Cấu trúc và chức năng của da: Chìa khóa cho làn da đẹp
Bài viết này sẽ khám phá cấu trúc phức tạp và các chức năng đa dạng của da, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc làn da.
Có bao giờ bạn tự hỏi cấu trúc da mặt mình như thế nào hay không? Việc tìm hiểu kĩ các cấu tạo, chức năng của da mặt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm ra các phương pháp để bạn có thể chăm sóc da mặt một cách tốt nhất có thể. Vậy da mặt người bình thường có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện về da mặt của mình nhé các chị em!
Tầm quan trọng của da đối với cơ thể.
Da là một cơ quan đa chức năng, bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể. Nó gồm nhiều lớp tế bào và mô liên kết, tạo nên một hàng rào bảo vệ hiệu quả.
Da không chỉ là lớp bọc bên ngoài, mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu:
- Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại
- Điều hòa thân nhiệt
- Cảm nhận môi trường xung quanh
- Tổng hợp vitamin D
- Tiết chất nhờn và mồ hôi
Cấu trúc da gồm mấy lớp?
Da của chúng ta có cấu trúc phức tạp, gồm 3 lớp chính: biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp này lại có những lớp nhỏ hơn với cấu tạo và chức năng riêng biệt. Bên cạnh các phần chính thì da còn có các phần phụ như: các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.
Da có cấu tạo các lớp như sau:
1. Biểu bì
Biểu bì là lớp da nằm ở bên ngoài cùng của cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Nó chủ yếu gồm các tế bào keratin hóa gọi là tế bào sừng. Chúng ta có thể nhìn và chạm được nó một cách dễ dàng.
- Cấu tạo: Tế bào sừng, tế bào hắc tố, tế bào Langerhans
- Độ dày: 0.05 - 1.5 mm
- Màu sắc: Phụ thuộc vào lượng melanin
Chức năng của lớp biểu bì:
Lớp biểu bì đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Tạo hàng rào bảo vệ
- Ngăn chặn sự mất nước
- Sản xuất melanin để bảo vệ khỏi tia UV
- Tham gia vào quá trình miễn dịch của da
Cấu tạo lớp biểu bì:
Lớp biểu bì gồm 5 lớp tế bào, phát triển và tự đổi mới mỗi 28 ngày, giúp hình thành sừng ở biểu bì, tạo nên sự khác biệt hóa ở tầng biểu bì.
- Lớp đáy (hay stratum basale): đây là lớp nằm ở sâu bên trong cùng của biểu bì, là nơi sản sinh các tế bào keratinocyte.
- Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum): Ở lớp này, các tế bào keratinocytes sẽ sản sinh chất sừng (các sợi protein) hình con suốt.
- Lớp hạt (hay stratum granulosum): Tại đây, sẽ điễn ra quá trình sừng hóa, bởi các tế bào sẽ sản sinh ra các hạt nhỏ biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
- Lớp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
- Lớp sừng (hay stratum corneum): Đây là lớp nằm ngài vùng biểu bì. Nó rất dày, có tới 20 lớp da. Bên cạnh đó còn có các tế bào chết được bong ra trong quá trình bong vảy và chuyển đến các tuyến bã nhờn.
2. Trung bì
Trung bì hay còn gọi là chân bì, là lớp nằm giữa biểu bì và hạ bì, tạo nên phần lớn độ dày của da. Trung bì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp độ đàn hồi, độ bền và các chức năng khác cho da.
- Cấu tạo: Collagen, elastin, tế bào sợi, tế bào mast
- Độ dày: 0.5 - 3 mm
- Chức năng: Đàn hồi, hỗ trợ
Chức năng của lớp trung bì:
Trung bì là một lớp da rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến vẻ đẹp và sức khỏe của làn da. Collagen và elastin trong trung bì giúp da của bạn căng mịn và đàn hồi. Khi chúng ta già đi, sản xuất hai chất này giảm dần, dẫn đến nếp nhăn hình thành. Hoặc khi trung bì bị tổn thương, da sẽ dễ bị nhăn, chảy xệ, mất độ đàn hồi và dễ bị nhiễm trùng.
Dưới đây là các chức năng quan trong của lớp trung bì:
- Cung cấp độ đàn hồi và sức mạnh cho da
- Chứa các mạch máu nuôi dưỡng da
- Chứa các đầu dây thần kinh cảm giác
- Sản xuất dầu và mồ hôi
Cấu tạo lớp trung bì:
Trung bì chủ yếu bao gồm:
- Sợi collagen và elastin: Đây là những loại protein tạo nên khung đỡ cho da, giúp da có độ đàn hồi và săn chắc.
- Mạch máu: Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào da.
- Dây thần kinh: Tiếp nhận các cảm giác như nóng, lạnh, đau, chạm.
- Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn: Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và bảo vệ da.
- Nang lông: Là nơi bắt đầu của sợi lông.
- Các tế bào miễn dịch: Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
3. Hạ bì
Hạ bì là lớp sâu nhất của da, nằm bên dưới trung bì. Lớp này chủ yếu bao gồm mô mỡ và các sợi liên kết, đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ cơ thể.
- Cấu tạo: Mô mỡ, mạch máu, dây thần kinh, túi lông
- Độ dày: Thay đổi tùy vị trí trên cơ thể
- Chức năng: Cách nhiệt, đệm
Chức năng của lớp hạ bì
Hạ bì là một lớp quan trọng của da, đóng vai trò bảo vệ và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Cụ thể các chức năng của hạ bì gồm:
- Cách nhiệt cho cơ thể
- Lưu trữ năng lượng dưới dạng mỡ
- Liên kết da với các cơ quan bên dưới
- Chứa các mạch máu và dây thần kinh lớn
Cấu tạo của hạ bì
- Mô mỡ: Chiếm phần lớn hạ bì, giúp cách nhiệt, dự trữ năng lượng và làm giảm lực tác động lên các cơ quan bên trong.
- Mạch máu: Cung cấp máu nuôi dưỡng các lớp da bên trên.
- Dây thần kinh: Truyền các tín hiệu cảm giác.
- Túi lông: Nơi chứa chân lông.
Chức năng chính của da là gì?
Da không chỉ là lớp bọc bên ngoài, mà còn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các chức năng này nhé!
1. Chức năng bảo vệ
Đương nhiên rồi, da nằm ở bên ngoài cùng của cơ thể, là nơi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân của môi trường như: nắng, gió, bụi bẩn... Vì vậy, da giống như một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể.
Đồng thời da còn có chức năng giúp cân bằng độ ẩm cho cơ thể. Nó ngăn tình trạng cơ thể bị mất nươc, là một lớp lưới giúp chống thấm và ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc hại vào sâu bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó, da còn bảo vệ ta một phần khỏi những tia UV khi đi dưới ánh nắng mặt trời nhờ các sắc tố Melanin.
2. Điều hòa nhiệt độ
Đây có thể là điều xa lạ đối với các chị em phụ nữ. Nhưng thực chất, da có thể điều hòa cơ thể thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu ở lớp hạ bì đấy nhé. Da điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách nào? Hãy lấy ví dụ bên ngoài trời đang nắng gắt, nhiệt độ rất cao, việc da tiết mồ hôi là để làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, dưới da còn có một lớp mỡ có chức năng cách nhiệt, giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
3. Tiếp nhận cảm giác
Chắc hẳn ai cũng biết rõ chức năng này thông qua việc cảm nhận nhiệt độ như nóng hay lạnh, trả lời lại các phản ứng cơ thể như đau, ngứa...nhờ các dây thần kinh ở lớp hạ bì. Nhờ có chức năng cảm giác mà cơ thể có thể thích nghi được với ngoại cảnh và tránh được các tác nhân tiêu cực.
4. Chức năng bài tiết
Da là hệ thống loại bỏ chất thải lớn nhất của cơ thể. Độc tố được giải phóng qua các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông.
- Tuyến mồ hôi: tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt
- Tuyến bã nhờn: tiết dầu để giữ ẩm và bảo vệ da
5. Tổng hợp vitamin D
Da có khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:
- Vitamin D cần thiết cho sức khỏe xương
- Giúp hấp thu canxi và phốt pho
Tuy nhiên, đừng quên bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến da
Làn da của chúng ta chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp bạn chăm sóc da hiệu quả hơn.
Gen di truyền
Gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định:
- Loại da (khô, dầu, hỗn hợp)
- Màu da
- Khả năng chống lão hóa
Vì vậy bạn có thể thừa hưởng làn da đẹp từ cha mẹ, nhưng cũng có thể kế thừa những vấn đề về da nữa đấy!
Môi trường
Sống ở thành phố ô nhiễm có thể khiến da bạn dễ bị kích ứng và lão hóa sớm hơn. Vì các yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe làn da:
- Ánh nắng mặt trời
- Ô nhiễm không khí
- Độ ẩm
- Nhiệt độ
Tuổi tác
Khi chúng ta già đi, da cũng thay đổi:
- Giảm sản xuất collagen và elastin
- Da mỏng và kém đàn hồi hơn
- Xuất hiện nếp nhăn và đốm nâu
Vì vậy ngay từ sớm bạn hãy có kế hoạch chăm sóc da đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Dinh dưỡng
Bạn đã bao giờ nghe câu "Bạn là những gì bạn ăn" chưa? Điều này đúng với làn da của bạn đấy! Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da:
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da
- Thiếu nước có thể khiến da khô và nhăn
- Thực phẩm nhiều đường có thể gây mụn
Sức khỏe tổng thể
Sức khỏe tổng thể sẽ ảnh hưởng lớn đến làn da của bạn. Vì thế bí quyết để có làm da đẹp thì cũng cần khoẻ cả từ bên trong nữa nhé:
- Stress có thể gây mụn và làm trầm trọng các vấn đề về da
- Thiếu ngủ khiến da xỉn màu và kém săn chắc
- Tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu, mang lại làn da khỏe mạnh
Cách chăm sóc da cơ bản hàng ngày đúng cách
Hiểu rõ cấu trúc và chức năng của da giúp bạn chăm sóc làn da hiệu quả hơn. Dưới đây là một số tips chăm sóc da cơ bản:
Làm sạch da
- Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với loại da
- Tránh rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
- Sử dụng nước ấm, không quá nóng
Dưỡng ẩm
- Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da
- Thoa kem dưỡng ẩm khi da còn hơi ẩm
- Dưỡng ẩm cả ngày và đêm
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Tia UB có thể xuyên qua cửa kính, và nó hoạt động kể cả khi trời mưa hay trời nắng, mùa đông hay mùa hè. Vì vậy, hãy bôi kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà
- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
- Tránh ra ngoài vào giờ nắng gắt
- Đeo kính râm và mũ rộng vành
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
- Bổ sung omega-3 và vitamin C
- Uống đủ nước mỗi ngày
Thói quen sinh hoạt khoa học
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể sản xuất collagen, protein, và 2 thành phần này đều rất quan trọng cho làn da khỏe mạnh
- Ngủ đủ giấc mỗi đêm
- Tập thể dục đều đặn
- Quản lý stress hiệu quả
Da không chỉ là lớp bọc bên ngoài, mà còn là một cơ quan phức tạp với nhiều chức năng quan trọng. Hiểu rõ về cấu trúc và chức năng của da giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc da đúng cách.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.