Bạn đã hiểu đúng về chất cấp ẩm siêu xịn - Emollient?

Thảo Una 12 tháng 04, 2023 - 15:52 (GMT +07)   Bạn đã hiểu đúng về chất cấp ẩm siêu xịn - Emollient?

Emollient có lẽ không còn quá xa lạ đối với các tín đồ làm đẹp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác về thành phần này trong mỹ phẩm. Bài viết sau sẽ giới thiệu chi tiết và cụ thể về thành phần emollients có trong mỹ phẩm.

emollient-chat-lam-mem-scaled-1

Emollient là gì?

Emolient được xem là chất làm mềm da, có tác dụng bôi trơn dưỡng ẩm cho bề mặt da, là một thành phần quan trong trong các loại mỹ phẩm.

Như chúng ta đã biết, tầng biểu bì gồm 4 dến 5 tầng và ở tầng cuối cùng là tầng đáy (hay còn gọi là basale layer) thường xuyên đào thải ra tế bào sừng (Keratinoeyte) hình thành nên lớp sừng bong tróc trên bề mặt da, gây ra tình trạng khô nứt trong da.

Để khắc phục tình trạng đó emolient có tác dụng len lỏi vào trong các tế bào da bị rạn nứt, qua đó làm mềm mịn bề mặt da nên emolient được sự dụng làm mềm da cho các da dễ bị kích thích và viêm. 

Có thể nói emolients là dạng kết hợp giữa occlusives ( chất khóa ẩm)  và humectants ( chất hút ẩm) vậy nên không khó để liệt kê ra những thành phần "nửa nạc nửa mỡ" như: silicone, oil, acid béo, squalene. Đặc biệt còn có Ceramides và Elastin vốn là những chất cấu thành nên liên kết tế bào da.

Emollient là gì
Emollient là gì?

Emollient thường có mặt trong mỹ phẩm nào? 

Không những có mặt trong các kem dưỡng ẩm, mà Emolient còn là thành phần quan trọng trong các loại mỹ phẩm khác nhau như : Toner (Klairs, Simple...), Serum (Serum của nhà Hada Labo,  tinh chất dưỡng ẩm của The ordinary, tinh chất dưỡng ẩm L'Oreal...), các dạng xịt khoáng (La roche Posay,  Bioderma...) và kể cả các sản phẩm dùng trong trang điểm cũng có một lượng Emolient cụ thể. 

Thông thường các loại mỹ phẩm có chứa thành phần Emolient có các dạng kháng nhau của nó bao gồm: 

  • Stearic Acid
  • Ceramides
  • Squalene
  • Butters (Cocoa, shea…)
  • Cetyl alcohol
  • Arachidyl Alcohol
  • Triethylhexanoin
  • Canola Oil

Công dụng của Emolient đối với da 

Làm mền và mịn bề mặt da

Emollient có thể khắc phục được tình trạng khô ráp của da, Emolient len lỏi vào khe hở giữa các tế bào, lấp đầy các khe hở đó, giúp da trở nên mềm mại và mịn màng hơn. Ngoài ra, một số chất thuộc nhóm emolient còn có khả năng sửa chữa và kích thích tái tạo da. 

Cấp ẩm cho da

Vì Emolient là hợp chất được kết hợp giữa occlusives (chất khóa ẩm) và humectants (chất hút ẩm) nên có khả năng cung cấp một độ ẩm cần thiết cho da để duy trì độ đàn hồi cũng như khỏe mạnh trên da. 

meo-skincare-cho-da-dau-mun-cuc-hieu-qua-mua-he-4-1
Công dụng của Emollient

Tránh tình trạng mụn trên da

Đặc tính của nước là di chuyển từ môi trường ưu trương sang môi trường nhược trương. Nếu không cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da, da sẽ khiến da trở nên khô ráp, theo cơ chế hoạt động của da, da sẽ tiết ra một lượng dầu và bã nhờn lâu ngày bả nhờn này sẽ tích tụ thành những nốt mụn.

Vì thế nhờ tác dụng làm mềm và cấp ẩm Emolient sẽ có tác dụng đáng kể trong việc tránh tình trạng mụn.

Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về da liễu

Không những có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da và ngăn ngừa mụn mà Emollient còn có lợi đối với những người mắc các bệnh như chàm, vẩy nến và viêm da cơ địa nhờ cơ chế làm mềm của Emollient.

Quy trình dưỡng ẩm hiệu quả cho da

emollient-la-gi-2
Quy trình dưỡng ẩm da với Emollient 

Bước 1: Để làn da được mềm mại, mịn màng và tươi trẻ, cần tránh các tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường gây khô và bong tróc da như sau:

  • Không khí quá hanh khô: Bật máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với gió.
  • Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày: Chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần 1 ngày để tránh tình trạng mất nước cho da.
  • Không nên sử dụng thuốc lợi tiểu: Bởi không nhưng thuốc lợi tiểu gây rình trạng mất nước cho toàn cơ thể mà da mặt cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 

Bước 2:

Để có một quy trình dưỡng ẩm hiệu quả nhất bạn cần phải hiểu cẩn thận về vấn đề da của bản thân, như cầu về cấp ẩm và giữ ẩm như thế nào. Bởi lẽ, mỗi làn da sẽ có một như cầu riêng về dưỡng ẩm. Bạn cần hiểu rõ da mình là da dầu, da khô, da nhạy cảm, da mụn... và các vấn đề mà da mình đang gặp phải.  

Bước 3: Thiết kế một chu trình skincare hợp lý

Sử dụng các loại mỹ phẩm theo tuần tự từ lỏng đến đặc dần: ampoule - serum – emulsion – lotion – gel – cream- ointment.

Các mỹ phẩm có thể chia làm 3 dạng như sau, bao gồm: Dầu (oil-based), nước (water-based) và cuối cùng là dạng kết hợp từ 2 phần dầu - nước

Nếu bạn có làn da khô, hãy chọn cho mình phần oil - Base nhiều hơn, sản phẩm đậm đặc hơn và phát huy cơ chế dưỡng ấm tối đa (các sản phẩm có chứa thành phần Emolient).

Còn nếu da dầu nhờn hoặc da hỗn hợp, phần "nước" mỏng nhẹ, thấm nhanh, thoáng mặt sẽ là lựa chọn phù hợp.

Lưu ý: Không phải da nhờn thì không cần dưỡng ẩm, các tình tiết sinh ra dầu nhờn của da có thể là do da thiếu ẩm nên cơ chế của da phải tiết dầu nhờn để cấp nước cho da.

Mong rằng qua bài viết sau các bạn sẽ hiểu rõ hơn về thành phần Emollient hay có mặt trong mỹ phẩm cũng như có một chu trình dưỡng ẩm phù hợp.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una

Thông báo