Vietcombank là ngân hàng gì? Tên tiếng anh ngân hàng VCB đầy đủ?

01.12.2022 - 08:16

Ngân hàng Vietcombank là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam và được nhiều khách hàng tin dùng. Nhưng không phải ai cũng biết về ngân hàng này là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Và còn có rất nhiều câu hỏi như ngân hàng Vietcombank là ngân hàng gì? Ngân hàng VCB có uy tín không? Tên tiếng anh đầy đủ của ngân hàng Vietcombank là gì?…..Vậy hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng này nhé!

Mục lục
Xem thêm
Vietcombank là ngân hàng gì
Vietcombank là ngân hàng gì

Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng gì?

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, còn được gọi là “Vietcombank”, là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa.
  • Tên tiếng anh đầy đủ của ngân hàng Vietcombank là: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.  

Tổng quan về ngân hàng Vietcombank

Thông tin cơ bản

Loại hìnhDoanh nghiệp cổ phần nhà nước
Ngành nghềNgân hàng
Thể loạiTài chính
Thành lập01/04/1963
Trụ sở chính198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nhân viên chủ chốtNghiêm Xuân Thành – chủ tịch hội đồng quản trị, Phạm Quang Dũng – Tổng giám đốc
Tổng tài sản574.260 tỷ đồng (31/12/2014)
Số nhân viên20.115 (2020)
Websitewww.vietcombank.com.vn

Hoạt động kinh doanh

Cá nhân

  • Tài khoản
  • Thẻ Tiết kiệm & đầu tư
  • Chuyển & Nhận tiền
  • Cho vay cá nhân

Doanh nghiệp

  • Dịch vụ thanh toán
  • Dịch vụ séc
  • Trả lương tự động
  • Thanh toán Billing
  • Dịch vụ bảo lãnh
  • Dịch vụ cho vay
  • Thuê mua tài chính
  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài
  • Kinh doanh ngoại tệ

Định chế tài chính

  • Ngân hàng đại lý
  • Dịch vụ tài khoản
  • Mua bán ngoại tệ
  • Kinh doanh vốn
  • Tài trợ thương mại
  • Bao thanh toán

Ngân hàng điện tử

  • Ngân hàng trực tuyến
  • SMS Banking
  • Phone Banking
  • VCB-Money
  • VCB-eTourVCB-eTopup

Công ty con

  • Công ty Chứng khoán Vietcombank
  • Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank
  • Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank
  • Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông
  • Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.
  • Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Vietcombank

Tính tới ngày 30/06/2020, ngân hàng Vietcombank có tổng cộng:

  • 20.115 nhân viên
  • VietcomBank sở hữu hơn 560 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện…gồm 01 Hội sở chính, 111 chi nhánh, hơn 441 phòng giao dịch trải dài khắp các tỉnh thành Việt Nam.
  • Hơn 2.536 máy ATM, gần 60.000 điểm thanh toán thẻ tiện lợi.
  • Một Trụ sở chính
  • Một Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank
  • Hai Trung tâm xử lý tiền mặt
  • Một trăm mười sáu chi nhánh trên toàn quốc
  • Bốn công ty con ở Việt Nam
  • Ba Công ty con ở nước ngoài
  • Hai công ty liên doanh
  • Một công ty liên kết
  • Một văn phòng đại diện ở Mỹ
  • Một văn phòng đại diện ở Singapore
  • Một văn phòng đại diện ở Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, ngân hàng Vietcombank còn phát triển một hệ thống Auto bank với hơn 2.100 cây ATM và hơn 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.

Ý nghĩa Logo ngân hàng Vietcomabank

Ý nghĩa mà logo ngân hàng Vietcombank muốn truyền đạt đó là một thông điệp đầy tính sâu sắc:

Màu xanh lá đặc trưng của ngân hàng là biểu tượng của tự nhiên. Với khát vọng cuối cùng là phát triển một cách bền vững và đầy chuẩn mực. 
Chữ V màu xanh trong logo vừa là điểm nhấn mà còn vừa thể hiện được ý nghĩa chiến thắng trong thông điệp mà Vietcombank muốn gửi gắm ( Victory) 
Hình ảnh khép kín trong logo thể hiện sự gắn kết đồng tâm, biểu tượng cho trái tim xanh, trái tim của sự đoàn kết

Logo ngân hàng VCB
Logo ngân hàng VCB

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Ngân Hàng Vietcombank

Quá trình phát triển của Vietcombank
Quá trình phát triển của Vietcombank 

Để có được những thành tựu vẻ vang như ngày nay, VietcomBank cũng trải qua quá trình hình thành vô cùng nỗ lực.

  • Tiền thân của VietcomBank chính là Sở Quản lý Ngoại hối, trực thuộc ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( thành lập ngày 20/01/1955).
  • VietcomBank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1963 với tên gọi là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
  • Năm 2007, ngân hàng VietcomBank trở thành đơn vị ngân hàng đầu tiên được Chính phủ thí điểm cổ phần hóa.
  • Tới ngày 26/12/2007, ngân hàng VietcomBank lần đầu ra mắt công chứng cổ phiếu.
  • Hoạt động là một ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 02/06/2008.
  • Cổ phiếu ngân hàng VietcomBank ( mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM từ ngày 30/06/2009.
  • Ngày 30/09/2011: Mizuho (Nhật Bản) chính thức chi 567,3 triệu USD mua 15% cổ phần của ngân hàng Vietcombank.
  • Năm 2022: Vietcombank đặt mục tiêu phát triển.

- Tổng tài sản: Tăng 8%. 
- Dư nợ tín dụng: Tối đa tăng 15%. 
- Huy động vốn: Tăng 9%. 
- Lợi nhuận trước thuế: Tăng tối thiểu 12%. 
- Tỷ lệ nợ xấu: Thấp hơn 1.5%.

Một số thông tin liên quan đến dịch vụ ngân hàng Vietcombank 

Các đầu số tài khoản ngân hàng Vietcombank

Thẻ Vietcombank
Thẻ Vietcombank
  • Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ thì việc sử dụng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng là điều có lẽ không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người còn có sự nhầm lẫn giữa số tài khoản và số thẻ ngân hàng trong khi thực hiện các thao tác giao dịch. Trên thực tế số tài khoản chính là dãy số được ngân hàng cung cấp cho từng khách hàng khi họ mở thẻ tại ngân hàng đó. Số tài khoản sẽ được cấu tạo, sắp xếp theo một cấu trúc nhất định và hoàn toàn khác nhau giữa từng khách hàng. Số tài khoản thường được gửi đến người sử dụng thông qua email hay đính kèm trong phong bì để thẻ ngân hàng gửi đến cho từng người.
  • Và số tài khoản của ngân hàng VCB hiện nay được quy định gồm 13 số được mã hóa riêng để thể hiện cho tên ngân hàng, chi nhánh, loại tài khoản cũng như loại tiền tệ và mã khách hàng khi mở thẻ tại ngân hàng VCB. Ví dụ như số tài khoản ngân hàng là 0041234567890 thì sẽ cấu tạo như sau:
    • 004 là đầu số tài khoản thể hiện mã của chi nhánh ngân hàng
    • Số 1 sau đó thể hiện loại tài khoản
    •  23 là ký hiệu của loại tiền tệ
    • Còn lại 4567890 chính là mã của khách hàng
  • Do số lượng thẻ ngày càng nhiều và đa dạng nhiều loại thẻ, do đó ngân hàng VCB cũng đưa ra nhiều đầu số tài khoản để dễ dàng hơn trong việc quản lý, cụ thể đó là: 001, 004, 007, 0491.

Phí chuyển tiền ngân hàng VCB

Phí chuyển tiền Vietcombank
Phí chuyển tiền Vietcombank

Vietcombank miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch chuyển tiền trên kênh ngân hàng số VCB Digibank, miễn phí duy trì dịch vụ VCB Digibank và phí quản lý 01 tài khoản mặc định đăng ký VCB Digibank:

Loại phí

Mức phí hiện hành

(Chưa gồm VAT)

Mức phí mới áp dụng từ 01/01/2022

Phí quản lý tài khoản mặc định trên VCB Digibank2.000 VNĐ/tháng

Miễn phí

Phí duy trì dịch vụ VCB Digibank10.000 VNĐ/tháng
Chuyển tiền từ trong hệ thống Vietcombank

Từ 2.000 VNĐ/giao dịch

Đến 5.000 VNĐ/giao dịch

Chuyển tiền đi khác hệ thống Vietcombank qua Ngân hàng Nhà nước

Từ 6.000 VNĐ/giao dịch

Đến 950.000 VNĐ/giao dịch

Chuyển tiền nhanh 24/7 đi khác hệ thống Vietcombank

Từ 5.000 VNĐ/giao dịch

Đến 1.000.000 VNĐ/giao dịch

Chuyển tiền nhanh 24/7 qua thẻ trên VCB Digibank

Từ 5.000 VNĐ/giao dịch

Đến 0,02% giá trị giao dịch

Để tối ưu hiệu quả tài chính, phù hợp với nhu cầu giao dịch cho mỗi khách hàng, Vietcombank thực hiện điều chỉnh cơ chế tính Phí duy trì dịch vụ SMS chủ động như sau:

Loại phíMức phí hiện hành (chưa gồm VAT)Mức phí mới áp dụng từ ngày 01/01/2022 (chưa gồm VAT)
Duy trì dịch vụ10.000 VNĐ/tháng/số điện thoại

Phí tính theo số lượng tin nhắn trong tháng:

  • Dưới 20 tin nhắn: 10.000 VNĐ/tháng/số điện thoại.
  • Từ 20 đến dưới 50 tin nhắn: 25.000 VNĐ/tháng/số điện thoại.
  • Từ 50 đến dưới 100 tin nhắn: 50.000 VNĐ/tháng/số điện thoại.
  • Từ 100 tin nhắn trở lên: 70.000 VNĐ/tháng/số điện thoại.

Các bạn cũng có thể thay thế dịch vụ SMS chủ động bằng cách chuyển sang sử dụng dịch vụ thông báo số dư qua OTT (dịch vụ OTT Alert). Dịch vụ OTT Alert HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ mà vẫn hỗ trợ đầy đủ các thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ, nhắc lịch trả nợ định kỳ, các thông tin dịch vụ, các chương trình ưu đãi nổi bật và nhiều thông tin khác từ Vietcombank ngay trên ứng dụng VCB Digibank

Trong trường hợp muốn hủy dịch vụ SMS chủ động đang sử dụng, các bạn chỉ cần soạn tin nhắn VCB CD HUY gửi tới đầu số 6167.

Lợi ích khi sử dụng ngân hàng VCB

Những lợi ích khi sử dụng Vietcombank
Những lợi ích khi sử dụng Vietcombank

Ngân hàng VCB mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vô cùng thú vị về các dịch vụ, đặc biệt là thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi:

  • Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như gửi tiền, rút tiền ngay tại các quầy, các chi nhánh ngân hàng hay cũng có thể thực hiện qua các cây ATM của VCB ở bất kỳ nơi đâu một cách nhanh chóng, tiện lợi.
  • VCB cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch online nhanh chóng như VCB banking, VCB phone 
    banking,…
  • Đối với một số tài khoản thanh toán theo định kỳ thì sẽ được ngân hàng chuyển trực tiếp từ tài khoản của khách hàng đến với người nhận mà không cần mất quá nhiều thời gian để thực hiện giao dịch.

Bên cạnh đó, VCB còn mang đến dịch vụ an toàn, bảo mật cho tất cả những khách hàng sử dụng. Thông tin cá nhân của khách hàng đều sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối và khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng VCB cũng sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm nhất định.

Vietcombank cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào

Các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank
Các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank

VietcomBank là một trong những ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:

Dịch vụ thẻ

  • Vietcombank cung cấp cho khách hàng 13 loại thẻ tín dụng.
  • Vietcombank cung cấp khách hàng đến 6 loại thẻ ghi nợ.

Gửi tiền tiết kiệm

Các sản phẩm như : Tiết kiệm trả lãi sau, Tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kỳ, tiết kiệm tự động , tích lũy kiều hối, tiết kiệm online .

Cho vay cá nhân

  • Vay tiêu dùng.
  • Vay mua bất động sản.
  • Cho vay mua ô tô.
  • Cho vay kinh doanh : Cho vay kinh doanh trung hạn, Kinh doanh tài lộc

Chuyển tiền và nhận tiền

  • Chuyển và nhận tiền trong nước.
  • Chuyển tiền từ Việt Nam tới nước ngoài.
  • Nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam.

Ngân hàng điện tử

  • Ngân hàng số VCB Digibank trên ứng dụng Mobile Banking Vietcombank.
  • Ngân hàng số VCB Digibank trên trình duyệt web.
  • Ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking.
  • Ngân hàng qua tổng đài 24/7 VCB-Phone B@nking.
  • Ngân hàng số VCB Digibank trên ứng dụng VCBPAY.

Bảo hiểm

  • Bảo hiểm vững ước mơ.
  • Bảo hiểm cả nhà vui khỏe.
  • Bảo hiểm sống khỏe – Bảo hiểm bệnh ung thư.
  • Bảo hiểm FWD đón đầu thay đổi 2.0.
  • Bảo hiểm tiết kiệm – FWD giúp con vươn xa.

Ngoài ra còn các sản phẩm dịch cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và khách hàng ưu tiên.

Thẻ Vietcombank được rút ở ngân hàng nào

Hiện tại, ngân hàng Vietcombank đã liên kết với nhiều ngân hàng trong nước và quốc tế để khách hàng có thể dễ dàng rút tiền ở bất cứ ATM nào. Danh sách này bao gồm:

  • Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
  • Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
  • Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
  • Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)
  • Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank)
  • Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
  • Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
  • Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EXIMBANK)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng liên doanh Shinhanvina (SVB)
  • Ngân hàng TMCP Indovina (Indovinabank – IVB)
  • Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank – MSB)
  • Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
  • Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank)
  • Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
  • Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK – NASB)
  • Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
  • Ngân hàng Liên doanh VID PUBLIC (VID Public Bank)
  • Ngân hàng TNHH 1 thành viên HongLeong (Hong Leong Bank | HLBVN)
  • Ngân hàng TNHH 1 thành viên Standard Chartered (Standard Chartered Bank)
  • Ngân hàng nhà Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)

Ngoài ra với những Ngân hàng sử dụng dịch vụ chuyển mạch SmartLink liên mạng qua BanknetVN hoặc VNBC, bạn cũng có thể rút tiền được, như:

  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigon Bank)
  • Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
  • Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
  • Ngân hàng TMCP Xăng Dầu (PG Bank)
  • Ngân hàng TMCP Đại Tín (TRUSTBank)
  • Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB)
  • Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB)
  • Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)
  • Ngân hàng TMCP Đại Á (DAB)

Ngân hàng Vietcombank có uy tín không

Ngân hàng Vietcombank có uy tín không
Ngân hàng Vietcombank có uy tín không

Với số lượng khách hàng ngày một tăng và chất lượng dịch vụ ngày càng tốt thì Vietcombank là một ngân hàng rất tốt và uy tín rồi 

Không chỉ có lịch sử phát triển lâu năm, Vietcombank còn là Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam hiện nay và đạt được nhiều giải thưởng uy tín bởi các tổ chức trong và ngoài nước:

  • Vinh dự trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney bình chọn.
  • Lọt Top 100 doanh nghiệp quyền lực được xếp hạng bởi Tạp chí Nikkei của Nhật.
  • Đạt danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Finance Asia thẩm định.
  • Lọt Top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn năm 2020 (Vietcombank xếp thứ hạng 937).
  • Vietcombank nằm trong Top 100 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam do Anphabe và Công ty Intage đánh giá.
  • Là Ngân hàng giao dịch tốt nhất mang đến dịch vụ ngoại hối tốt nhất và ngân hàng sở hữu dịch vụ quản lý tiền mặt chất lượng nhất do The Asean Banker nhận định.
  • VCB-Mobile B@nking là “Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam” năm 2020 do The Asian Banker bình chọn.
  • Nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” và giải thưởng “Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam” năm 2020 do The Asian Banker trao tặng.
  • Trở thành đại diện Ngân hàng Việt Nam duy nhất góp mặt trong bảng xếp hạng 30 ngân hàng lớn mạnh nhất Châu Á – Thái Bình dương.
  • Vietcombank dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2020 (Theo Vietnam Report).

Thời gian làm việc của ngân hàng Vietcombank

Thời gian làm việc của ngân hàng Vietcombank
Thời gian làm việc của ngân hàng Vietcombank

Năm 2021, hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch của Vietcombank phục vụ quý khách hàng từ thứ Hai đến thứ Sáu mỗi tuần, trừ một số chi nhánh làm việc vào thứ Bảy.

Ngoài ra, cũng tùy vào khí hậu và tập quán, hoặc yêu cầu công việc mà các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch của Vietcombank ở khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam khác nhau có thời gian giao dịch không giống nhau. Chẳng hạn:

Lịch làm việc tại Hà Nội

Đối với Trụ sở chính của Vietcombank (tại 198 Trần Quang Khải Hoàn Kiếm, Hà Nội), lịch làm việc cụ thể như sau:

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Buổi sáng: Từ 08h00 đến 12h00.
  • Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00.

Các sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội có lịch làm việc như sau:

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 8h00 – 12h00) và Chiều (từ 13h00 – 16h30).
  • Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h30 – 12h00) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).

Lịch làm việc tại TP. HCM

Lịch làm việc của ngân hàng Vietcombank tại các chi nhánh ở TP. HCM như sau:

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (7h30 – 11h30) và Chiều (13h00 – 16h30).
  • Các phòng giao dịch: Sáng (8h00 – 11h30) và Chiều (13h00 – 16h00).

Lịch làm việc ở khu vực miền Bắc

Những chi nhánh, phòng giao dịch Vietcombank ở khu vực miền Bắc gồm Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái, Quảng Ninh, Hạ Long, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Nam Hải Phòng và Phố Hiến.

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h30).
  • Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).

Riêng chi nhánh Lào Cai, có thêm thời gian làm việc vào Thứ Bảy, sáng từ 7h30 – 11h30.

Lịch làm việc ở khu vực miền Trung

Các chi nhánh ngân hàng Vietcombank thuộc khu vực miền Trung gồm có: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Vinh, Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Nha Trang và Ninh Thuận có lịch làm việc như sau:

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h30 – 17h00).
  • Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30) và Chiều (từ 13h30 – 16h30).

Riêng chi nhánh ở Đà Nẵng làm việc vào sáng Thứ Bảy từ 8h00 – 11h00.

Lịch làm việc ở khu vực Tây Nguyên

Các chi nhánh, phòng giao dịch của Vietcombank tại những tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng và Kon Tum có lịch làm việc như sau:

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h30 – 16h30).
  • Phòng giao dịch: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).

Lịch làm việc ở khu vực miền Nam

Các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng Vietcombank tại khu vực miền Nam như Sóng Thần, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Long Khánh, Tây Ninh, An Giang, Châu Đốc, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre và Phú Quốc có thời gian làm việc như sau:

  • Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
  • Sở giao dịch, các chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h30).
  • Các phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).

Thông tin liên hệ ngân hàng Vietcombank

Bạn có thể liên hệ ngân hàng Vietcombank theo các kênh thông tin sau:

Tổng đài liên hệ: 1900 54 54 13 
Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà VCB Tower – 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
Facebook: https://www.facebook.com/ilovevcb 
YouTube: Vietcombank

Các câu hỏi thường gặp về ngân hàng Vietcombank?

1. Ngân hàng Vietcombank viết tắt là gì?  

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) tên viết tắt: "Vietcombank", mã giao dịch trên sàn chứng khoán là "VCB" 

Vì thế, ngân hàng này còn được biết với một tên viết tắt khác là VCB -  Vietcombank – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đều là một.

2. Vietcombank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân  

Ngân hàng VCB/ Vietcombank có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Đúng như tên gọi, đây là ngân hàng phát triển theo mô hình ngân hàng thương mại, thiết lập trên cơ sở cổ phần có nhiều tổ chức khác nhau. 

Ngân hàng Vietcombank chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 4 năm 1963. Đây là ngân hàng nhà nước đầu tiên được cổ phần hóa và chính thức hoạt động với tư cách là ngân hàng thương mại từ năm 2008.

3. Mã ngân hàng Vietcombank là gì?  

Ngân hàng Vietcombank cũng có mã riêng, hay còn gọi là Swift Code: BFTVVNVX

4. Ngân hàng Ngoại thương là gì  

Nếu bạn còn đang thắc mắc ngân hàng ngoại thương là gì thì Vietcombank chính là ví dụ điển hình nhất. Đây là ngân hàng thương mại, hoạt động dưới sự góp vốn của nhiều cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước và cổ đông tư nhân.

Kết luận: Trên đây là những thông tin về ngân hàng Vietcombank mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc Vietcombank là ngân hàng gì, Vietcombank có uy tín không? Cảm ơn bạn đã đón đọc. 

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!