10 cách chữa cháy nắng da cực hiệu quả ai cũng nên biết
Cách chữa cháy nắng như thế nào là điều ai cũng cần phải biết, nhất là trong mùa hè nắng nóng của Việt Nam. Da bị cháy nắng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát mà còn tiềm ẩn nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe da và sức khỏe tổng thể. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa da bị cháy nắng là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Dấu hiệu da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng (sunburn) là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá mức với tia UV từ mặt trời. Nắm bắt các dấu hiệu cảnh báo của da bị cháy nắng là bước quan trọng để bạn có thể xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi da bị cháy nắng:
1. Da ửng đỏ, nóng rát và đau khi chạm vào:
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của da bị cháy nắng. Tia UV làm tổn thương các tế bào da, khiến da bị ửng đỏ, nóng rát và đau khi chạm vào. Cảm giác này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
2. Da sưng tấy, có thể kèm theo phồng rộp:
Trong trường hợp nặng hơn, da có thể bị sưng tấy, thậm chí là phồng rộp. Các vết phồng rộp có thể chứa đầy dịch trong hoặc mủ.
3. Da khô, bong tróc:
Da bị cháy nắng thường trở nên khô và bong tróc. Khi da bong tróc, bạn có thể cảm thấy ngứa rát và khó chịu.
4. Ngứa rát, khó chịu:
Da bị cháy nắng thường gây ra cảm giác ngứa rát và khó chịu. Cảm giác này có thể khiến bạn khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?
Da bị cháy nắng bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng. Cụ thể:
- Cháy nắng mức độ nhẹ (vị trí đỏ và rát nhẹ): Những mảng bong tróc trong vài ngày và điều này thể hiện rằng làn da đang được tái tạo.
- Cháy nắng mức độ vừa phải (Các dấu hiệu ửng đỏ, sưng và có cảm giác nóng khi chạm vào): Thường phải mất khoảng 1 tuần để chữa lành hoàn toàn. Sau đó, làn da vẫn có thể diễn ra tình trạng bọc tróc trong vài ngày.
- Cháy nắng ở mức độ nghiêm trọng (Bị phồng rộp, đau đớn, da rất đỏ): Mất khoảng từ 2 đến 3 tuần để phục hồi. Khi gặp tình trạng này bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Cách chữa cháy nắng theo lời khuyên bác sĩ da liễu
Da bị cháy nắng sạm đen phải làm sao? Cách phục hồi da bị cháy nắng nhanh nhất? Đây hẳn là điều bạn đang quan tâm. Khi xử lý kịp thời và đúng cách, làn da bị cháy nắng sẽ giảm thiểu tổn thương và phục hồi nhanh hơn. Các chuyên gia khuyến nghị áp dụng các biện pháp dưới đây để phục hồi da bị cháy nắng càng nhanh càng tốt:
1. Làm dịu da bằng nước mát
Cháy nắng thực chất là phản ứng viêm của da, do đó cách hiệu quả nhất để làm dịu là hạ nhiệt độ cho vùng da bị ảnh hưởng. Khi da có dấu hiệu bỏng rát do cháy nắng, cần ngay lập tức làm mát bằng nước mát. Không nên dùng nước đá vì có thể làm tổn thương da nặng hơn; chỉ cần nước sạch mát bình thường là đủ.
Tránh sử dụng nước từ hồ bơi hoặc nước biển để làm mát da vì clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng, và muối biển có thể khiến da bị tổn thương bởi ánh nắng nhiều hơn.
2. Khám bác sĩ da liễu
Nếu da bị tổn thương nặng, phồng rộp, xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ, cách chữa cháy nắng tốt nhất là tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời. Lưu ý không sờ hay chọc vỡ các bọng nước vì có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
3. Bôi gel nha đam
Nha đam được biết đến như một loại thần dược giúp chăm sóc, nuôi dưỡng và làm dịu mát làn da. Nhờ khả năng kích thích tế bào da tái tạo, cung cấp độ ẩm, chống lão hóa, trị bỏng… nên nha đam có thể giúp xoa dịu và đưa làn da cháy nắng trở về trạng thái ban đầu.
Sử dụng một nhánh nha đam nhỏ, cắt bỏ phần vỏ cạo lấy lớp gel bên trong bôi lên da hoặc cắt phần thịt nha đam thành những miếng mỏng đắp lên da trong 15 phút rồi rửa sạch.
4. Dưỡng ẩm cho da
Cung cấp độ ẩm cho da là bước quan trọng khi da bị cháy nắng hay bất kỳ dạng kích ứng nào khác. Sau các biện pháp xử lý ban đầu, cần duy trì việc dưỡng ẩm tốt cho da để làm mềm, làm dịu và tăng tốc độ hồi phục.
Kem dưỡng ẩm nên chọn loại chứa các thành phần lành tính, đặc biệt dành cho da nhạy cảm hoặc da bị tổn thương, không chứa hương liệu hay chất tạo màu. Các thành phần không tốt trong kem dưỡng có thể gây kích ứng và làm tổn thương cháy nắng nghiêm trọng hơn.
5. Cách chữa cháy nắng bằng nước lá trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất catechin và flavonoid, những chất này có tác dụng xoa dịu cảm giác nóng rát do cháy nắng và giúp khôi phục các tế bào bị tổn thương, phồng rộp, đen sạm hiệu quả. Chính vì vậy, nếu da bị cháy nắng bạn có thể tận dụng nó để khôi phục lại sức sống và vẻ đẹp cho làn da của mình.
Chỉ cần sử dụng nước lá trà xanh đã nấu thoa lên da mặt khoảng 5 - 10 phút, một ngày thực hiện 2 lần để làn da nhanh chóng được hồi phục.
6. Dùng baking soda và bột yến mạch để chữa cháy nắng
Phương pháp này được nhiều chị em tin dùng vì không chỉ giảm tổn thương do cháy nắng mà còn mang lại cảm giác thư giãn. Pha vài muỗng baking soda với bột yến mạch trong bồn tắm chứa nước mát, ngâm mình trong khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, làn da sẽ phục hồi độ ẩm tự nhiên và giảm tình trạng kích ứng, ngứa rát.
7. Thoa mật ong
Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng. Bạn có thể sử dụng mật ong thoa trực tiếp lên da hoặc pha mật ong với một ít sữa tươi không đường lạnh rồi dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp lên da mặt. Cách này không chỉ giúp làn da nhanh chóng được dịu mát mà còn phục hồi hiệu quả.
8. Làm dịu da với sữa chua
sữa chua không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa và cả làn da của bạn. Bôi sữa chua không đường lạnh lên vùng da bị cháy nắng sẽ giúp xua tan cảm giác ngứa rát, giúp da mát lạnh, hết mẩn đỏ, không những thế còn trị được phần da đen do rám nắng. Sau khi rửa mặt sạch, bôi sữa chua lên da khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch và dùng khăn mềm lau khô da.
9. Làm mát da với dưa chuột
Sử dụng những lát dưa chuột cắt mỏng đắp lên vùng da bị cháy nắng là cách giúp cho làn da nhanh chóng được mát dịu. Hơn nữa, những loại vitamin, những dưỡng chất có trong dưa chuột sẽ giúp da phục hồi hiệu quả.
10. Mặt nạ khoai tây
Khoai tây có khả năng làm dịu làn da cháy nắng, đánh bật các vùng da đen sạm, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da mềm mại, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Thành phần axit pantothenic và các vitamin A, C, nhóm B trong khoai tây có thể trả lại cho bạn làn da trắng khỏe ban đầu.
Sử dụng khoai tây đã hấp chín, nghiền nhuyễn, trộn với một ít sữa tươi không đường một lượng thích hợp. Sau khi rửa mặt sạch thoa hỗn hợp lên da, sau 15 phút rửa lại thật sạch với nước lạnh.
Cách phòng ngừa da bị cháy nắng hiệu quả
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thảo Hiền (Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viên Da liễu TP.HCM) chia sẻ: "Càng áp dụng nhiều phương pháp chống nắng, bao gồm che chắn, bôi kem và sử dụng viên uống thì càng tăng hiệu quả bảo vệ da. Không có phương pháp nào thay thế phương pháp nào. Nếu so sánh giữa viên uống chống nắng và kem bôi chống nắng thì cần ưu tiên kem bôi và kết hợp thêm cùng các loại thực phẩm hoặc viên uống được chiết xuất từ lựu, cà chua... để tăng hiệu quả chống nắng, giảm tác động của tia cực tím đến da" -
Để không phải dùng đến cách chữa cháy nắng thì việc phòng ngừa da bị cháy nắng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe da và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 4 cách phòng ngừa da bị cháy nắng hiệu quả:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm
- Khung giờ cao điểm là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi tia UV hoạt động mạnh nhất. Hạn chế ra ngoài trời nắng trong khung giờ này hoặc che chắn da cẩn thận bằng quần áo, mũ, kính râm.
- Tránh phơi nắng quá lâu: Ngay cả khi ra ngoài trời nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, bạn cũng nên hạn chế phơi nắng quá lâu.
2. Sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng
- Lựa chọn kem chống nắng phù hợp: Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30 và PA+++, phù hợp với loại da của bạn.
- Thoa kem chống nắng đúng cách: Thoa kem chống nắng 15-20 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi lội, đổ mồ hôi nhiều.
3. Che chắn da cẩn thận khi ra ngoài trời nắng
- Mặc quần áo dài tay, dày dặn: Quần áo dày dặn có thể giúp che chắn da khỏi tia UV.
- Đội mũ rộng vành: Mũ rộng vành có thể che chắn da mặt, cổ và tai khỏi tia UV.
- Đeo kính râm: Kính râm có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV.
4. Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm giàu vitamin
- Uống nhiều nước: Nước giúp giữ cho cơ thể đủ nước và hỗ trợ quá trình phục hồi da khi bị cháy nắng.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, beta-carotene: Những vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Nguyên nhân da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng (sunburn) là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá mức với tia UV từ mặt trời. Đây là vấn đề phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè khi tia UV hoạt động mạnh. Hiểu rõ nguyên nhân da bị cháy nắng là bước đầu tiên để bạn có thể phòng ngừa và bảo vệ da hiệu quả.
1. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến da bị cháy nắng. Tia UV trong ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UVB, có khả năng xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào da, dẫn đến tình trạng da ửng đỏ, nóng rát, sưng tấy, thậm chí là phồng rộp.
2. Không sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng kem chống nắng không phù hợp
Kem chống nắng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng kem chống nắng không phù hợp với loại da và mức độ SPF không đủ cao, da sẽ dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
3. Bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến kem chống nắng bị trôi
Kem chống nắng thông thường không có khả năng chống nước lâu dài. Khi bạn bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều, kem chống nắng có thể bị trôi, khiến da không được bảo vệ và dễ bị cháy nắng.
4. Một số loại thuốc có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu,... có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc và cách bảo vệ da khi ra ngoài trời nắng.
Phục hồi làn da bị cháy nắng hoàn toàn không khó, tuy nhiên đừng vội vàng quá mà "lợn lành chữa lợn què" khiến làn da của bạn tồi tệ hơn. Ở những mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo các cách giảm cháy nắng trong bài. Nếu mức độ nặng hơn bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu nhé! Hy vọng sau bài viết chia sẻ về cách chữa cháy nắng này giúp các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề da bị cháy nắng vào mùa hè nữa!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.