Nợ chú ý là nhóm mấy? Khi nào được xóa? Những thông tin cần biết

29.03.2023 - 15:03

Nợ chú ý - Những thông tin cần biết. Vay nợ là một điều chưa bao giờ đơn giản đối với những người đang có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó. Bởi, để được xét duyệt hồ sơ vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đáp ứng được các điều kiện, thủ tục mà họ đưa ra. Việc siết chặt thủ tục nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu có thể xảy ra trong quá trình vay vốn.

Vậy, bạn đã biết được những thông tin liên quan đến nợ chú ý chưa? Nếu vẫn còn băn khoăn về loại nợ này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Nợ chú ý là nhóm mấy?

Nợ xấu thường là cách gọi chung cho những người có khoản vay tín dụng trả chậm hoặc không trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi đúng theo thời hạn hợp đồng quy định. Những khoản vay cách đây rất lâu hay khoản vay mới đây mà bạn vay ở ngân hàng, công ty tài chính mà không trả đúng hạn sẽ được lưu giữ tại hệ thống thông tin tín dụng quốc gia CIC.

Thường các nhóm nợ xấu sẽ được chia thành nhiều nhóm khác nhau như:

  • Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (có thể quá hạn từ 1 đến 9 ngày).
  • Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 đến 90 ngày).
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 90 đến 180 ngày).
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn (quá hạn từ 181 đến 360 ngày).
  • Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày).

Như vậy, nợ cần chú ý thuộc nhóm nợ xấu thứ 2, nhóm nợ này không quá ảnh hưởng đến người vay. Để biết mình có dính nợ xấu nhóm 2 hay không mọi người căn cứ theo:

  • Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 – dưới 30 ngày
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu

Việc phân biệt được nợ cần chú ý sẽ giúp bạn tránh rơi vào các trường hợp bị ngân hàng từ chối vay vốn những lần sau do trả nợ không đúng thời hạn quy định. Thực chất nếu như bị mắc vào khoản nợ cần chú ý thì sẽ khá khó lòng vay vốn được tại các ngân hàng, tuy nhiên một số công ty tài chính vẫn tạo điều kiện cho khách hàng đang bị nợ cần chú ý.

no-chu-y-1659578393

Nợ cần chú ý thuộc nhóm nợ xấu nào?

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ cần chú ý

Nguyên nhân hình thành nợ xấu, nợ cần chú ý xuất phát từ các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan từ khách hàng, dưới đây là một số nguyên nhân mà khách hàng thường gặp phải, bao gồm:

  • Khách hàng vay tiền một cách thiếu trách nhiệm, không có kế hoạch chi tiêu hợp lý và không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính khi đến hạn thanh toán.
  • Khách hàng bỏ quên hoặc không để ý đến thời hạn trả nợ, không chuẩn bị đủ tiền để trả nợ kịp thời, gây ra tình trạng nợ kéo dài và trở thành nợ xấu.
  • Người thân, bạn bè lợi dụng danh tính của khách hàng để vay tiền nhưng lại không trả nợ đúng hạn, khiến khách hàng phải chịu trách nhiệm về khoản nợ đó.
  • Khách hàng gặp phải các sự cố bất ngờ như tai nạn, ốm đau,… ảnh hưởng đến khả năng tài chính và khó khăn trong việc trả nợ.
  • Khách hàng đi công tác xa hoặc có việc gấp, không có cách nào để thanh toán nợ đúng hạn.
  • Khách hàng sử dụng dịch vụ thấu chi lương của ngân hàng nhưng lại chi tiêu quá mức, không kiểm soát được khoản vay và không có đủ tiền để trả nợ khi đến hạn.
  • Khách hàng đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh nhưng không thu được lợi nhuận như mong đợi, không thể rút tiền ra để thanh toán nợ theo kế hoạch ban đầu, gây ra tình trạng nợ kéo dài và trở thành nợ xấu.
  • Một số trường hợp khách hàng bị ảnh hưởng bởi lỗi kỹ thuật của hệ thống khi thanh toán nợ, khách hàng tưởng rằng đã thanh toán xong nhưng thực tế là chưa, sau đó bị thông báo là đã trễ hạn và rơi vào nợ xấu.

Nợ chú ý có vay ngân hàng được không?

Hầu hết các khách hàng đều có chung thắc mắc khách hàng bị vào nợ xấu nhóm 2 (nợ cần chú ý) có vay được không? Bởi, khi vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, khoản vay của khách hàng đều được lưu trữ tại CIC. Các đơn vị cho vay sẽ dựa vào lịch sử tín dụng, uy tín cá nhân của khách hàng để phê duyệt khoản vay. 

Vì thế, nếu khách hàng đang có nợ cần chú ý nhóm 2 thì mọi thông tin đều được ngân hàng nắm rõ.

Do đó, việc nợ xấu nhóm 2 có được vay ngân hàng không còn tùy thuộc vào mức độ nợ xấu của từng khách hàng. Bởi, trên thực tế nợ xấu nhóm 2 (nợ cần chú ý) vẫn có thể được xem xét vay vốn tại một số tổ chức tín dụng, ngân hàng tài chính. 

Tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu vay vốn khi đang nợ xấu nhóm 2 tại bất cứ ngân hàng nào thì đều phải chứng minh được thu nhập hàng tháng, lý do nợ xấu ngân hàng, khả năng hoàn trả vay cũng như tài sản đảm bảo phải hợp lệ.

Nợ chú ý có vay tín chấp được không?

Nợ cần chú ý vẫn có thể vay tín chấp được, bạn có thể tham khảo một số tổ chức tài chính cho vay sau:

Vay tín chấp Prudential Finance

Khách hàng nợ nhóm 2 có thể tham gia vay tín chấp tại tổ chức Prudential Finance. Hạn mức vay lên đến 12 lần thu nhập hàng tháng, tối đa 100 triệu đồng, thời gian giải ngân chỉ sau 24h làm việc. Tuy nhiên, quá trình xét duyệt hồ sơ và đánh giá uy tín cá nhân tại đơn vị này cũng khá khắt khe.

Prudential Finance sẽ yêu cầu khách hàng phải chứng minh được lý do vì sao vướng phải nợ chú ý nhóm 2. Nếu là nợ xấu khi vay thế chấp, tín chấp thì phải chứng minh quá trình trả nợ trễ hạn không được lặp lại. 

Còn nếu là khoản vay từ thẻ tín dụng thì phải đưa ra được các lý do khách quan trả chậm. Chỉ cần khách hàng chứng minh được những yêu cầu của Prudential Finance thì khả năng khoản vay được phê duyệt rất cao.

Vay tín chấp FE Credit

FE Credit cũng là một trong số ít các tổ chức tài chính đang có chính sách vay vốn dành cho những khách hàng đang có nợ nhóm 2. Đương nhiên, để được xét duyệt khoản vay, khách hàng cần đưa ra được lý do trả chậm lần trước cũng như thu nhập hàng tháng của mình. 

Tuy nhiên, điều kiện vay tại FE Credit khá nghiêm ngặt, khoản vay không nhiều, lãi suất vay cao. Chính vì thế, khách hàng cũng nên cân nhắc trước khi quyết định vay lần tiếp theo.

2021127-no-chu-y-co-vay-tin-chap-duoc-khong-1-1659579241

Nợ cần chú ý có vay tín chấp được không?

Có vay thế chấp sổ đỏ được không?

Nhiều người tự đặt ra câu hỏi, nợ nhóm 2 có vay thế chấp được không? Hầu hết các ngân hàng hiện nay trên thị trường đều không sẵn sàng cho vay nợ nhóm 2. 

Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được thu nhập tốt, tài sản thế chấp có giá trị như sổ đỏ thì vẫn có thể vay thế chấp khi đang nợ xấu ngân hàng nhóm 2 như: Ngân hàng quốc tế VIB, ngân hàng Agribank, ngân hàng Bảo Việt, ngân hàng BIDV, ngân hàng Sacombank…

Nợ chú ý có mở thẻ tín dụng được không?

Như đã nói ở trên, nợ nhóm 2 là chú ý do thanh toán chậm từ 10 đến 90 ngày. Trong khi đó, điều kiện để làm thẻ tín dụng là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu ở bất cứ tổ chức tín dụng nào. Do đó, nợ xấu nhóm 2 làm thẻ tín dụng được không câu trả lời là KHÔNG.

Làm cách nào để vay tiền ngân hàng khi có nợ cần chú ý?

Khi bạn đang có nợ chú ý (hay nợ nhóm 2) mà bạn vẫn muốn vay tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng theo hình thức tín chấp hoặc thế chấp thì bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân như: CMND, sổ hộ khẩu thường trú/ KT3/ Xác nhận tạm trú.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê lương 3 tháng gần nhất.
  • Sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ, hoặc thư xác nhận tình trạng dư nợ hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
  • Thư xác nhận có thể theo mẫu của ngân hàng có dấu, chữ ký người có thẩm quyền.
  • Thể hiện dư nợ số lần trả trễ, số ngày cụ thể.
  • Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không đối với khoản vay
  • Giấy xác minh thời điểm hiện tại, khách hàng không có nợ quá hạn.
  • Tài sản thế chấp có giá trị của người vay nếu khách hàng vay thế chấp.
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng, tổ chức tài chính.

vay-tien-no-xau-768x512-1-1-1659579936

Làm cách nào để vay tiền ngân hàng khi có nợ cần chú ý?

Nợ chú ý bao giờ được xóa?

Nếu bạn muốn xóa nợ xấu nhóm 2 thì việc đầu tiên là bạn phải thanh toán hết khoản nợ. Vì theo như quy định thì kể từ lúc bạn thanh toán dư nợ gốc mà bạn đang nợ. Bạn sẽ phải chờ thêm 12 tháng để xóa nợ trên hệ thống CIC. Vì khi đi vay tiền ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng trên CIC.

Như vậy phải đến 12 tháng bạn mới được xóa nợ xấu nhóm 2 hoàn toàn. Lúc này bạn mới có thể vay được tiền bình thường. Chính vì thế hãy cẩn thận các khoản tiền trả góp tín dụng ngân hàng nhé. Rất nhiều người sử dụng thẻ tín dụng đều bị rơi vào nhóm nợ xấu 2. Nguyên nhân đa phần đều vì lý do chậm thanh toán và dẫn đến nợ xấu.

Nên làm gì để tránh vướng vào nợ xấu trong tương lai?

Như đã nói ở trên, nếu chẳng may bạn rơi vào các nhóm nợ cần chú ý, nợ quá hạn và nợ xấu thì hầu hết các ngân hàng sẽ quay lưng lại với bạn khi có nhu cầu cần nguồn vốn. Vì thế, để tránh rơi vào trường hợp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên để ý đến khoản nợ của mình để nhận biết liệu có phải là nợ xấu hay không. Bạn chỉ cần nhìn vào thời gian thanh toán nợ hoặc chính tổ chức vay sẽ liên hệ để cảnh báo về tình trạng trả nợ của bạn. Việc nhận thức sớm mức độ nợ có rơi vào nợ xấu hay không sẽ giúp bạn chủ động trong việc thanh toán nợ đúng hạn.
  • Luôn thanh toán khoản nợ đúng hạn là cách đầu tiên mà bạn cần lưu ý để tránh xa tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Ngân hàng, tổ chức cho vay sẽ thông báo trước về khoản nợ phải trả, việc bạn cần làm là sắp xếp tài chính để thanh toán kịp thời hạn theo quy định.
  • Chủ động tất toán nợ chính là việc thanh toán hết các khoản nợ trước kỳ đáo hạn. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh được việc liên tục phải trả lãi hàng tháng. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải trả lệ phí tất toán và kỳ hạn tất toán theo quy định của mỗi ngân hàng.

Bài viết đã khép lại, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được phần nào về nợ chú ý rồi đúng không nào? Qua đó, bạn cần cố gắng trả nợ đúng hạn, đừng để rơi vào tình trạng nợ chú ý, điều này sẽ không tốt cho bạn nếu có nhu cầu vay vốn lần tiếp theo.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!