Vay thế chấp sổ đỏ là gì? Điều kiện, lãi suất, thủ tục vay như nào?

11.10.2022 - 20:45

Vay thế chấp sổ đỏ là một trong những cách vay vốn kinh doanh được nhiều người lựa chọn nhất .Thế nhưng liệu rằng dịch vụ cho vay tiền này có thực sự màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ? Vay tiền bằng sổ đỏ có dễ vay không? Điều kiện, thủ tục, hạn mức và lãi suất vay như nào? và còn những điều gì cần biết trước khi quyết định lựa chọn dịch vụ vay thế chấp này? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Vay thế chấp sổ đỏ là gì?

Vay tiền bằng hình thức thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng cho hình thức mà người vay sử dụng quyền sở hữu nhà ở, đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở (sổ đỏ) làm tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và không chuyển nhượng tài sản đó cho ngân hàng.

vay-the-chap-so-do-1660963913

Đặc điểm của thế chấp tài sản

Trước khi đi đến quyết định vay tiền nhanh bằng sổ đỏ thì bạn cần phải nắm rõ được những đặc điểm của thế chấp tài sản sau đây:

Hình thức của việc thế chấp tài sản:

Việc thế chấp tài sản phải được giao kết bằng văn bản, có thể được lập thành  hợp đồng riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Các bên có thể tự trao đổi về việc công chứng các giấy tờ thế chấp. Trong một số trường hợp, việc hợp pháp hóa và công chứng theo quy định của pháp luật là bắt buộc.

Tài sản thế chấp:

Nếu thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản và động sản đó cũng được coi là tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.

Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc về bên cho vay thế chấp thì tài sản này cũng thuộc về tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về vấn đề này.

Hiệu lực của việc thế chấp tài sản:

Hợp đồng thế chấp tài sản sản có hiệu lực khi được ký, trừ khi các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về vấn đề này. Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm nó được đăng ký.

Quyền thế chấp:

Bên thế chấp có quyền khai thác lợi ích và hưởng lợi từ tài sản thế chấp; nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng vật cầm cố đã hết hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.

Quyền của bên nhận thế chấp tài sản:

Kiểm tra, giám định tài sản thế chấp;  đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật; xử lý vật cầm cố nếu đến hạn mà người nợ không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thoả thuận.

Mượn sổ đỏ thế chấp có được không?

Có lẽ đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều khi có ý định lựa chọn hình thức vay này và câu trả lời là có nhé. 

Theo điểm a khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện của bên thế chấp phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.

Căn cứ vào quy định trên sẽ có 2 trường hợp có thể mượn sổ đỏ của người khác để vay thế chấp đó là:

  • Trước hết, hợp đồng thế chấp nhà, đất do người đứng tên giấy chứng nhận ký trực tiếp với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác (thực chất là việc chính chủ nhà, đất thế chấp nhà của mình sau đó khi đã lấy được tiền thì đưa tiền cho người đi thế vay thế chấp).
  • Thứ hai, hợp đồng thế chấp do người mượn sổ đỏ ký, nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu nhà ở (về cơ bản, nó đang thực hiện một công việc được ủy quyền, tức là thực hiện thay người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà).
vay-the-chap-so-do-1-1660963949

Hiệu lực và thời điểm chấm dứt của giao dịch thế chấp tài sản

Theo điều 319 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Hiệu lực của thế chấp tài sản thì:

  • Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm được ký kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng đối với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thời điểm mà hợp đồng thế chấp vay thế chấp sổ đỏ phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba là thời điểm mà hợp đồng thế chấp được đăng ký với cơ quan chính phủ có thẩm quyền như đăng ký giao dịch đảm bảo. 

Bên nhận thế chấp cần lưu ý rằng sau khi các bên ký kết hợp đồng thế chấp có hiệu lực với bên thứ ba, các bên phải  đăng ký thế chấp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, mặc dù luật có thể không yêu cầu giao dịch này phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với thời điểm chấm dứt của giao dịch thế chấp xảy ra khi rơi vào một số trường hợp sau:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt: Việc cầm cố tài sản dùng để bảo đảm người vay sẽ thanh toán khoản nợ chính, tức là nếu khoản nợ đã được trả và bên thế chấp đã thực hiện xong nghĩa vụ nên việc thế chấp cũng chấm dứt.
  • Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ: Trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp. Nếu các bên chấm dứt hợp đồng thế chấp thì biện pháp này hết hiệu lực.
  • Việc thế chấp tài sản được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
  • Tài sản thế chấp đã được xử lý: Xử lý tài sản là một hoạt động cụ thể của các bên có nghĩa vụ hoặc cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện việc hạch toán và thanh toán tài sản để có được lợi ích vật chất để khấu trừ được nghĩa vụ với bên có quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên
vay-the-chap-so-do-4-1660963980

Điều kiện khi vay thế chấp bằng sổ đỏ

Để được ngân hàng chấp thuận cho vay sau khi người vay đăng ký thế chấp, ngoài điều kiện về quyền sử dụng đất, người vay còn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư 39 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước như sau:

Để vay với hình thức thế chấp sổ đỏ nếu là cá nhân thì phải đủ hoặc trên 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có những điều kiện riêng khi khách hàng vay tiền, cụ thể:

  • Vay có mục đích hợp pháp.
  • Phương án sử dụng vốn phải khả thi.
  • Khách hàng phải có đủ năng lực tài chính để trả các khoản nợ mà ngân hàng đã cho vay.

Như vậy, khi vay vốn bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất, cả điều kiện về tài sản và điều kiện của bên vay phải phù hợp với điều kiện của ngân hàng.

vay-the-chap-so-do-2-1660964017

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Quy trình vay tiền thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng thông thường sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng mà mình lựa chọn. Nhân viên của ngân hàng tư vấn cho khách hàng thông tin sản phẩm về điều kiện, thủ tục, lãi suất… và hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ vay  đầy đủ nhất.
  • Bước 2: Ngân hàng xét duyệt hồ sơ. Mỗi ngân hàng có những điều kiện thẩm định và phê duyệt hồ sơ khác nhau.
  • Bước 3: Thực hiện định giá tài sản (sổ đỏ) dùng để thế chấp vay vốn. Việc định giá có thể được thực hiện bởi chính ngân hàng bạn chọn vay hoặc một thẩm định viên bên ngoài, thường là một công ty thẩm định giá do ngân hàng ủy nhiệm. 
  • Bước 4: Sau khi xác định giá trị của tài sản bảo đảm, ngân hàng sẽ quyết định khách hàng có thể vay bao nhiêu dựa trên giá trị của tài sản đó.
  • Bước 5: Khi nhận được kết quả xét duyệt hồ sơ từ ngân hàng thì khách hàng quay lại ngân hàng để ký hợp đồng vay và thực hiện các giao dịch khác như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm,…
  • Bước 6: Ngân hàng bắt đầu giải ngân khoản vay. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
vay-the-chap-so-do-3-1660964031

Ưu điểm của hình thức vay thế chấp ngân hàng bằng sổ đỏ

Tuy hiện nay, nhiều ngân hàng đã tổ chức ra thêm nhiều dịch vụ cho vay tiền online khác nhau nhưng dịch vụ cho vay tiền bằng thế chấp sổ đỏ vẫn được nhiều người lựa chọn bởi một số ưu điểm sau đây:

1. Hạn mức vay thế chấp sổ đỏ cao

Hiện nay, các ngân hàng tạo nhiều điều kiện thuận lợi bằng cách giúp người dùng có thể vay vốn với hạn mức cao. Khách hàng được vay tối đa 80% giá trị tài sản trong thời gian dài, tối đa 25 năm. Trong quá trình thanh toán, khách hàng có thể giải quyết hồ sơ  bất cứ lúc nào với phí giải quyết thấp. 

2. Hồ sơ và quy trình thanh toán nhanh chóng

Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần thiết theo quy định là  có thể được giải ngân ngay trong vòng 2-3 ngày làm việc. Mọi thắc mắc bạn có thể nhanh chóng nhận được sự trợ giúp từ bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng.

3. Lãi suất cực kỳ tương đối tốt

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có vay vốn hay không, cùng với đó là uy tín của ngân hàng. Và sự thật là hầu hết các ngân hàng đều tính lãi suất với hình thức cho vay vốn bằng sổ đỏ là khá thấp so với các hình thức cho vay khác. 
Đây là một trong những lý do chính tại sao hình thức vay này lại rất phổ biến. Đồng thời ngân hàng đa dạng hóa với 3 loại lãi suất khác nhau: 
 
  • Lãi suất cố định: Đây là loại lãi suất không thay đổi trong thời gian vay, nó cố định và không bị biến động. 
  • Lãi suất thả nổi (hay lãi suất thay đổi, lãi suất biến động): Đây là loại bao gồm chi phí vốn và biên độ lãi suất cố định / thay đổi. 
  • Lãi suất hỗn hợp bao gồm một lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian xác định trước, sau đó lãi suất thả nổi được áp dụng. 

4. Đa dạng phương thức trả nợ

Khách hàng có thể lựa chọn giữa thanh toán hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Sẽ có nhiều gói vay khác nhau, tương ứng với các mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau, phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau (tùy theo điều kiện kinh doanh và khả năng tài chính).

5. Thẩm định linh hoạt

Trong trường hợp khách hàng đang có dư nợ tại các công ty tài chính, ngân hàng, hoặc đang kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm thì vẫn được xem xét hỗ trợ vay thế chấp..

Lãi suất cho vay thế chấp sổ đỏ tại 1 số ngân hàng

Vì là hình thức vay thế chấp nên vay vốn bằng sổ đỏ cũng có tính lãi suất. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cho người dân vay theo hình thức này cụ thể như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank,… mỗi ngân hàng đều có chính sách cũng như mức lãi suất khác nhau khó có thể nói một con số cụ thể được.

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua lãi suất của một vài ngân hàng:

Ngân hàngLãi suất  
(%/năm)
Hạn mứcThời gian
Agribank8,5%70% TSĐB15 năm
BIDV7,7%85% TSĐB20 năm
Vietcombank7,6%70% TSĐB20 năm
Vietinbank8,5%70% TSĐB20 năm
Techcombank9%70% TSĐB25 năm
MBBank7,7%80% TSĐB20 năm
VIB8.3%75% TSĐB30 năm
ACB9,5%90% TSĐB15 năm
VPBank9,5%75% TSĐB25 năm
MSB6,99%80% TSĐB25 năm

Lãi suất vay tiền thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng nào cao nhất?

Để biết được lãi suất vay thế chấp bằng sổ đỏ tại ngân hàng nào cao nhất thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu lãi suất của một số ngân hàng lớn và uy tín tại nước ta hiện nay để có câu trả lời nhé.

Hiện tại với Agribank, lãi suất vay thế chấp tài sản đảm bảo, vay tiêu dùng tín chấp, lãi suất là 7,5%/ năm Cùng lãi suất với Agribank là ngân hàng BIDV mức lãi suất cũng là 7,5%/năm. Tại Techcombank, lãi suất cho vay thế chấp bằng sổ đỏ là 6,7%/ năm.

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ tại TPbank tháng 8/2022 là 6,9%. Ngoài ra, còn có một số ngân hàng khác như Vietinbank với 7,7%/ năm, VIB là 8,2% / năm hay AB Bank cũng chỉ từ 7%/ năm.

Như vậy nhìn vào số liệu lãi suất của hình thức vay thế chấp bằng sổ đỏ tại các ngân hàng trong tháng 8/2022 có thể thấy VIB có mức lãi suất cao nhất với 8,2%/ năm. Nhưng đây vẫn được xem là một mức lãi suất thấp so với nhiều hình thức vay khác.

vay-the-chap-so-do-5-1660964048

Một số câu hỏi về vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ

1. Trong thời gian bao lâu thì người vay có thể nhận được số tiền vay?  

Khó mà có thể nói ra số ngày cụ thể vì vấn đề này còn tùy thuộc vào từng ngân hàng, thông thường nếu người vay cung cấp đầy đủ hồ sơ cho nhân viên ngân hàng thì  người vay sẽ được giải ngân chậm nhất trong vòng 3 ngày làm việc.

2. Người vay thế chấp sổ đỏ, được vay bao nhiêu năm?  

Tùy theo mục đích vay vốn của khách hàng, ví dụ khách hàng có nhu cầu vay mua đất thì thời hạn vay từ 5 đến 20 năm, thậm chí 30 năm; và khách hàng có nhu cầu vay vốn xây nhà thì thời hạn vay là 15 năm, cuối cùng khách hàng vay tiền để sửa chữa, mua sắm vật dụng, mua xe thì thời hạn vay tối đa là 5 năm.

3. Nhà chưa có sổ đỏ, có được vay thế chấp không?  

Nếu căn nhà của bạn không có hoặc chưa có sổ đỏ thì không thể thế chấp sổ đỏ được, việc thế chấp mà đặc biệt là thế chấp nhà bắt buộc phải có sổ đỏ và nếu thế chấp thì ngân hàng sẽ giữ bản chính sổ đỏ của bạn trong suốt thời gian bạn vay vốn đến lúc trả hết nợ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dịch vụ vay thế chấp tài sản nói chung và bằng sổ đỏ nói riêng. Hy vọng rằng qua bài viết này đã có thể giúp bạn hiểu được vay thế chấp sổ đỏ là gì rồi cũng như đã biết quy trình và lãi suất khi vay bằng hình thức này rồi nhé! 

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!