cho lòng đỏ trứng gà, dưa leo, nước mắm và dầu ăn vào bột đã pha, khuấy đều lên. Món ăn này phù hợp với bé từ 7 tháng tuổi trở lên.
Cháo đậu cô ve
- Nguyên liệu: bột gạo, đậu cô ve
- Cách làm: Đem đậu rửa sạch, sau đó đem nấu với nước sôi đến khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Cuối cùng, trộn đậu vào cháo trắng để tạo thành hỗn hợp ta sẽ được món cháo cực ngon và hấp dẫn.
Trên đây là gợi ý một số món ăn dặm cho bé vừa giàu chất dinh dưỡng vừa tiết kiệm, ngoài ra các mẹ có thể tham khảo ở một số sách hướng dẫn cho bé tập ăn dặm hay sách tổng hợp các món ăn dặm cho bé ngon như:
Đây là cuốn ăn dặm kiểu Nhật là đầy đủ, chi tiết và đặc biệt là sách có màu đọc rất thích. Tất nhiên giá của nó cũng cao. Nhưng đầu tư 1 quyển sách có thể tiếp thu bao nhiêu tri thức, lại còn để được bao nhiêu năm thật sự rất đáng đúng không nào? Chúc bố mẹ tìm ra các món ăn dặm cho bé thật ngon để con yêu hay ăn chóng lớn nè!
Bình luận 3 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận
h
ai