7 cách loại bỏ mụn hạt kê Milia hiệu quả từ chuyên gia
Cách loại bỏ mụn hạt kê Milia an toàn, hiệu quả luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi những nốt mụn trắng li ti này thường “cư trú” dai dẳng trên vùng da mỏng như mí mắt, má hoặc cằm. Dù không gây đau hay viêm như mụn trứng cá, milia lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin.
Vậy đâu là phương pháp điều trị đúng cách và khoa học? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia da liễu để biết nên xử lý milia thế nào cho đúng và an toàn nhất!
Mụn hạt kê là gì?

Mụn hạt kê, hay còn gọi là milia hoặc "mụn sữa", là những nang nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt xuất hiện dưới bề mặt da. Những nang này chứa đầy keratin – một loại protein có trong da, tóc và móng. Milia thường gặp nhất ở vùng mặt, đặc biệt là quanh mắt, má hoặc trán.
Nhiều người thường nhầm lẫn milia với mụn đầu trắng, nhưng thực tế đây không phải là mụn trứng cá. Milia không gây viêm, không liên quan đến bã nhờn hay vi khuẩn như mụn, và không gây đau, sưng hay mủ.
Triệu chứng đặc trưng của milia:
- Xuất hiện dưới dạng u nhỏ, màu trắng hoặc vàng, kích thước từ 1–2mm.
- Mụn thịt cũng là một dạng của Millia.
- Có thể riêng lẻ hoặc tập trung thành cụm, thường thấy trên mặt, đôi khi ở mí mắt, mũi hoặc má.
- Không gây đau rát, viêm hay khó chịu. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây ngứa nhẹ hoặc nổi cộm trên vùng da nhạy cảm.
- Milia thường lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe, chủ yếu gây mất thẩm mỹ.
Chuyên gia hướng dẫn 8 cách loại bỏ mụn hạt kê Milia
Tuy không nguy hiểm, nhưng milia lại khiến làn da mất đi sự mịn màng và khó điều trị nếu xử lý sai cách. Vậy làm sao để loại bỏ milia hiệu quả mà không làm tổn thương da?
Hầu hết các nốt milia, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, sẽ tự biến mất sau vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với người lớn, tình trạng này thường không tự khỏi và cần can thiệp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia về 8 cách trị mụn hạt kê an toàn, khoa học, giúp bạn lấy lại làn da mịn màng và khỏe mạnh:
Lưu ý: Đây là các cách loại bỏ mụn hạt kê Milia ở người lớn
1. Tẩy tế bào chết – Bước đầu để cải thiện milia

Nếu bạn chỉ gặp phải một vài nốt mụn kê nhỏ, hãy thử sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết không kê đơn (OTC) để hỗ trợ làm sạch lớp da chết tích tụ trên bề mặt.
Một số sản phẩm tẩy tế bào chết thường được khuyến nghị bao gồm [1]:
- Các sản phẩm chứa Acid Salicylic
- Các sản phẩm chứa Acid Glycolic
- Adapalene (Differin) – một dẫn xuất retinoid thường dùng trong điều trị mụn
Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất của cách loại bỏ mụn hạt kê milia này, bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài và kết hợp với chu trình chăm sóc da phù hợp.
2. Lấy nhân mụn bằng phương pháp thủ công bởi chuyên gia

Có nên tự nặn milia không?
Dù bề ngoài milia có thể trông giống mụn trứng cá, bản chất chúng lại hoàn toàn khác nhau. Mụn thường chứa nhân mềm gồm bã nhờn, vi khuẩn và tế bào chết, nằm trong lỗ chân lông. Trong khi đó, mụn hạt kê lại hình thành dưới lớp da mỏng, không có lối thoát tự nhiên trên bề mặt da.
Vì vậy, tuyệt đối không nên cố nặn milia tại nhà. Việc này không những không đem lại hiệu quả, mà còn dễ dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương mô da và để lại sẹo vĩnh viễn. Nếu milia gây mất thẩm mỹ hoặc kéo dài dai dẳng, hãy tìm đến chuyên gia da liễu để được xử lý đúng cách và an toàn.
Trong trường hợp milia xuất hiện nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã sử dụng các sản phẩm không kê đơn (OTC), hoặc nằm ở những vị trí khó xử lý như vùng mí mắt, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu thay vì cố gắng xử lý tại nhà. Cách loại bỏ mụn hạt kê milia hiệu quả và an toàn nhất là lấy nhân thủ công được thực hiện bởi chuyên gia [2].
Quá trình này bắt đầu bằng việc dùng một lưỡi dao y tế nhỏ (lancet) để tạo một lỗ nhỏ trên bề mặt da. Sau đó, nhân milia sẽ được nhẹ nhàng đẩy ra ngoài bằng tay đeo găng hoặc bằng một công cụ chuyên dụng gọi là comedone extractor.
Mặc dù nghe có vẻ gây đau, nhưng thực tế chỉ tạo cảm giác châm chích nhẹ, không quá khó chịu. Kết quả của kỹ thuật này có thể thấy ngay sau khi thực hiện.
Phương pháp này còn được gọi là “deroofing”, thường do bác sĩ da liễu đảm nhiệm. Trong một số trường hợp, kỹ thuật viên tại các spa hoặc viện chăm sóc da cũng có thể thực hiện, tuy nhiên không phải ở đâu cũng được cấp phép. Tại một số bang ở Mỹ, luật không cho phép kỹ thuật viên thẩm mỹ xâm lấn da, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ về nơi thực hiện để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt lưu ý: Vùng da quanh mí mắt rất mỏng manh và dễ tổn thương. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý xử lý milia ở khu vực này tại nhà. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhãn khoa để được can thiệp đúng cách và an toàn.
3. Retinoid bôi ngoài – lựa chọn mạnh mẽ cho milia
Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể kê toa retinoid dạng bôi ngoài da để hỗ trợ loại bỏ milia.
So với các sản phẩm không kê đơn (OTC), cách loại bỏ mụn hạt kê milia bằng retinoid có khả năng tẩy tế bào chết mạnh và sâu hơn, từ đó thúc đẩy quá trình bong lớp sừng trên bề mặt da. Ngoài ra, retinoid còn giúp làm mềm và phân tách các khối keratin bị mắc kẹt bên dưới, hỗ trợ nhân milia trồi lên và dần biến mất theo thời gian.
Xem thêm:
- Retinoid là gì? Khác gì với Retinol? Cách dùng hiệu quả
- Các loại Retinoids được sử dụng bôi thoa phổ biến nhất hiện nay
4. Peel da hóa học

Peel hóa học là quy trình sử dụng dung dịch acid đặc biệt để làm bong tróc lớp da chết trên bề mặt, từ đó tái tạo làn da mới sáng khỏe hơn.
Trong điều trị milia, peel nông hoặc peel nhẹ là lựa chọn an toàn và có hiệu quả hỗ trợ làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó giúp giảm sự hình thành mụn kê. Tuy nhiên, không phải loại peel nào cũng phù hợp, các phương pháp peel trung bình hoặc sâu có thể khiến milia xuất hiện nhiều hơn như một tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Các loại peel nông thường chứa các hoạt chất tương tự như sản phẩm không kê đơn (OTC), ví dụ acid glycolic hoặc acid salicylic, giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng mà vẫn an toàn cho da. [3]
5. Cách loại bỏ mụn hạt kê Milia bằng phẫu thuật nạo da
Nạo và đốt điện (Electrodesiccation and Curettage – ED&C) là thủ thuật y khoa thường dùng trong điều trị ung thư da, nhưng cũng được áp dụng để xử lý những nốt milia dai dẳng, không đáp ứng các phương pháp thông thường.
Theo quy trình thực hiện bởi bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế American Osteopathic College of Dermatology: Đầu tiên, vùng da sẽ được gây tê cục bộ, sau đó sử dụng dòng điện để làm khô milia trước khi cạo bỏ bằng dụng cụ chuyên biệt.
Sau điều trị, vùng da sẽ cần được che chắn và chăm sóc cẩn thận trong giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương pháp này có thể để lại một vết sẹo trắng nhẹ (giảm sắc tố) trên da. [4]
6. Liệu pháp áp lạnh (Cryotherapy)

Cryotherapy là một phương pháp điều trị da liễu phổ biến, sử dụng nhiệt độ cực thấp từ nitơ lỏng để đóng băng và phá hủy các tế bào da không mong muốn.
Thông thường, nitơ lỏng được phun trực tiếp lên vùng da cần điều trị, tuy nhiên một số bác sĩ sẽ dùng tăm bông thấm nitơ và chấm lên tổn thương da để kiểm soát diện tích chính xác hơn. Dù áp dụng kỹ thuật nào, hiệu quả đạt được đều tương đương nhau. [5]
Xem video mô tả quá trình thực hiện:
7. Tái tạo bề mặt da bằng laser (Laser Ablation/Resurfacing)
Laser ablation hay còn gọi là resurfacing, là thủ thuật sử dụng tia laser năng lượng cao để loại bỏ lớp biểu bì ngoài cùng của da – thường được dùng trong điều trị các khuyết điểm da liễu như sẹo, nếp nhăn và cả milia.
Quy trình này còn được biết đến với các tên gọi khác như laser peel, laser vaporization hoặc lasabrasion. Với độ chính xác cao, laser sẽ phát ra chùm tia sáng xung nhịp để phá vỡ và loại bỏ mô da bị tổn thương.
Theo Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ: Ưu điểm nổi bật là ít gây tình trạng mất sắc tố da (hypopigmentation) hơn so với một số phương pháp laser truyền thống. [6]
8. Điều trị mụn hạt kê Milia en plaque bằng kháng sinh đường uống
Với những trường hợp milia en plaque – một thể hiếm gặp, trong đó các nốt milia tụ thành mảng lớn trên da bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng kháng sinh đường uống minocycline. Cách loại bỏ mụn hạt kê Milia này cần được dùng theo chỉ dẫn và thực hiện chuẩn chỉnh.
Cách phòng tránh mụn hạt kê Milia
Mụn hạt kê Milia khá khó để chữa vì thế chúng ta cần phòng tránh trước. Để làn da luôn khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành milia, bạn có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc đơn giản nhưng hiệu quả sau:
Làm sạch da và xông hơi định kỳ: Việc rửa mặt nhẹ nhàng mỗi ngày không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa mà còn hỗ trợ ngăn chặn tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn – một trong những nguyên nhân phổ biến gây milia. Bên cạnh đó, xông hơi da mặt cũng là một bước dưỡng da hữu ích giúp cấp ẩm tự nhiên và làm giãn nở lỗ chân lông, hỗ trợ quá trình làm sạch sâu.
Tẩy tế bào chết thường xuyên: Thực hiện tẩy da chết 2–3 lần mỗi tuần giúp da thông thoáng, loại bỏ lớp sừng già cỗi và hạn chế sự tích tụ keratin gây milia.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Việc che chắn da cẩn thận bằng trang phục và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày là điều cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh. Khi chọn kem chống nắng, hãy ưu tiên những sản phẩm có kết cấu nhẹ, không gây bí da hay làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm nguy cơ hình thành milia.
Cách trị mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh

Mụn hạt kê (milia) là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp sẽ tự biến mất sau vài tuần đến vài tháng mà không cần can thiệp hay điều trị đặc biệt nào.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cách tốt nhất để xử lý milia là để yên, không tác động gì lên da. Nếu con bạn liên tục bị nổi milia hoặc nếu milia không biến mất sau một thời gian, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra và tìm cách loại bỏ mụn hạt kê milia kịp thời.
Để giúp làn da bé nhanh hồi phục và không bị kích ứng thêm, cha mẹ nên làm những điều sau:
- Giữ da bé luôn sạch và khô thoáng
- Chọn sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với độ tuổi
- Tránh sử dụng các sản phẩm có hương liệu hoặc chất tẩy mạnh.
- Giữ cơ thể bé mát mẻ: Cho bé mặc quần áo làm từ chất liệu mềm, mát, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế mặc quần áo quá dày hoặc bí bách, nhất là vào mùa nóng.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên: Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ da bé tự phục hồi nhanh hơn.
Những điều tuyệt đối không nên làm:
- Không tự ý bôi kem, thuốc trị mụn hoặc sản phẩm dưỡng da người lớn lên vùng da bị hạt kê của trẻ.
- Không dùng tay nặn, cào hoặc chà xát các nốt mụn vì điều này có thể gây nhiễm trùng, tổn thương da và để lại sẹo.
- Không sử dụng bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng vì có thể làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ra mụn hạt kê Milia là gì?
Mụn hạt kê hình thành khi tế bào chết hoặc keratin – một loại protein có trong da và tóc, bị giữ lại dưới lớp biểu bì, tạo thành những nốt nhỏ màu trắng giống như mụn li ti trên bề mặt da.
Tác động từ ánh nắng mặt trời cũng có thể góp phần hình thành mụn hạt kê. Khi da bị tổn thương bởi tia UV, bề mặt da trở nên dày và thô ráp, khiến tế bào chết khó bong tróc như bình thường, từ đó dễ tích tụ lại bên dưới da.
Ngoài ra, mụn hạt kê có thể xuất hiện sau những tổn thương da như bỏng, phát ban, chấn thương, dùng thuốc bôi có chứa steroid hoặc do các bệnh lý da liễu. Những trường hợp này được gọi là mụn hạt kê thứ phát – ít gặp hơn nhưng thường khó điều trị hơn.
Một số nốt hạt kê có thể tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên cũng có trường hợp dai dẳng, khó tự lành nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp. Việc chăm sóc đúng cách và điều trị sớm có thể giúp cải thiện tình trạng da hiệu quả hơn.
Các loại mụn kê phổ biến hiện nay
Mụn kê có thể được phân loại dựa theo độ tuổi hoặc yếu tố khởi phát. Về cơ bản, chúng được chia thành hai nhóm: nguyên phát (xuất hiện tự nhiên, không do tổn thương) và thứ phát (hình thành sau tổn thương da hoặc do yếu tố bên ngoài).
- Mụn kê nguyên phát là do các tế bào sừng bị tắc nghẽn bên trong nang lông, thường thấy ở vùng mặt của trẻ sơ sinh hoặc người trưởng thành.
- Mụn kê thứ phát có biểu hiện tương tự nhưng hình thành sau các tổn thương như phỏng rộp, viêm da, xước, hoặc sau khi da phục hồi từ các thủ thuật thẩm mỹ.
Mụn kê ở trẻ sơ sinh: Đây là dạng phổ biến nhất của mụn kê nguyên phát. Thường xuất hiện trong những tuần đầu sau sinh, các nốt mụn nhỏ có thể nhìn thấy ở vùng má, trán, da đầu hoặc ngực trên. Tình trạng này không đáng lo và thường tự biến mất sau vài tuần. Theo thống kê, khoảng 40% trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng này.
Mụn kê nguyên phát ở trẻ lớn và người trưởng thành: Dạng này thường xuất hiện quanh mí mắt, trán hoặc vùng sinh dục. Mụn kê nguyên phát ở người lớn có thể tự biến mất trong vài tuần đến vài tháng mà không cần can thiệp.
Mụn kê do bệnh da di truyền
Một số rối loạn di truyền hiếm gặp có thể liên quan đến sự xuất hiện của milia, ví dụ:
- Hội chứng Gorlin – làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy.
- Bệnh dày móng (Pachyonychia Congenita) – khiến móng tay, móng chân dày hoặc biến dạng.
- Hội chứng Gardner – bệnh di truyền hiếm có thể gây ung thư đại tràng.
- Hội chứng Bazex-Dupré-Christol – ảnh hưởng đến sự phát triển của lông tóc, tuyến mồ hôi.
Milia en plaque: Đây là dạng mụn kê đặc biệt, thường đi kèm với bệnh da tự miễn hoặc rối loạn di truyền, như lupus ban đỏ dạng đĩa hoặc lichen phẳng. Những mảng mụn kê có thể có đường kính lên đến vài cm, xuất hiện ở mí mắt, má, tai hoặc vùng hàm. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trung niên 40 - 60 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính.
Mụn kê bùng phát lan rộng (Multiple eruptive milia): Biểu hiện bằng các đợt mụn nhỏ kèm theo cảm giác ngứa, xuất hiện rải rác ở vùng mặt, thân trên và cánh tay. Các nốt này thường hình thành theo từng đợt, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Mụn kê sau chấn thương da: Dạng này hình thành sau khi da bị tổn thương, ví dụ như bỏng, phát ban hoặc kích ứng cơ học. Các nốt mụn có thể bị viêm nhẹ, tạo viền đỏ xung quanh và lõi trắng ở giữa.
Mụn kê do mỹ phẩm hoặc thuốc bôi: Một số người có thể phát triển mụn kê sau khi sử dụng kem bôi có chứa corticoid (steroid) – đặc biệt nếu dùng lâu ngày hoặc bôi lên vùng da nhạy cảm. Dù hiếm gặp, đây vẫn là tác dụng phụ cần lưu ý.
Ngoài ra, một số thành phần thường thấy trong mỹ phẩm và sản phẩm dưỡng da có thể góp phần làm xuất hiện milia, nhất là với những người có làn da dễ bí tắc:
- Liquid paraffin
- Petrolatum / Petroleum jelly
- Paraffinum liquidum
- Lanolin
Dù milia là tình trạng da phổ biến và không nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể kéo dài và khiến bạn phiền lòng. Thay vì tự nặn hay thử các mẹo truyền miệng kém an toàn, hãy áp dụng những phương pháp được chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ làn da tốt nhất. Và đừng quên, cách loại bỏ mụn hạt kê Milia hiệu quả nhất luôn bắt đầu từ sự hiểu đúng và chăm sóc da đúng cách mỗi ngày.
Tài liệu tham khảo:
[1] Andriessen A, Rodas Diaz AC, Gameros PC, Macias O, Neves JR, Gonzalez CG. Over the counter products for acne treatment and maintenance in Latin America: a review of current clinical practice (2021) - https://jddonline.com/articles/over-the-counter-products-for-acne-treatment-and-maintenance-in-latin-america-a-review-of-current-cl-S1545961621P0244X/
[2] Hinen HB, Gathings RM, Shuler M, Wine Lee L. Successful treatment of facial milia in an infant with orofaciodigital syndrome type 1 (2018) - https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/pde.13350
[3] Soleymani T, Lanoue J, Rahman Z. A practical approach to chemical peels: a review of fundamentals and step-by-step algorithmic protocol for treatment. (2018) - https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6122508/
[4] American Osteopathic College of Dermatology. Electrodesiccation and curettage (ED&C) - https://www.aocd.org/page/EDC
[5] American Osteopathic College of Dermatology. Cryosurgery (cryotherapy) - https://www.aocd.org/page/CryosurgeryCryothe
[6] American Society of Plastic Surgeons. Laser skin resurfacing - https://www.plasticsurgery.org/cosmetic-procedures/laser-skin-resurfacing
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận .