Các tiêu chí Chanh Tươi Review chọn mua máy chạy bộ tại nhà
Máy chạy bộ là một dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều mẫu mã và tính năng khác nhau trên thị trường, việc lựa chọn một chiếc máy chạy bộ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn có thể là một thách thức.
Hiểu được điều này, Chanh Tươi Review đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và đánh giá các máy chạy bộ trên thị trường để đưa ra những tiêu chí lựa chọn phù hợp nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Dưới đây là những tiêu chí để Chanh Tươi Review quyết định nên mua máy chạy bộ nào .
1. Chất liệu của máy
Điều đầu tiên bạn cần chú ý chính là chất liệu sản phẩm bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn cũng như sự thoải mái khi bạn sử dụng. Chọn những dòng máy được làm từ thép cao cấp vì đây là chất liệu có độ dày lớn, được sơn tĩnh điện bên ngoài đảm bảo độ chắc, bền khi sử dụng. Đối với các bộ phận khác như tay vịn, băng vải,... cần lựa chọn những loại chắc chắn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
2. Trọng lượng của máy
Đối với máy chạy bộ, máy có trọng lượng càng nặng thì độ đầm càng cao, khi đó sẽ giúp máy cố định tốt hơn trong quá trình chạy, không gây ra rung lắc hoặc phát ra những tiếng động khó chịu. Nếu không gian ngôi nhà đủ lớn có thể tham khảo những loại máy có trọng lượng khoảng 70kg sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất đấy.
3. Tải trọng của máy
Tải trọng của máy là thông số kỹ thuật quan trọng để bạn biết được máy có thể đáp ứng được với trọng tải bao nhiêu, ngoài ra chất liệu băng chuyền cũng là vấn đề cần lưu ý bởi nó sẽ là yếu tố gây nên tình trạng rung chấn khi bạn tác động lên trong quá trình tập luyện.
4. Kích thước bàn chạy (băng tải)
Nếu không gian nhà bạn đủ lớn hãy chọn những loại máy chạy bộ có kích thước băng tải lớn để việc luyện tập trở nên thoải mái hơn. Chất liệu của băng tải nên ưu tiên lựa chọn những dòng có khả năng chống thấm nước và chống trơn trượt còn phần đệm nên ưu tiên dòng chất liệu cao su để đảm bảo băng chạy hoạt động ổn định, giảm lực tác dụng vào chân.
5. Kiểm tra tốc độ tối đa của máy
Để kiểm tra được tốc độ tối đa của máy có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn hay không, bạn cần biết mình sử dụng cho mục đích chính là gì. Nếu đi bộ và chạy chậm chỉ cần tốc độ là 12km/h còn nếu chạy bộ thực sự sẽ cần tốc độ là 16km/h. Chính vì vậy bạn cần kiểm tra tốc độ của sản phẩm mình sắp mua xem nó có phù hợp với thể lực của mình hay không nhé.
6. Thời gian hoạt động
Mỗi loại máy chạy bộ sẽ có thời gian chạy liên tục khác nhau phụ thuộc vào cài đặt và động cơ từ nhà sản xuất. Thời gian ở các loại máy thông thường được cài đặt là 30, 45, 60 và cao nhất là 99 phút, trên thị trường hiện nay những chiếc máy có giá thành cao sẽ có thời gian chạy liên tục lâu và bền hơn so với những dòng máy có giá rẻ hơn.
7. Chọn máy có điều chỉnh độ nghiêng
Không phải máy chạy bộ này cũng có tính năng điều chỉnh độ nghiêng và hầu hết những dòng máy có chức năng này đều sẽ có những tính năng hiện đại với giá khá cao. Tuy nhiên, nếu có thể bạn nên lựa chọn máy có tính năng này để đáp ứng tối đa nhu cầu luyện tập của mình.
8. Các tính năng hỗ trợ chạy
Ngoài chức năng chính máy chạy bộ còn được cài đặt một số tính năng hỗ trợ luyện tập như: chạy phục hồi, chạy tăng sức bền, đo nhịp tim,.... Những chức năng này vừa tăng hiệu quả khi chạy và còn giúp bạn kiểm soát các vấn đề sức khỏe khi luyện tập thường xuyên.
9. Chế độ bảo hành
Chế độ bảo hành của các hãng máy chạy bộ trên thị trường hiện nay khác nhau do đó khi có nhu cầu mua sản phẩm bạn cũng cần quan tâm đến thời gian bảo hành, thời hạn bảo trì và các chế độ hậu mãi sau khi mua của nhà sản xuất để được đảm bảo chất lượng sau khi mua.
10. Chọn máy chạy bộ có thể gấp gọn được
Với một chiếc máy chạy bộ thông thường sẽ chiếm khá nhiều diện tích trong không gian ngôi nhà của bạn vì vậy bạn có thể cân nhắc chọn máy chạy bộ có thể gấp gọn để tiết kiệm tối đa khoảng không gian cần thiết cho gia đình mình nhé!
Các loại máy chạy bộ phổ biến hiện nay
Máy chạy bộ là một trong những thiết bị tập luyện thể thao phổ biến, giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao thể lực cho người sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy chạy bộ với thiết kế và chức năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Dưới đây là những dòng máy chạy bộ phổ biến nhất hiện nay.
1. Máy chạy bộ cơ
Máy chạy bộ cơ là dòng máy hoạt động hoàn toàn bằng cơ năng, nghĩa là người tập phải dùng chính sức lực của mình để làm băng tải di chuyển.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Không phụ thuộc vào điện năng, giúp tiết kiệm chi phí.
- Giúp người dùng tập luyện tích cực, chủ động kiểm soát tốc độ chạy.
Nhược điểm:
- Không có nhiều chế độ luyện tập, có thể gây nhàm chán.
- Cần sử dụng nhiều lực chân, dễ gây áp lực lên xương khớp.
2. Máy chạy bộ điện
Máy chạy bộ điện được trang bị động cơ điện giúp băng tải di chuyển tự động. Người dùng có thể điều chỉnh tốc độ, độ dốc và theo dõi các thông số tập luyện như quãng đường, thời gian, lượng calo tiêu thụ.
Ưu điểm:
- Dễ dàng điều chỉnh tốc độ và độ dốc theo nhu cầu.
- Giúp giảm áp lực lên bàn chân, đầu gối.
- Theo dõi chính xác thời gian, quãng đường, lượng calo tiêu hao.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn máy chạy bộ cơ.
- Tiêu thụ điện năng, có nguy cơ chập cháy nếu không sử dụng đúng cách.
- Có thể gây trượt ngã nếu không sử dụng đúng chế độ.
3. Máy chạy bộ đơn năng
Đây là dòng máy chỉ tập trung vào một chức năng chính là chạy bộ, phù hợp cho những ai có nhu cầu rèn luyện sức khỏe thông qua việc chạy bộ đơn thuần.
Ưu điểm:
- Mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Tập trung vào chạy bộ, giúp nâng cao thể lực và cải thiện vóc dáng.
Nhược điểm:
- Chỉ có một chức năng chạy bộ, dễ gây nhàm chán.
4. Máy chạy bộ đa năng
Máy chạy bộ đa năng là dòng máy hiện đại, tích hợp nhiều chức năng như chạy bộ, đai massage, gập bụng, đĩa xoay eo… giúp tập luyện toàn diện.
Ưu điểm:
- Đa dạng bài tập, không chỉ giới hạn trong chạy bộ.
- Hỗ trợ tập luyện toàn thân, giúp người dùng có trải nghiệm đa dạng hơn.
Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Một số chức năng nâng cao có thể khó sử dụng đối với người mới tập luyện
Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà
Máy chạy bộ tại nhà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn tập luyện thể dục thể thao tiện lợi ngay tại nhà mà không cần đến phòng gym. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Trước khi sử dụng:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Kiểm tra máy được lắp đặt đúng cách, tất cả các bộ phận đều hoạt động bình thường và không có hư hỏng gì.
- Trước khi bắt đầu chạy bộ, hãy dành 5-10 phút để khởi động kỹ các khớp và cơ bắp.
- Nên mặc trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt và mang giày chạy bộ chuyên dụng để bảo vệ chân và khớp.
Trong khi sử dụng:
- Không nên tập luyện quá sức ngay từ đầu. Hãy bắt đầu với tốc độ chậm và tăng dần theo thời gian.
- Giữ cho lưng thẳng, vai thả lỏng, nhìn về phía trước và bước sải chân tự nhiên.
- Bổ sung nước trước, trong và sau khi tập luyện để tránh tình trạng mất nước.
- Nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu, hãy ngừng tập luyện và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sau khi sử dụng:
- Dành 5-10 phút để thả lỏng cơ bắp sau khi tập luyện.
- Lau sạch máy bằng khăn ẩm sau mỗi lần sử dụng.
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh để máy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc độ ẩm cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Không sử dụng máy chạy bộ nếu bạn đang mang thai hoặc có các vấn đề sức khỏe.
- Không để trẻ em sử dụng máy chạy bộ mà không có sự giám sát của người lớn.
- Không đặt các vật dụng nặng lên máy chạy bộ.
- Không sử dụng máy chạy bộ trên bề mặt không bằng phẳng hoặc trơn trượt.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy chạy bộ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.