Những điều bạn cần biết về cồn trong mỹ phẩm

Thảo Una 14 tháng 10, 2022 - 15:26 (GMT +07)   Những điều bạn cần biết về cồn trong mỹ phẩm

Người ta sử dụng cồn trong mỹ phẩm (alcohol trong mỹ phẩm) với công dụng dùng để bổ sung vào đa số các sản phẩm nhằm giúp làm mềm, dịu da, duy trì độ ẩm cho da cho da sự mịn màng (sử dụng cồn béo trong mỹ phẩm) hoặc giúp da hạn chế tiết dầu (sử dụng cồn khô).

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến về việc sự có mặt của thành phần này. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi đi sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây để bạn có thể phân biệt được các công dụng, lợi ích cũng như việc sử dụng cồn trong thành phần mỹ phẩm có tốt hay không trong quá trình chăm sóc da bạn nhé!

con-trong-my-pham
Có nên sử dụng cồn thành phần mỹ phẩm?

I/ Cồn trong mỹ phẩm là gì?

Cồn trong thành phần mỹ phẩm bao gồm 2 loại: FATTY alcohol và DRYING alcohol. Người ta sử dụng chúng trong thành phần của các loại mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp với mục đích dưỡng da hoặc sử dụng làm dung môi.

Cồn được dùng trong quá trình bào chế các loại mỹ phẩm. Trong các sản phẩm mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa, lăn khử mùi thường chiếm lượng lớn cồn ethanol. Thường dùng là cồn tinh luyện 96% hay cồn tuyệt đối 99.5%.

Cồn khô trong mỹ phẩm là một loại cồn mang đặc tính giống với cồn trong rượu bia và thường xuất hiện dưới các tên ethanol, methanol, alcohol, ethyl alcohol, alcohol denat, benzyl alcohol, isopropyl alcohol và những loại SD alcohol.

Những loại sản phẩm hay chứa cồn thường gồm 2 chất điển hình mà chúng ta thường gặp là Ethanol và Alcohol denat.

Trong đó:

Ethanol: thường có trong các sản phẩm kem chống nắng của Nhật Bản, nước rửa tay khô nên khi sử dụng mỹ phẩm bạn sẽ ngửi được mùi cồn.

Alcohol denat: được nhiều hãng mỹ phẩm Âu, Mỹ sử dụng.

II/ Phân loại cồn tốt và cồn xấu

1/ Fatty alcohol (cồn béo hay còn gọi là cồn tốt)

Cồn béo là dạng chất có nhóm -OH nhưng có mạch phân tử dài, không bay hơi, cho cảm giác trơn trượt, bảo vệ và làm mềm da của chúng ta. Phần lớn các cồn béo này được lấy từ các nguồn thực vật như dầu dừa hoặc dầu cọ, hoặc từ dầu mỏ.

Công dụng: Dạng cồn trong mỹ phẩm này không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.

Gồm:

  • Cetearyl Alcohol
  • Stearyl Alcohol
  • Myristyl Alcohol
  • Acetylated Lanolin Alcohol
  • Lanolin Alcohol
  • Arachidyl Alcohol
  • Behenyl Alcohol

2/ Cồn trong mỹ phẩm Drying alcohol (Cồn khô)

Cồn khô có thể gây hại cho da nên sẽ được phân vào loại cồn xấu tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng không tốt. Nồng độ từ 5% trở xuống, cồn khô gần như không gây ảnh hưởng xấu đến da bởi nó bay hơi rất nhanh và gần như hoàn toàn khi mỹ phẩm được lấy ra ngoài và thoa đều lên da.

Cồn khô có đặc tính khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học, còn đối với mỹ phẩm thì chúng được sử dụng như một chất bảo quản, tăng tuổi thọ sản phẩm

Công dụng: Loại cồn này làm cho sản phẩm được khô nhanh hơn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da, giúp da không bị bóng dầu mà lại giúp tăng sự thẩm thấu lên da hơn.

Gồm: 

  • SD Alcohol
  • Ethanol
  • Methanol
  • Alcohol Denat
  • Isopropyl Alcohol
  • Denatured Alcohol
  • Methyl Alcohol
  • Polyvinyl Alcohol
  • Ethyl Alcohol
  • Benzyl Alcohol
image-5-1
Mỹ phẩm chứa có thực sự an toàn?

III/ Tại sao trong mỹ phẩm vẫn chứa cồn?

Sử dụng cồn trong mỹ phẩm vì những công dụng, lợi ích mà thành phần này mang lại cho sản phẩm có thể kể đến như sau:

  • Giúp làm mềm, dịu da, duy trì độ ẩm cho da cho da sự mịn màng.
  • Giúp retinolvitamin C hấp thụ vào da hiệu quả hơn.
  • Giúp giảm bóng dầu, hạn chế sự tiết dầu đem lại sự khô thoáng cho da. Chúng thường có trong các loại toner, kem chống nắng, kem dưỡng, keo cạo râu...

Việc bổ sung thành phần hoạt chất của cồn giúp cho sản phẩm phát huy tốt công dụng chăm sóc, bảo vệ da hiệu quả. Chính vì vậy, tuy thành phần này có cả mặt lợi và mặt hại nhưng nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tần suất thì vẫn giúp bạn đạt hiệu quả chăm sóc da mong muốn.

IV/ Rủi ro từ cồn làm thành phần trong mỹ phẩm

Thành phần này cũng dễ gây tắc, bít lỗ chân lông nên không được khuyến khích đối với da mụn, da dầu hoặc hỗn hợp. Đặc tính khử trùng của cồn khô có thể gây triệu chứng khô da, căng da, dễ gây kích ứng, làm ức chế sự hấp thụ lên da cũng như gây lão hóa da. 

Hoạt chất cồn có thể làm khô da khi sử dụng, làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây ảnh hưởng đến lớp màng dưỡng ẩm của da và khiến da bạn dẫn đến tình trạng khô căng khó chịu, kích ứng với sản phẩm. Có thể làm cấu trúc bề mặt da thay đổi, làm cho da nổi mụn hoặc làm to lỗ chân lông.

ssdh-lam-dep-e1548236901119
Rủi ro khi sử dụng cồn trong làm đẹp

Vì vậy, khi lựa chọn sử dụng mỹ phẩm có cồn bạn cần đọc kỹ hướng dẫn, thành phần dưỡng chất, nồng độ cồn, cách dùng, công dụng... hoặc có thể tham khảo thông tin tư vấn từ người bán hàng để cách lựa chọn, sử dụng mỹ phẩm chứa cồn sao cho phù hợp với làn da và nhu cầu của bản thân.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp về cồn trong mỹ phẩm sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe mạnh, tươi tắn.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una

Thông báo