Cách nặn mụn đúng cách để điều trị dứt điểm tình trạng mụn

Thảo Una 13 tháng 04, 2021 - 18:25 (GMT +07)   Cách nặn mụn đúng cách để điều trị dứt điểm tình trạng mụn

Mụn đang là một trong những vấn đề mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Nó không chỉ gây khó chịu, đang nhức, mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn trở nên tự ti khi gặp nhiều người khác. Nhiều người đã sử dụng biện pháp nặn mụn, nhưng nếu không nặn đúng cách, da bạn sẽ mắc nguy cơ bị thâm, sẹo, thậm chí là viêm nhiễm.

Vậy bạn có nên nặn mụn không? 

Cách nặn mụn thế nào là tốt để đảm bảo an toàn cho làn da mong manh của bạn? Hãy cùng tìm hiểu thông tin từ bài viết sau đây! 

Có nên nặn mụn không?

Nặn mụn là cách mà hầu hết mọi người sử dụng. Tuy nhiên, nặn mụn có thực sự đem lại hiệu quả hay không? Vấn đề nặn mụn bạn cần lưu ý như sau: 

Tự nặn mụn có thể gây tác dụng ngược 

Nếu làm không đúng cách rất có thể da của bạn sẽ rơi vào trạng thái:  

  • Sẹo vĩnh viễn
  • Tình trạng mụn nghiêm trọng hơn: viêm nặng hơn, đau hơn, nhiễm trùng,...
cach-nan-mun
Nếu mụn của bạn chứa mủ bị nhiễm trùng, việc tự ý nặn mụn không đảm bảo vệ sinh có thể lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông khác và tạo điều kiện cho mụn lan rộng hơn ở vùng da khác.

Việc nặn mụn luôn được khuyến cáo là không nên.  Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, nếu thực hiện đúng cách với một số loại mụn, bạn hoàn toàn có thể nặn chúng để giúp quá trình trị mụn diễn ra nhanh hơn.

Các cách nặn mụn tại nhà

Không phải bất cứ loại mụn nào trên da cũng đều lôi ra nặn và nặn. Bởi mỗi loại mụn có những biểu hiện bệnh lý, tính chất khác nhau. Do đó, cần nhận định chính xác loại mụn để có các bước xử lý đúng đắn.

Nặn mụn bằng tăm bông

Đây là cách nặn mụn nhanh và dễ. Bạn chỉ cần thấm đẫm đầu tăm bông tiếp xúc với da bằng cồn để tiệt trùng. Sau đó, ấn nhẹ nhàng ở vùng da xung quanh mụn để lấy nhân mụn trồi lên. Nặn mụn xong, bạn cần làm sạch lại vùng da vừa lấy mụn, hoặc có thể dán thêm miếng dán mụn để vết thương mau lành.

Cách nặn mụn đầu đen

Vi khuẩn và mủ trong mụn sẽ chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí. Do đó, mọi người gọi loại mụn này là mụn đầu đen. Một trong các đặc tính của mụn đầu đen là lỗ chân lông hở, nên mụn đầu đen dễ nặn hơn so với các loại mụn còn lại.
  • Thoa dung dịch chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide vào khu vực bạn sẽ nặn mụn. Bạn có thể chọn dùng toner (nước hoa hồng) hoặc serum chứa axit salicylic. Benzoyl peroxide thường có trong các sản phẩm đặc trị mụn.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước khi để tay tiếp xúc với da mặt.
  • Sử dụng tăm bông và nhẹ nhàng ấn hai bên mụn đầu đen cùng lúc. Lưu ý là không trực tiếp ấn lên mụn nhé. Lúc này, dưới tác dụng của axit salicylic hoặc benzoyl peroxide cùng áp lực từ tăm bông, mụn đầu đen sẽ dễ dàng trồi ra khỏi lỗ chân lông.
  • Sử dụng toner chứa chiết xuất cây phỉ để làm se da, đồng thời khử trùng khu vực nặn mụn. Ngoài ra, bước này còn có công dụng ngăn ngừa mụn tái phát.

Cách nặn mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng còn được xem là mụn trứng cá dạng nhẹ. Những nốt mụn đầu trắng lớn (có thể thấy phần mủ trắng kẹt trong lỗ chân lông) thường khiến bạn cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình do sự hiện diện của chúng trên da rất bắt mắt người đối diện.
  • Rửa tay kỹ trước khi nặn mụn để giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo giữa vi khuẩn gây mụn trên da và vi khuẩn ở tay.
  • Tương tự phương pháp nặn mụn đầu đen, trước hết bạn sẽ cần dùng dung dịch benzoyl peroxide hoặc axit salicylic lên khu vực xuất hiện mụn đầu trắng. 
  • Đối với mụn đầu trắng, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ từ kim y tế  đã tiệt trùng để “mở đường” lấy nhân mụn ra ngoài. Sau khi dùng bạn cần vứt kim ngay, không tái sử dụng.
  • Cẩn thận đâm kim vào phần mủ trắng theo chiều ngang và nhẹ nhàng kéo đầu kim ra.
  • Kẹp bông gòn hoặc bông tẩy trang tiệt trùng giữa hai ngón tay để lấy hết mủ cũng như nhân mụn từ hai bên nốt mụn. Điều này hạn chế tình trạng vi khuẩn bị đẩy lại vào lỗ chân lông.
  • Sát trùng miệng vết thương và chất kháng khuẩn như tinh chất cây phỉ nhé.

Các bước nặn mụn đảm bảo an toàn

Bước 1: Xác định loại mụn được phép nặn

Không phải tất cả các loại mụn đều có thể nặn được, đặc biệt là tự nặn tại nhà . Trong số các loại mụ, chỉ có mụn trứng cá đầu đen và đầu trắng mới có thể nặn. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo tuyệt đối không nặn các loại mụn trứng cá viêm, mủ hay có nang. Các ổ viêm bị chìm sâu dưới da hoặc lan sang các vùng da bên cạnh.

Bước 2: Lựa chọn thời điểm “chuẩn xác” để nặn mụn

Thời điểm nặn mụn tốt nhất mà bạn nên thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi lúc này làn da của bạn sẽ có khoảng thời gian đủ dài để nghỉ ngơi và hồi phục.

Bước 3: Làm sạch mặt

Trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong 8 bước nặn mụn, bạn cần làm sạch qua da mặt của mình để loại bỏ các lớp bụi bẩn bám trên da. Sau khi rửa mặt xong bạn sử dụng một chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm và thoa lên vùng da bị mụn khoảng 2 phút để làm mềm da.

Bước 4: Khử trùng dụng cụ nặn mụn

Giữ vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nặn mụn, để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện. Riêng đối với dụng cụ nặn mụn, bạn nên hơ nóng qua lửa rồi bôi một lớp cồn sau khi dụng cụ nguội để sát trùng hoặc sử dụng nước tẩy rửa trước khi dùng

Và sau mỗi lần sử dụng, bạn nên giữ gìn và vệ sinh thật kỹ càng sau đó cất giữ ở một nơi sạch sẽ, khô ráo.

Bước 5: Bấm mụn

Dùng dụng cụ bấm mụn tạo một khoảng trống nhỏ ngay vị trí mụn bạn cần lấy nhân, để nhân mụn ở sâu bên trong có thể thoát ra một cách dễ dàng.

Bước 6: Dùng ngón tay/cây nặn mụn để nặn

Có hai cách để bạn lựa chọn thực hiện quá trình nặn mụn: Nếu dùng tay thì bạn dùng lực của các ngón tay để nặn vào khu vực quanh các nốt mụn, sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để ngồi mụn được đẩy ra bên ngoài. Rồi dùng băng gạc để thấm hết toàn bộ vết nước mà mụn đã toát ra.

Còn nếu bạn sử dụng cây nặn mụn thì hãy ấn nhẹ nhàng nó theo chiều ngược lỗ chân lông. Bạn chỉ nên nặn mụn khi chúng đã già và cần phải xử lý hết máu hay nước vàng bên trong các nốt mụn thôi nhé.

Bước 7: Vệ sinh da sạch sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, bạn rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt thường sử dụng. Nếu được hãy dành chút thời gian để đắp mặt nạ cho da, giúp cấp ẩm, làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả cho làn da.

Bước 8: Bôi thuốc trị mụn quanh vùng vừa nặn

Hẳn là sau khi nặn mụn, lỗ chân lông trên bề mặt da sẽ to ra đến không ngờ. Để se khít lỗ chân lông hiệu quả, đảm bảo cho bề mặt về sau sẽ trơn mịn và không để lại vết thâm bạn có thể sử dụng nước hoa hồng, đá lạnh hoặc các loại kem trị mụn nhé.

cach-nan-mun

Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn, bạn nên để cho làn da của mình được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian từ 2-3 tiếng. Sau đó hãy bắt đầu chăm sóc da theo quy trình chăm sóc da dưới đây:

Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý

Các loại sữa rửa mặt thông thường đều có chứa xà phòng và các hương liệu sẽ khiến cho làn da của chúng ta bị khô căng và bong tróc và kích ứng gây đỏ da. CHính vì thế sau khi nặn mụn từ các trung tâm chăm sóc da và làm đẹp về các cô gái hãy vệ sinh da bằng nước muối xinh lý nhằm làm dịu đi các vết sưng tấy và giảm thiểu được tình khô căng cho làn da.

cach-nan-mun

Hạn chế trang điểm trong khoảng thời gian sau khi lấy nhân mụn

Sau khi lấy nhân mụn, làn da của chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, vì thế việc hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn là một trong những việc được các bác sĩ da liễu đặt lên hàng đầu. Làn da vẫn còn nhạy cảm và dễ bị kích ứng nếu như chúng ta trang điểm liền ngay khi lấy nhân mụn các vết thương sau khi nặn mụn vẫn chưa hoàn toàn khỏi sẽ dẫn đến các lỗ chân lông bị bít tắt, làn da có thể bị dị ứng và lên mụn ngay trở lại tức thì. 

Dùng các loại sữa rửa mặt chứa những thành phần dịu nhẹ

cham-soc-da-mun
Làn da của chúng ta sau khi đã lấy nhân mụn về thông thường sẽ vô cùng nhạy cảm và yếu ớt, chúng sẽ rất dễ bị kích ứng nếu như chúng ta sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH cao hoặc là quá nhiều bọt cũng có thể làm cho làn da trở nên ửng đỏ. 

 Sử dụng toner làm dịu da

Toner (nước hoa hồng/nước cân bằng cho da) có tác dụng cân bằng độ pH cho làn da , có tác dụng làm dịu và cấp ẩm cho làn da. Sau khi rửa mặt các bạn nên sử dụng toner để giảm tình trạng viêm đỏ của làn da, nóng rát và khó chịu ở da mặt sau khi lấy nhân mụn

Nếu như vết nặn mụn gây viêm và đỏ nhiều, bạn có thể thấm toner ra bông tẩy trang và đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm đỏ ấy trong khởng thời gian từ 2-5 phút. Sử dụng cách này sẽ giúp cho làn da có thể được giảm nhanh tình trạng sưng đỏ và đau nhức. 

Dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dịu nhẹ

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa các hoạt chất làm dịu da, kháng viêm để giúp các vùng da đang bị tổn thương sẽ trở nên mau lành hơn. Do đó, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm cho da 2 lần/ngày. Tuy nhiên các cô gái cũng nên lựa các sản phẩm có kết cấu mỏng và chứa các thành phần dịu nhẹ như: Niaciamide, Vitamin b5, Acid Azelaic,… để tránh hiện tượng bị bít tắc lỗ chân lông, gây kích ứng và nổi mụn viêm. 

Chống nắng 

Tại các vết nặn mụn, làn da của chúng ta thường bị tổn thương sâu và dễ lại các vết thâm sẹo sai khi phục hồi. Nếu như làn da của chúng ta tiếp xúc với ánh nắng trong một khoảng thời gian dai, vùng da này sẽ thường chậm phục hồi hơn và các vết thâm mụn cũng sẽ xu hướng là bị bị thâm sạm đậm màu hơn.  

cham-soc-da-sau-nan-mun
Chăm sóc da sau nặn mụn 2
Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích bạn cần nắm rõ trước khi nặn mụn. Nặn mụn có thể là cách “triệt hạ” các nốt mụn bọc hiệu quả tức thời cho da mặt bớt gồ ghề, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ và lường trước hậu quả do tác dụng lực lên vùng da bị mụn. Trong một số trường hợp, đôi khi việc nặn mụn không đem lại kết quả tiêu cực, chỉ cần bạn nặn mụn đúng cách. 

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una

Thông báo