Nợ nhóm 1 là gì? Khi nào được xóa? Có vay ngân hàng được nữa không?

11.08.2022 - 09:49

Nợ nhóm 1 là khoản nợ mà khách hàng đã quá kỳ hạn trong hợp đồng và thường bị ngân hàng xếp vào danh sách nghi ngờ về khả năng thanh toán lãi và tiền gốc của người vay. Bài viết này sẽ là "chìa khóa" giải mã "tường tận" những thông tin liên quan đến nợ nhóm xấu 1 mà mọi người cần phải biết, đặc biệt là những người có nhu cầu vay. Cùng theo dõi nhé!

Nợ nhóm 1 là gì?

Nợ xấu nhóm 1 còn được gọi là dư nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ này có khả năng thu hồi tất cả vốn và lãi và được phân ra thành hai trường hợp:

  • Nợ thu trong hạn: Là nợ thu được đúng với thời gian quy định, không trễ hẹn và thu đầy đủ cả gốc và lãi.
  • Nợ quá hạn quy định: Được xem là nợ có thể thu hồi cả gốc và lãi trễ hạn quy định. Nếu không nộp được tiền đúng với hạn quy định thì phải nộp trong khoảng thời gian cho phép trễ là 10 ngày trở lại. Tuy nhiên trường hợp này vẫn phải nộp tiền phạt theo mức quy định.

Nhóm nợ này được phép trả chậm từ 1 đến 9 ngày vẫn sẽ được nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn. Tuy vậy, người vay cần phải chịu phạt đóng lãi suất cho việc trả chậm là 150%.

no-nhom-1-1659537371

Nợ nhóm xấu 1 là gì?

Nguyên nhân xuất hiện nợ xấu nhóm 1

Nguyên nhân hình thành nợ xấu xuất phát từ các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan từ khách hàng, dưới đây là một số nguyên nhân mà khách hàng thường gặp phải, bao gồm:

  • Không đề ra kế hoạch trả nợ phù hợp, sử dụng tiền vay một cách “vô tội vạ” dẫn đến mất hoàn toàn khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn tất toán khoản vay.
  • Không chú ý, theo dõi thời gian thanh toán khoản vay, dẫn đến tình trạng không chuẩn bị tiền kịp thời, quên mất thời gian phải trả, kéo dài và kết quả là rơi vào nợ xấu
  • Bạn bè, người thân sử dụng danh nghĩa của bạn để vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay khi đến hạn dẫn đến nợ xấu. Trong tình huống này đương nhiên người chịu trách nhiệm về khoản vay là bạn
  • Gặp phải các rủi ro khi đến kỳ hạn thanh toán như tai nạn, bệnh tật,…
  • Đi công tác xa hoặc thực hiện các công việc đột xuất, tại thời điểm đó không có bất kỳ phương tiện nào để thanh toán khoản vay đúng hạn
  • Khách hàng sử dụng hình thức thấu chi lương của ngân hàng, tuy nhiên, do sử dụng khoản vay một cách không kiểm soát, không có kế hoạch cụ thể do đó không đủ khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn.
  • Đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán không thể rút tiền ra để trả nợ theo dự kiến ban đầu, khoản nợ kéo dài và dẫn đến nợ xấu
  • Một nguyên nhân cũng xảy ra không ít lần làm khách hàng rơi vào nợ xấu là do lỗi kỹ thuật của hệ thống trong lúc thanh toán khoản nợ, khách hàng mặc định đã hoàn tất thanh toán, trên thực tế do lỗi phát sinh nên khoản nợ vẫn chưa được thanh toán. Sau vài ngày đơn vị cho vay thông báo khách hàng đã thanh toán trễ hạn và rơi vào nợ xấu.

Nợ nhóm 1 có phải là nợ xấu hay không?

Tên gọi theo quy định của ngân hàng nhà nước được gọi là “Dư nợ tiêu chuẩn” thay vì mọi người thường hay gọi là “Nợ xấu nhóm 1”. Nợ nhóm 1 là nhóm nợ có số ngày quá hạn dưới 10 ngày, kể từ thời điểm xác nhận là chuyển nợ quá hạn.

Nhìn chung nợ xấu nhóm 1 là mức thấp nhất trong quy định của Trung tâm tín dụng cấp Quốc Gia. Nợ nhóm 1 không thể xem là nợ xấu được vì chỉ nằm ở mức cảnh báo tín dụng có thể xấu đi nếu khách hàng chưa thanh toán kỳ trả góp phát sinh gần nhất.

no-xau-la-gi-1024x683-1-1659574210

Nợ nhóm 1 có phải là nợ xấu hay không?

Nợ xấu nhóm 1 có vay được ngân hàng không?

Đây là nhóm nợ lý tưởng nhất và an toàn nhất. Bạn có thể vay bất cứ ngân hàng nào. Tuy vậy, khi ngân hàng yêu cầu bản sao kê tài khoản đóng tiền lãi hàng tháng mà bạn đều đóng trễ hạn vào hàng tháng từ 5 - 10 ngày sẽ gây bất tiện cho bạn đấy!

Nợ xấu nhóm 1 vay được ngân hàng nào?

Đối với nợ nhóm 1, ngân hàng sẽ xem xét khoản vay của bạn ngay sau đó. Bởi, nợ xấu nhóm 1 vẫn nằm trong nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, khách hàng được phép trả trễ cả gốc và lãi không quá 10 ngày. 

Tuy nhiên, để khoản vay được xét duyệt tại nhiều ngân hàng, khách hàng cần nhanh chóng thanh toán khoản nợ của mình. Bởi, khách hàng phải đưa ra được lý do vì sao trả chậm thì ngân hàng mới hỗ trợ cho bạn vay vốn được. Ngoài ra, khách hàng cần chứng minh thu nhập tốt, khả năng trả nợ cũng như không trả trễ hạn lặp lại nhiều lần.

Hiện tại, khách hàng có nợ xấu nhóm 1 có thể tham khảo vay vốn tại một số ngân hàng, công ty tài chính như sau đây: 

  • Ngân hàng MSB

Ngân hàng MSB hiện có hỗ trợ cho khách hàng có nợ xấu nhóm 1, 2, 3, 4 vay vốn với những điều kiện vô cùng nhẹ nhàng. Ngân hàng chấp nhận làm hồ sơ nợ xấu với điều kiện người vay phải trình bày chi tiết thời điểm chậm thanh toán do yếu tố bên ngoài tác động,..

Nếu bạn có thể đáp ứng một số vấn đề về tuổi, thu nhập hàng tháng và giải trình được lý do vướng nợ xấu thì hồ sơ sẽ được hỗ trợ và thông qua ngay.

Đối với ngân hàng VPBank, việc cho các đối tượng mắc nợ xấu vay vốn là chưa xác định.

Nếu bạn đang là nợ xấu nhóm 1 thì hồ sơ sẽ được xem xét và dựa vào việc xác định thu nhập và giải trình lý do mắc nợ xấu hoặc sẽ phải đưa ra vật thế chấp có giá trị tương đương hoặc cao hơn khoản vay.

Nếu bạn thuộc nợ xấu nhóm 1 thì vay tại VPBank là một phương án tốt bởi lãi suất khá thấp và thời hạn vay cao.

  • Ngân hàng TPBank

Đây là ngân hàng cho vay với nhiều chương trình đa dạng và phong phú giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình một gói vay phù hợp. Bên cạnh đó ngân hàng còn hỗ trợ cho khách hàng nợ xấu nhóm 1 vay nhanh chóng và gọn gàng.

  • Ngân hàng MB

Đây là sự lựa chọn hoàn hảo trong những ngân hàng hỗ trợ vay vốn cho nhóm nợ xấu. Ngân hàng có nguồn vốn lớn và quá trình hồ sơ nhanh gọn với tỉ lệ đạt cao.

Đặc biệt với những đối tượng thuộc nợ xấu nhóm 1 thì vẫn có thể nộp hồ sơ tại đây và có khả năng được xét duyệt cao.

  • Ngân hàng Seabank

Đối với các nhóm nợ xấu thì tất cả các ngân hàng đều có những hạn chế nhất định và thường khắt khe trong vấn đề vay vốn.

Nhưng ở Seabank vẫn hỗ trợ vay vốn cho nợ xấu từ nhóm 1 đến nhóm 5 bằng hình thức online. Riêng với nợ xấu nhóm 1 thì vẫn có thể đăng ký vay vốn trực tiếp được ở ngân hàng.

Nợ xấu nhóm 1 bao lâu được xóa?

Thời gian nợ xấu được xóa sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và nhóm nợ xấu khác nhau. Bao gồm 5 nhóm cấp độ từ nhẹ tới nặng được phân loại bởi Trung tâm tín dụng CIC (Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Nợ xấu nhóm 1 là nhóm nợ được đánh giá rủi ro thu hồi vốn nhẹ nhất trên hệ thống của CIC cho nên nợ xấu nhóm 1 sẽ được cấp vốn ngay. Khách hàng thuộc nhóm nợ này chỉ cần trả lãi theo quy định của từng ngân hàng khi quá hạn. Như vậy nợ xấu nhóm 1 bao nhiêu ngày được xóa sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào thời gian trả lãi của bạn.

Làm gì để xóa nợ nhóm 1?

Mặc dù được đánh giá là nhẹ nhất nhưng các chuyên gia tài chính vẫn khuyên khách hàng không nên để tình trạng nợ xấu kéo dài sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như làm xấu đi lịch sử tín dụng của bản thân. 

Trực tiếp tới ngân hàng để thanh toán toàn bộ gốc và lãi chính là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để xóa nợ xấu nhóm 1 trên hệ thống CIC. Bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để xóa nợ xấu 

  • Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu đồng: Các khoản vay dưới 10 triệu đồng sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Vì thế với những khoản nợ nhỏ, hãy cố gắng thanh toán đúng hạn sẽ lịch sử tín dụng của bạn uy tín hơn.
  • Có kế hoạch thanh toán những khoản vay lớn trên 10 triệu ngay khi có thể.
  • Thường xuyên cập nhật báo cáo tín dụng, nhận được thông báo kịp thời sẽ có thể giải quyết nợ xấu nhanh chóng, tránh tình trạng nợ xấu rơi vào nhóm 3, 4, 5. Khi đó thời gian xóa nợ xấu phải mất tới 5 năm.

no-xau-nhom-1-la-gi-1-1659574936

Làm gì để xóa nợ xấu nhóm 1?

Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhóm 1 chi tiết nhất

Ước tính tổng số ngày chậm trả

Cách CIC ghi nhận nợ xấu rất đơn giản, họ sẽ cập nhất kỳ thanh toán nào có tổng số ngày chậm trả ở kỳ đó nhiều nhất chứ không phải cộng gộp tất cả ngày chậm trả ở các kỳ góp trễ nhé.

Chẳng hạn lịch thanh toán là ngày 10 hàng tháng nhưng đến ngày 19 mới trả, không sao cả, bạn đang có nợ nhóm 1, hãy nhanh chóng đóng khoản góp đó ngay vì chậm từ 10 ngày trở lên sẽ sang nợ cần chú ý.

Đăng ký “thử” vay online ở ngân hàng

Hiện nay đã có ngân hàng Quân Đội (MBBank) và ngân hàng Phương Đông (OCB) đã tích hợp thêm sản phẩm vay tiền trực tuyến.

Chỉ cần tải ứng dụng của ngân hàng về điện thoại di động, tạo tài khoản và tiến hành đăng ký vay online. Vì ngay khi hoàn tất hồ sơ, thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra CIC 5 - 10 gần nhất và phản hồi lại khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Tóm lại, nợ xấu nhóm 1 đủ tiêu chuẩn để vay bất cứ ngân hàng nào, tuy nhiên còn tuỳ vào từng hồ sơ của khách hàng mà ngân hàng bên cho vay sẽ phê duyệt hồ sơ nhanh hoặc chậm.

Điều kiện thủ tục vay vốn ngân hàng khi bị nợ nhóm 1

Điều kiện vay vốn

Ở một số ngân hàng lớn đều hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 1 đồng thời khách hàng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn như sau:

  • Nam không quá 60 tuổi, Nữ không quá 55 tuổi
  • Chứng minh thu nhập ổn định và có đủ khả năng trả nợ
  • Chứng minh lý do nợ xấu nhóm 1 không phải do cố ý
  • Tài sản thế chấp cần có giá trị cao hơn tiền vay, có khả năng thanh khoản cao
  • Có kế hoạch trả nợ rõ ràng, chi tiết
  • Các thủ tục khác tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng hoặc tổ chức cho vay

Lưu ý: Các trường hợp vay vốn tại những ngân hàng lớn và ngân hàng nước ngoài, trong vòng 1 năm gần nhất nợ xấu nhóm 1 quá 3 lần sẽ không được vay nữa.

Thủ tục vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • CMND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu của người vay.
  • Sổ hộ khẩu thường trú/ KT3/ Giấy tạm trú của người vay và bảo lãnh bên thứ 3 (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh nguồn tài chính: Hợp đồng lao động, Bảng lương/ Giấy xác nhận lương/ Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất.
  • Hợp đồng bảo hiểm và các hợp đồng cho thuê tài chính (nếu có)
  • Sổ đỏ/sổ hồng/hợp đồng mua bán nhà đất…nếu khách hàng vay thế chấp

no-xau-nhom-1-1-1659575317

Điều kiện thủ tục vay vốn ngân hàng khi bị nợ xấu nhóm 1

Kinh nghiệm trả góp không bị nợ xấu nhóm 1

Hiểu rõ phương thức thanh toán

Đa số khách hàng cần tiền chỉ quan tâm đến lãi suất và số tiền vay mình có thể huy động được từ phía ngân hàng hay các công ty tài chính mà không quan đến phương thức thanh toán nhanh, linh động.

Với công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và tầm quan trọng của các ứng dụng Fintech (viết tắt của từ Financial Technology - Công nghệ tài chính) thay thế cho cách thanh toán truyền thống.

Bạn có thể tải ứng dụng: Momo, Viettel pay, Zalo Pay, vào mục thanh toán và làm theo hướng dẫn, tiền thanh toán được chuyển đến bên vay ngay lập tức

Ngoài ra, sử dụng internet banking (chuyển khoản ngân hàng) và các điểm liên kết như Viettel Post, FamilyMart, VinMart cũng là cách đóng tiền vay linh hoạt.

Hạn chế đứng tên vay dùm người khác

Rất nhiều khách hàng vay trả góp dùm người thân và họ chính là người thanh toán tiền góp hàng tháng. Theo thống kê mới nhất, ước tính 75% khách hàng nợ xấu nhóm 1 đến nợ xấu nhóm 2 trở lên đều bắt nguồn người thân thanh toán chậm trả tiền cho bên vay. 

Vì vậy, để không bị nợ xấu nhóm 1, bạn không nên để người thân đứng tên vay cho mình

Nghiêm túc về khoản vay, trả đúng hạn

Để hạn chế thấp nhất tình huống rơi vào nợ xấu bạn cần nghiêm túc khi tiến hành vay vốn. Chi tiêu hợp lý, lên kế hoạch hợp lý để thanh toán nợ đúng hạn. Tránh trường hợp chi tiêu, mua sắm quá đà dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi đến hạn thanh toán.

Không cố gắng vay thêm khi hết khả năng trả nợ

Xem xét, cân nhắc khả năng thanh toán trước khi tiến hành vay vốn hoặc chi tiêu tín dụng tại đơn vị cho vay bất kỳ. Nhiều khách hàng nhận thức được khả năng tài chính của bản thân “không khả quan” nhưng vẫn cố gắng mở khoản vay. 

Về lâu về dài, áp lực tài chính ngày càng đè nặng rất dễ dẫn đến nợ xấu và ảnh hưởng tiêu cực đến những lần vay vốn tiếp theo.

Mục đích vay phải rõ ràng

Xác định cụ thể mục đích vay tiền để làm gì? Sử dụng khoản vay vào vấn đề gì? Phân bổ khoản vay vào các hạng mục hợp lý. Tránh tình trạng vay theo “phong trào”, vay để sử dụng tùy thích,… Việc không xác định rõ mục đích vay vốn dễ dẫn đến tình trạng chi tiêu không kiểm soát, chi tiêu tùy hứng, hậu quả cuối cùng là rơi vào nợ xấu.

kinh-nghiem-khong-bi-no-nhom-1-khi-tra-gop-1-1659575925

Kinh nghiệm trả góp không bị nợ xấu nhóm 1

Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh nợ xấu nhóm 1. Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch kỹ càng và cân nhắc khả năng tài chính của mình trước khi vay để tránh trường hợp bị rơi vào nợ nhóm 1 nhé! 

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!